Lợn đẻ bao lâu thì ra rau

Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn [Heo]

Muốn phòng ngừa sót nhau, người chăn nuôi nên chú ý ngay từ khi phối giống đến khi heo đẻ, bao gồm một số công việc sau:

- Khi heo nái lên giống: chú ý đến điều kiện vệ sinh chuồng trại khi heo nái có biểu hiện lên giống, những chất dịch của âm hộ là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và xâm nhiễm vào cơ quan sinh dục của heo nái.

- Sau khi phối giống: theo dõi biểu hiện của nái và dịch tiết của âm hộ để can thiệp kịp thời khi có biểu hiện viêm nhiễm.

- Trong suốt thời gian mang thai: cần chú ý đến chất lượng của thức ăn, nhất là các khoáng vi lượng, trong đó khoáng Selenium và vitamin E đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và bảo vệ nhau thai.

Nên định kỳ bổ sung Selplex 50 và vitamin E cho heo nái trong suốt thời gian mang thai.

- Khi nái đẻ:

+ Chú ý thật nhiều đến việc vệ sinh sát trùng chuồng trại và vệ sinh cơ thể heo nái.

Có thể dùng thuốc sát trùng Virkon để tắm nái trước khi đẻ.

+ Nên cho heo con bú sau khi sing khoảng 30 phút để kích thích nái đẻ nhanh và điều hoà kích thích tố sinh dục trong cơ thể heo nái.

+ Không nên sử dụng thuốc dục đẻ [thuốc oxytocine] nếu thấy không cần thiết, vì khi sử dụng thuốc dục đẻ nhiều làm ảnh hưởng đến chu kỳ co bóp của tử cung heo nái, cũng có thể góp phần gây nên sót nhau.

+ Trong lúc đẻ cần thường xuyên kiểm tra số nhau của heo nái [nếu như nhau ra xen kẻ với heo con] và kiểm tra sau khi heo đẻ xong.

Nếu thấy số nhau ít hơn số heo con thì cần phải kích thích cho heo nái rặn hoặc có biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm cho heo nái, có thể sử dụng thuốc thụt rửa khi thấy nái bị sót nhau.

Tóm lại: Sót nhau ở heo nái thường do hai nguyên nhân chính, là do heo nái bị viêm nhiễm thường xuyên khi mang thai và do thức ăn kém chất lượng, nhất là khi thức ăn thiếu các khoáng vi lượng và vitamin.

Việc sử dụng thuốc dục đẻ để nái đẻ nhanh và tống nhau ra chỉ áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết, phải có sự thăm khám nhau thai cẩn thận trước khi sử dụng.

Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn [cá rô phi, cá tạp …], diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …

Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …

Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.

Khuynh hướng lâu đời trong nuôi heo thịt ở nước ta là thiến heo đực ở tuổi sơ sinh, không thiến heo cái.

Splayleg là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để phòng ngừa, cần thực hiện tốt các vấn đề dưới đây.

Theo một nghiên cứu mới đây, tinh dầu quế [Cinnamon oil] đã góp phần cải thiện đáng kể chức các năng đường ruột của heo con.

Chuẩn bị đầy đủ mọi phương diện trước khi bắt đầu tái đàn sản xuất, giúp người nuôi hạn chế được rủi ro và đảm bảo một vụ nuôi hiệu quả, kinh tế.

Bệnh mụn nước trên heo do virus Enterovirus gây ra, và hiện chưa có vaccine phòng bệnh chủ động.

Vaccine cho vật nuôi làm từ thực vật đầu tiên trên thế giới [cho bệnh Newcastle ở gia cầm] được chấp thuận bởi Hoa Kỳ vào năm 2006.

Vaccine được xem là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống các bệnh nguy hiểm cho heo nuôi

Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt

Giúp thụ tinh cho heo nái một cách nhanh chóng hơn sau khi phát hiện heo nái động dục bằng cách giúp heo nái duy trì được trạng thái hưng phấn...

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh thời gian gần đây, người chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ [Thái Nguyên]...

Bệnh sót nhau xảy ra sau khi lợn nái đẻ con. Thông thường, khi lợn con sổ ra ngoài thì sau 10-60 phút nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trên mà nhau thai không được đẩy ra hoặc đẩy ra không hết thì bị coi là sót nhau.

*Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng sót nhau ở lợn nái

– Do lợn đã đẻ nhiều lứa, hoặc đẻ quá nhiều con trong 1 lứa khiến tử cung co bóp kém, khó đẩy con và nhau ra ngoài. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến tử cung của lợn mẹ co bóp yếu là do: Chế độ dinh dưỡng kém, khẩu phần ăn thiếu chất khoáng, canxi; lợn nái ít vận động, nhất là vào cuối thai kỳ; lợn mẹ quá béo hoặc quá gầy.

– Lợn bị viêm niêm mạc tử cung, dịch viêm làm nhau dính vào tử cung nên khi đẻ bị sót nhau lại trong tử cung]

– Do chủ nuôi hoặc người đỡ đẻ thao tác không đúng kỹ thuật, nhau chưa ra hết đã kéo đứt, khiến nhau bị sót lại.

*Biểu hiện

Khi bị sót nhau, lợn mẹ hay rặn, có biểu hiện sốt, có con bỏ ăn, uống nước nhiều, cắn con, không cho con bú.

Cơ quan sinh dục của lợn mẹ chảy dịch sẫm màu, có lẫn máu hoặc những mảnh nhau thối.

Bệnh sót nhau

*Cách phát hiện:

– Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.

– Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của lợn mẹ.

– Sót nhau từng phần: Trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài → quan sát: thấy được những chỗ màng thai bị đứt → suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.

*Cách khắc phục

– Chăn nuôi lợn nái theo đúng kỹ thuật. Đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của lợn, bổ sung khoáng chất và canxi vào khẩu phần ăn. Chuồng trại đảm bảo cho lợn có không gian vận động tốt.

– Kịp thời phát hiện sót nhau để có biên pháp khắc phục, để lâu nhau sẽ thối, khiến lợn sốt cao, mất sữa, lợn con sẽ chết.

– Tiêm thuốc Oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết.

– Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.

Nguồn: BiotechVET

Video liên quan

Chủ Đề