Kiểm tra chất lượng sau thông quan là gì

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở người khai hải quan [bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa v.v.]. Thời gian kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là 5 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra sau thông quan taị trụ sở doanh nghiệp là 10 ngày làm việc tính từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

2. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan:

  • Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của Doanh nghiệp;
  • Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

3. Mục đích chính của Kiểm tra sau thông quan:

  • Đảm bảo cho Luật Hải quan và pháp luật có liên quan được thực hiện nghiêm minh, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp của Doanh nghiệp;
  • Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận thương mại Đảm bảo thực hiện thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước.

4. Các căn cứ pháp lý liên quan tới công tác Kiểm tra sau thông quan:

  • Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  • Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Luật quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật có liên quan đến phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa; xác định trị giá tính thuế của hàng hóa:

thường được nhân viên hải quan tiến hành khi đã thông quan hàng hóa. Hiện nay trong logictis đang được thúc đẩy mạnh và tối ưu mọi thủ tục hải quan. Các giấy tờ liên quan hàng hóa đều được làm trực tuyến. Cũng bởi vậy đôi khi không kiểm soát được hàng hóa chặt chẽ, dẫn đến chủ hàng trốn thuế hoặc có hàng cấm được nhập khẩu. Vì vậy, khi hàng hóa được thông quan, sẽ có các quy trình kiểm tra sau thông quan.

Contents

Kiểm tra sau thông quan hay thường được viết tắt KTSTQ. Đây là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng. Đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đã thông quan. Những chứng từ này do các chủ thể [cá nhân/công ty] có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc tế lưu giữ.

Tại sao hàng hóa bị kiểm tra sau thông quan?

Hiện nay về chủ trương, hải quan đang đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh giải phóng hàng sớm. Sau đó các doanh nghiệp/ cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ kiểm tra sau thông quan. Nếu lô hàng không có vấn đề gì thì chỉ là quá trình kiểm tra lại giấy tờ về hàng hóa: Hóa đơn thương mại [Commercial Invoice], Vận đơn hãng tàu [B/L], Chứng nhận xuất xứ bản gốc [C/O, nếu có], …

Như vậy, kiểm tra sau thông quan là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ. Và chủ hàng không khai man để trốn thuế. Nếu phát hiện thấy sai phạm. Thì sẽ xử phạt theo luật hiện hành và truy thu thuế nếu trước đây chủ hàng nộp thiếu.

Người nhập khẩu cần làm gì khi bị kiểm tra

Hàng hóa nhập khẩu thì việc bị KTSTQ là điều tất yếu. Đây là cách nhà nước kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Cũng như hạn chế tình trạng trốn thuế và nhập hàng lậu. Có 2 trường hợp, kiểm tra tại doanh nghiệp, hoặc tại cơ quan hải quan [chi cục làm tờ khai].

Nếu không có gì đặc biệt về hàng nhập khẩu. Hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ. Khi doanh nghiệp bị KTSTQ cần chuẩn bị hồ sơ kiểm tra. Hồ sơ càng chuẩn bị kỹ thì thời gian làm việc càng nhanh.

  • Đọc kỹ quyết định kiểm tra, trong đó có nêu rõ: thời gian, địa điểm, những tờ khai nào cần kiểm tra, …
  • Xem mục đích kiểm tra là gì: Thường liên quan đến trị giá hải quan.
  • Chuẩn bị hồ sơ từng lô hàng thuộc diện phải kiểm tra, đã ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản: Bản chính để kiểm tra và bản chụp để nộp. Hồ sơ chuẩn bị với mục đích giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man trốn thuế.
  • Khi đến làm việc theo thời gian trong quyết định, bạn đem hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ.

Giải quyết các vấn đề khi kiểm tra sau thông quan

Thủ tục KTSTQ rất chặt chẽ nếu doanh nghiệp/ cá nhân chuẩn bị sai hồ sơ hoặc không đúng hồ sơ. Thì sẽ rất nhiều thời gian để làm thủ tục. Đôi khi hàng hóa bị giữa lại, phát sinh phí kho bãi. Hoặc làm sai giấy tờ sẽ dẫn đến phát sinh thuế, hoặc phạt trốn thuế. Mức phạt kiểm tra sau thông quan thực sự rất cao. Đề giải quyết vấn đề bạn nên:

  • Chuẩn bị giấy tờ hàng hóa chính xác.
  • Khi có lệnh kiểm tra, doanh nghiệp xem rõ mục đích kiểm tra là gì để làm giấy tờ đúng với hàng hóa.
  • Trong quá trình làm thủ tục, hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai. Nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Hải quan cho chủ hàng lựa chọn: Có thể làm tham vấn giá ngay hoặc không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau. Trong trường hợp này bạn nên chọn cách 2 để giải phóng hàng cho nhanh, tránh lưu kho lưu bãi. Để tránh giấy tờ phức tạp, hoặc doanh nghiệp bạn không có nhân viên am hiểu thủ tục xuất nhập cảnh làm hồ sơ. Thì tốt nhất bạn nên lựa chon các doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ xuất nhập khẩu để làm hồ sơ chính xác.

Chủ Đề