Lợn lửng là gì

Lợn Lửng[ Lợn mường, lợn mán, lợn rừng] là đặc sản của vùng núi phía Bắc. Với hương vị thơm, mềm và ngọt chỉ có ở thịt Lợn Lửng[lợn mường, lợn mán, lợn rừng], đặc sản này đã chinh phục được những thực khách sành ăn nhất.

Cuộc sống bận rộn, không phải lúc nào người ta cũng có điều kiện để lên rừng thưởng thức đặc sản. Khắc phục hạn chế này, Gfoods Việt Nam tự hào tiên phong trong việc cung cấp thịt Lợn Lửng

[Lợn mường, lợn mán, lợn rừng] tại nhà cho khách hàng với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất và dịch vụ chu đáo nhất. Nguồn hàng của chúng tôi được lấy từ các gia đình vùng núi Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…, với qui trình giết mổ vệ sinh và an toàn. Giờ đây, quý khách chỉ cần nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi theo Hotline: 19006691 hoặc truy cập vào Website: //www.gfoods.vn để được giao hàng tận nhà.


Đơn giá
- Lợn Lửng phi lê [Lợn mán, lợn mường, lợn rửng] :    220.000/kg
- Lợn Lửng móc hàm[lợn mán, lợn mường, lợn rừng]: 180.000/kg
- Lợn mán hơi [Lợn lửng, lợn mán, lợn rừng]:              140.000/kg

Ngoài sản phẩm Lợn Lửng, chúng tôi còn cung cấp một số đặc sản khác như: Thịt trâu gác bếp, Sứa biển… _________________

GFOODS VIỆT NAM
Đặc sản lợn Lửng [lợn Mán, lợn Mường], Thịt chua, thịt gác bếp, thịt muối, chả dê, sứa biển...


Website://gfoods....ow=home. 

Hotline: 19006691

LỬNG LỢN là Thú tên la tin là Arctonyx collaris thuộc họ Chồn Mustelidae bộ Ăn thịt Carnivora

  • Tên Việt Nam: LỬNG LỢN
  • Tên Latin: Arctonyx collaris
  • Họ: Chồn Mustelidae
  • Bộ: Ăn thịt Carnivora
  • Lớp [nhóm]: Thú
LỬNG LỢN

Chiều dài đầu – thân: 650 – 1040 mm. Chiều dài đuôi: 120 – 170 mm. Trọng lượng: 7 – 14 kg. Thú lớn, mập, bộ lông màu vàng, xám và đen, thay đổi theo mùa. Lông vùng cằm chân, đầu vai và lưng màu đen. Má và trán có đám lông màu trắng. Móng chân trước dài hơn móng chân sau. Mũi dài chài ra phía trước giống mũi lợn. Con chưa trưởng thành đầu trắng, chóp tai trắng, móng trân màu trắng hồng.

Có khả năng đều thích nghi với nhiều môi trường khác nhau từ rừng sâu trũng đến rừng sâu có độ cao 3.500m so với mặt biển. Đôi khi kiếm ăn ở vùng đất cánh tác ven rừng. Thức ăn gồm nhiều loại măng, củ, giun, côn trùng, con vật kể cả cuốn chiếu. Dùng mũi đảy hoặc bới đất giống lợn rừng. Có thể dùng móng chân trước bới tìm côn trùng, củ. Kiếm ăn đêm, một mình. Ban ngày ngủ trong hang đất tự đào. Màu giao phối có thể ghép đôi. Thị giác không tốt, nhưng khứ giác rất tốt. Thân có mùa hôi rất nặng. Mỗi lần đẻ 2 – 3 con. ở trại nuôi dưỡng có thể sống đến 14 năm.

