Quy trình kiểm thử phần mềm là gì

Kiểm thử phần mềm đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đề đã đặt ra.

Kiểm thử phần mềm cho bạn cơ hội sử dụng khả năng sáng tạo, phân tích để tìm ra những thứ mà người khác không thấy được. Bạn phải có cách nghĩ khác về những việc và các tình huống mà người khác ko nghĩ ra vì nếu các bug dễ nhìn thấy thì nó đã không tồn tại.

Thông tin tham khảo: Nếu bạn muốn học lập trình về tester thì hãy tham gia ngay khóa học tester tại trung tâm đang có rất nhiều ưu đãi giành cho học viên đăng ký ngay trong tháng này đó nhé.

Kiểm thử thực chất là một quy trình hơn là một hoạt động đơn lẻ. Quá trình này bắt đầu từ việc lập kế hoạch kiểm thử, sau đó là thiết kế các trường hợp kiểm thử, chuẩn bị cho việc thực thi và đánh giá kết quả thực thi cho đến khi kết thúc hoạt động kiểm thử.

Quy trình kiểm thử phần mềm

Về cơ bản thì gồm các bước sau đây:

  • Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử
  • Phân tích yêu cầu và Thiết kế testcase
  • Thực thi – Chạy test
  • Đánh giá tiêu chí dừng test và làm báo cáo
  • Đóng hoạt động kiểm thử

Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử

Lập kế hoạch kiểm thử theo các bước quan trong sau:

– Xác định scope, risk và mục đích của hoạt động kiểm thử

– Xác định các tiếp cận kiểm thử

– Xác định quy định kiểm thử hoặc chiến lượng kiểm thử

– Xác định yêu cầu về nguồn nhân lực như con người, môi trường kiểm thử, thiết bị,…

– Lên lịch trình cho việc phân tích kiểm thử và thiết kế các trường hợp kiểm thử, thực thi kiểm thử và đánh giá kết quả kiểm thử.

– Xác định các tiêu chí kết thúc việc kiểm thử

Phân tích yêu cầu và Thiết kế testcase

Hoạt động phân tích và thiết kế kiểm thử có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Rà soát các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm thử như tài liệu đặc tả, tài liệu thiết kế, tài liệu giao diện, v.v

Xác định các điều kiện kiểm thử

Thiết kế test case

Đánh giá tính khả thi trong việc kiểm thử của yêu cầu cũng như của hệ thống.

Chuẩn bị môi trường test cũng như xác định các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các công cụ kiểm thử tương ứng.

Thực thi – Chạy test

Hoạt động chạy test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Sử dụng các kĩ thuật kiểm thử và tạo các dữ liệu kiểm thử để phát triển và đưa ra độ ưu tiên các trường hợp kiểm thử

Tạo test suites từ các trường hợp kiểm thử để thực hiện kiểm thử hiệu quả.

Thực hiện và xác minh môi trường

Hoạt động chạy test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Thực thi test suites và trường hợp kiểm thử riêng lẻ theo các phương thức kiểm thử

Chạy lại các case bị failed trước đó để xác nhận là case đó đã được sửa

So sánh kết quả ghi nhận được khi thực thi với kết quả mong đợi

Đánh giá kết quả kiểm thử [Passed/Failed] cho các trường hợp kiểm thử

Viết báo cáo lỗi cho những trường hợp kết quả ghi nhận được và kết quả mong đợi không giống nhau

Đánh giá tiêu chí dừng test và làm báo cáo

Dựa trên đánh giá rủi ro của dự án, chúng ta sẽ thiết lập các tiêu chí cho từng hoạt động kiểm thử tương ứng để từ đó có thể xác định được liệu kiểm thử đã đủ hay chư.Những tiêu chí này khác nhau tùy từng dự án và được gọi tiêu chí kết thúc kiểm thử [exit criteria]. Các tiêu chí này bao gồm:

Số lượng test case tối đa được thực thi Passed

Tỷ lệ lỗi giảm xuống dưới mức nhất định

Khi đến deadline

Đóng hoạt động kiểm thử

Các hoạt động kiểm thử thường chỉ được kết thúc khi các phần mềm được bàn giao cho khách hàng. Ngoài ra, hoạt động kiểm thử có thể kết thức trong các trường hợp sau:

Khi tất cả các thông tin đã được thu thập đầy đủ cho hoạt động kiểm thử

Khi 1 dự án bị hủy bỏ

Khi các mục tiêu chính đã hoàn thành

Khi việc bảo trì hoặc cập nhật đã hoàn thành.