Miền đông Nêpan, Bhutan, Ấn Độ, miền đông và miền Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam loài này phân bố ở Tây Nguyên [Đắc Nông, Đắc Lắc, Kontum], Bình Phước [Vườn quốc gia Bù Gia Mập]

Thú Đông Dương & Thái Lan trang 70. Danh lục thú Việt Nam

Lửng lợn [Arctonyx collaris F. cuvier] thuộc họ chồn [Mustelidae], tên khác là chồn hoang, con cúi, là một loài thú hoang dã có thân hình hơi dẹp, dài 70-80cm, đuôi dài 20-25cm, trọng lượng 12-14kg, có thể đến 20kg vào mùa đông. Đầu thuôn nhỏ, mõm dài, tai tròn, mắt nhỏ. Chân khá cao, bàn chân có bản rộng cong, có móng vuốt dài. Bộ lông thô gồm lông gốc màu trắng đầu màu nâu, lông ở bốn chân và bụng toàn màu thẫm. Từ đầu đến mõm có một vạch rộng màu trắng. Má, cổ, viền tai đều màu trắng nhạt.

Lửng lợn sống ở rừng núi Việt Bắc, khu bốn cũ, Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, lửng lợn được dùng với tên thuốc là suyền hay chuyên gồm các bộ phận: thịt, xương, mỡ và mật.

Thịt lửng lợn [suyền nhục] có vị chua, ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi thũng, giảm ho, chữa hư lao, gầy yếu, ho khan, kiết lỵ lâu ngày, thủy thũng, trẻ em cam tích. Muốn lấy thịt, người ta lột da lửng lợn, nhẹ nhàng bóc tách tuyến hôi ở gần gốc đuôi và phía trên hậu môn [chú ý không làm vỡ tuyến này vì thịt sẽ có mùi hôi khó chịu, không ăn được]. Thịt lửng lợn được dùng tươi cũng ngon như thịt các loài thú rừng khác. Dạng dùng thông thường là thức ăn - vị thuốc với liều lượng mỗi ngày 50-100g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác nguồn gốc thực vật.

Xương lửng lợn [suyền cốt] có vị cay, chua, tính ấm chữa tê thấp, gân xương đau buốt, chân tay tê mỏi, lở ngứa do thấp nhiệt. Đem xương ngâm nước ấm trong nhiều giờ hoặc luộc qua rồi róc hết thịt, gân màng còn bám vào. Chặt nhỏ, phơi hoặc sấy, sao cho vàng giòn, tán bột. Lấy 100g bột ngâm với một lít rượu, để càng lâu càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ.

Mỡ lửng lợn [suyền cao] có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm se, chữa bỏng [bỏng lửa và bỏng nước], nứt nẻ gót chân [nhất là về mùa đông], chốc lở. Thái mỡ lá thành từng miếng mỏng, đun cho chảy. Để nguội, dùng bôi nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, ở một vài địa phương, nhân dân còn dùng mật lửng lợn để điều trị bệnh như mật gấu và gọi lửng lợn là gấu lợn.

DS. Hữu Bảo


Lửng lợn, tiếng Tày: lương mu [danh pháp hai phần: Arctonyx collaris] là loài thú duy nhất còn tồn tại trong chi Arctonyx thuộc họ Chồn, sống trên cạn, tập trung tại Trung và Đông Nam Á. Do tình trạng đánh bắt trái phép cao dẫn đến số lượng cá thể giảm ở các khu vực Lào, Việt Nam, đông nam Trung Quốc và Myanma, do đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp loài này vào thể loại loài sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN năm 2008.[1]

Arctonyx collarisTình trạng bảo tồn


Sắp bị đe dọa [IUCN 3.1][1]

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]ChordataLớp [class]MammaliaBộ [ordo]CarnivoraHọ [familia]MustelidaePhân họ [subfamilia]MustelinaeChi [genus]Arctonyx
Cuvier, 1825Loài [species]A. collarisDanh pháp hai phầnArctonyx collaris
F. G. Cuvier, 1825Bản mẫu:Bioref

Vùng phân bố

Lửng lợn ở Việt Nam được gọi dưới một số tên khác chồn hoang, cúi, gấu lợn;[2] tên lửng lợn được đặt do đặc điểm mũi của nó giống như của lợn rừng.