  • Software testing là gì

Để nắm rõ hơn những kiến thức, cũng như cách xây dựng quy trình kiểm thử một cách chuyên nghiệp. Những khóa học Tester tại trung tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó một cách dễ dàng nhất.

Quy trình kiểm thử phần mềm là chuỗi các hoạt động được tiến hành để thực hiện việc kiểm thử. Nó bao gồm hàng loạt các hoạt động được tiến hành theo phương pháp luận để giúp xác nhận sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp.

Kiểm thử phần mềm là một công việc quan trọng đòi hỏi người thực hiện rất nhiều kỹ thuật kinh nghiệm và cần phải thực hiện theo đúng quy trình đã được định trước. Có rất nhiều quy trình kiểm thử phần mềm khác nhau như: mô hình chữ V, mô hình thác nước, mô hình xoắn ốc…hoặc có thể là mô hình kết hợp những mô hình trên

Mô hình kiểm thử phần mềm chữ V

2. Quy trình kiểm thử phần mềm 8 bước

Chuẩn bị chiến lược kiểm tra [Preparing the test Strategy]

Tiếp cận ban đầu, xác định chiến lược kiểm thử, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ưu tiên kiểm thử những nội dung nào trước, nội dung nào sau. Giai đoạn này thường phải đặt câu hỏi: Kiểm thử cái gì và kiểm thử như thế nào?

Chuẩn bị kế hoạch kiểm tra [Preparing the test plan]

Bước tiếp theo cần phải làm đó làm lập kế hoạch kiểm thử. Xác định và phân chia một cách hợp lý thời gian, nhân sự, các công cụ được sử dụng cho từng chức năng

Tạo môi trường thử nghiệm [Creating the test environment]

Ở bước này bạn cần phải chuẩn bị môi trường, nền tảng cho công việc kiểm thử phần mềm của mình gồm: Hệ điều hành [win 7, win 8, linux, IOS…], Trình duyệt [IE, Safari, Opera…], thiết bị [Moblie, tablet, deskop…]

Viết các trường hợp thử nghiệm / tập lệnh kiểm tra [Write test cases/Test script]

Viết testcase cho các trường hợp sẽ test bao gồm cả 3 trường hợp: True, Fail và không xác định kết quả hoặc case nảy sinh, không có tài liệu đặc tả. Viết test script nếu có dùng tool để thực hiện automation test cho test chức năng, giao diện hoặc các kịch bản.

Thực hiện các tập lệnh kiểm tra/ các trường hợp thử nghiệm [Executing the test scripts/ test cases]

Tiến hành thực thi các Case trong testcase/test scrips để thực hiện việc kiểm thử. Quá trình này có thể update thêm một số case còn thiết hoặc những case phát sinh thêm.

Phân tích quảng cáo kết quả báo cáo lỗi [Analyzing the results ad reporting the bugs]

Phân tích kết quả đã test để tìm hiểu nguyên nhân gây bug. Định hướng cách khắc phục đồng thời post bug lên các bug tracking

Thực hiện kiểm tra hồi quy [Doing regression testing]

Test quy hồi sau khi bug đã được fixed

Thử nghiệm thoát [Test exiting]

Kết thúc công việc kiểm thử chúng ta cần báo cáo hoặc ghi lại các kinh nghiệm đã gặp phải trong quá trình test của mình, vấn đề “can not fix” đồng thời thống kê lại số liệu đã bug.

Kiểm thử phần mềm gồm những gì?

6 giai đoạn của Quy trình kiểm thử phần mềm - ITNavi.

Requirement Analysis [Phân tích yêu cầu].

Test Planning [Lập kế hoạch kiểm thử].

Test Case Development [Phát triển kịch bản kiểm thử].

Environment Setup [Thiết lập môi trường kiểm thử].

Test Execution [Thực hiện kiểm thử].

Test Cycle Closure [Kết thúc chu kỳ kiểm thử].

Các quy trình kiểm thử bao gồm những hoạt động gì?

Về cơ bản qui trình kiểm thử bao gồm các bước cơ bản sau đây:.

Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử.

Phân tích và Thiết kế.

Thực thi..

Đánh giá kết quả thực thi và báo cáo kết quả.

Đóng hoạt động kiểm thử.

Người kiểm thử phần mềm là gì?

Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Tùy từng công ty mà tester sẽ có nhiều mảng như QA QC, đặc biệt là Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công.

Kiểm thử phần mềm là gì Istqb?

ISTQB [International Software Testing Qualifications Board] là chứng chỉ được cung cấp bởi tổ chức ISTQB - một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp chứng chỉ thẩm định chất lượng của kiểm thử phần mềm có giá trị toàn cầu.

Chủ Đề