Hiện có 6 phân loài được công nhận:

  1. A. c. albogularis E. Blyth, 1853 ở sườn đông dãy Himalaya[3]
  2. A. c. collaris G. F. Cuvier, 1825 ở miền nam Trung Quốc, phía bắc Thiểm Tây[3]
  3. A. c. consul R. I. Pocock, 1940 ở phía bắc Trung Quốc, từ tỉnh Cam Túc tới vùng Trực Lệ[3]
  4. A. c. dictator O. Thomas, 1910 ở Thái Lan và Đông Dương[3][4]
  5. A. c. hoevenii Ambrosius Arnold Willem Hubrecht, 1891 ở Sumatra [Indonesia]
  6. A. c. leucolaemus H. M. Edwards, 1867 từ Assam [Ấn Độ] đến Myanma[3]

Lửng lợn có bộ lông màu nâu dài trung bình, cơ thể chắc, họng màu trắng, hai sọc màu đen trên một khuôn mặt trắng kéo dài và một cái mõm màu hồng như mõm lợn. Chiều dài đầu và thân là 55–70 cm [22–28 in], đuôi dài 12–17 cm [4,7–6,7 in] và cân nặng 7–14 kg [15–31 lb].[5] Đây là loài duy nhất của chi Arctonyx.

Lửng lợn phân bố ở các khu rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Á. Hình dáng của lửng lợn tương tự như lửng Á-Âu, nhưng nó nhỏ hơn, với móng vuốt lớn trên bàn chân trước. Đuôi của lửng lợn có những sợi lông dài màu trắng, và bàn chân trước của nó có móng vuốt màu trắng.

Lửng lợn là loài ăn tạp, thức ăn của nó gồm trái cây, củ và động vật nhỏ. Đây là loài động vật ăn đêm.

  •  

  •  

  •  

  •  

  1. ^ a b Timmins, R.J., Long, B., Duckworth, J.W., Wang Ying-Xiang and Than Zaw [2008]. “Arctonyx collaris”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  2. ^ Thuốc từ con lửng lợn Lưu trữ 2012-07-30 tại Wayback Machine DS. Hữu Bảo, cập nhật 5/07/2008 09:14 GMT +7 trên Sức khỏe & Đời sống
  3. ^ a b c d e Ellerman, J. R. & Morrison-Scott, T. C. S. [1966]. Checklist of Palaearctic and Indian mammals 1758 to 1946. Ấn bản lần 2. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh [BMNH], London. Tr. 274–275.
  4. ^ [//web.archive.org/web/20131030013624///www.nature.org.vn/vn/tai-lieu/HKPC_Animal_Survey_Final_Report_Vietnamese.pdf Lưu trữ 2013-10-30 tại Wayback Machine Báo cáo kỹ thuật: Kết quả điều tra động vật hoang dã ở khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình], Lê Khắc Quyết và Lưu Tường Bách, tháng 8 năm 2009, Trung tâm Con người và Thiên nhiên PanNature
  5. ^ Boitani, Luigi, Simon & Schuster's Guide to Mammals. Simon & Schuster/Touchstone Books [1984], ISBN 978-0671428051

Wikispecies có thông tin sinh học về Lửng lợn
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lửng lợn.
  • Hog Badger Fact File
  • Hog Badger
  • Lửng lợn tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ [NCBI].
  • Lửng lợn 621921 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp [ITIS].
  • Lửng lợn tại Encyclopedia of Life
  • Lửng lợn Arctonyx collaris trên Mammal Species of the World. Lưu trữ 2012-09-13 tại Wayback Machine

[tiếng Việt]

  • Lửng lợn Arctonyx collaris trên SVRVN

  Bài viết về các loài trong bộ thú ăn thịt này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lửng_lợn&oldid=68244304”

Video liên quan

Chủ Đề