Mua sơn mô hình ở đâu

- Hãng sản xuất: Tamiya [Nhật Bản]- Loại sản phẩm: Sơn mô hình- Đặc điểm nổi bật: + Dung tích: 10ml + Sơn gốc Lacquer chủ yếu được sử dụng cho sơn phun hoặc cọ [chi tiết nhỏ] + Sử dụng được trên bề mặt như styrol resin, xốp, gỗ và các loại nhựa mô hình phổ biến + Lớp sơn bao phủ tốt, chảy mượt mà không bị lem hay phai màu và có thể pha trộn dễ dàng + Có thời gian khô nhanh. + Sơn pha với tỉ lệ 1 sơn 1 thinner hoặc theo tỉ lệ mà bạn thấy hợp lý + Dòng LP nếu cạnh tên màu không có ghi gì thì mặc định là Gloss [bóng] + Dòng sơn này có 60 mẫu từ LP-1 ~ LP60 [shop chia làm 3 bài] + Các màu của dòng LP gồm có:• LP-1 Black• LP-2 White• LP-3 Flat black• LP-4 Flat white• LP-5 Semi gloss black• LP-6 Pure blue• LP-7 Pure red• LP-8 Pure yellow• LP-9 Clear• LP-10 Lacquer thinner• LP-11 Silver• LP-12 IJN gray [Kure Arsenal]• LP-13 IJN gray [Sasebo Arsenal]• LP-14 IJN gray [Maizuru Arsenal]• LP-15 IJN gray [Yokosuka Arsenal]• LP-16 Wooden deck tan• LP-17 Linoleum deck brown• LP-18 Dull red• LP-19 Gun metal• LP-20 Light gun metal• LP-21 Italian red• LP-22 Flat base• LP-23 Flat clear• LP-24 Semi gloss clear• LP-25 Brown [JGSDF]• LP-26 Dark green [JGSDF]• LP-27 German gray• LP-28 Olive drab• LP-29 Olive drab 2• LP-30 Light sand• LP-31 Dark green 2 [IJN]• LP-32 Light gray [IJN]• LP-33 Gray green [IJN]• LP-34 Light gray• LP-35 Insignia white• LP-36 Dark ghost gray• LP-37 Light ghost gray• LP-38 Flat aluminum• LP-39 Racing white• LP-40 Metallic black• LP-41 Mica blue• LP-42 Mica red• LP-43 Pearl white• LP-44 Metallic orange• LP-45 Racing blue• LP-46 Pure metallic red• LP-47 Pearl blue• LP-48 Sparkling silver• LP-49 Pearl clear• LP-50 Bright red• LP-51 Pure orange• LP-52 Clear red• LP-53 Clear orange• LP-54 Dark iron• LP-55 Dark yellow 2• LP-56 Dark green 2• LP-57 Red brown 2• LP-58 NATO green• LP-59 NATO brown• LP-60 NATO blackLưu ý:- Hình ảnh sản phẩm do hãng cũng cấp.- Đối với sản phẩm nhỏ: + Nếu các bạn đặt kèm Gundam, shop sẽ cho sản phẩm nhỏ vào hộp gundam để tránh thất lạc. + Nếu các bạn đặt nhiều sản phẩm, shop sẽ đóng gói sao cho nhỏ gọn nhất có thể nên kích thước sau đóng gói có thể không hoàn toàn giống trên bài.- Kích thước/cân nặng hộp sản phẩm: 5 x 2 x 2 cm / 40g- Kích thước/cân nặng sau khi đóng gói: 10 x 8 x 8 cm / 100g

- Sản phẩm sẽ được bọc vài lớp bong bóng chống xóc để gửi chuyển phát.

Chi tiết sản phẩm

SKU Chất liệu Loại bảo hành Thương hiệu Kho hàng d
s7451776522
Khác
Không Bảo Hành
TAMIYA
Hà Nội
330

Tên sản phẩm : Sơn mô hình - dung dịch sơn lót Mr Hobby 40mlNSX: Mr HobbyXuất xứ: Nhật BảnMàu sơn mô hình dạng dung dịch Finishing Surfacer từ Mr HobbyDùng để sơn lót bề mặt trước khi lên màu.Giúp giữ cho sơn màu bám chắc không bong tróc.Dung dịch đậm đặc nên pha loãng với thinner trước khi sử dụng.#mrhobby #azgundam #gundamcolor

#Sơn #mô #hình - #sơn lót Mr Hobby

Chi tiết sản phẩm

SKU Thương hiệu Kho hàng d
s8281971725
Mr.Hobby
TP. Hồ Chí Minh
327

Chuyển qua chơi sơn mô hình Gundam, bạn bỗng thấy một bầu trời bao la những điều mới mẻ. Ngay cả sơn cũng có cả trăm, cả ngàn loại với đủ thứ tên gọi. Có phải cứ mua loại nào tô lên cũng được không? Đọc ngay để biết liền các loại sơn chính chơi mô hình Gundam là gì nha.

Những thành phần chính của sơn mô hình Gundam là gì?

Trước khi kể về các loại sơn, chúng ta hãy nói nhanh qua các phần chính cấu tạo nên chúng.

Pigment - những hạt màu cực nhỏ, quyết định màu sắc, độ xuyên sáng và bề mặt của sơn. Các loại sơn mô hình chất lượng sẽ dùng pigment độ nhuyễn cao để tạo nên bề mặt phẳng mịn, không che lấp chi tiết khi sơn xong. Nhiều Pigment chặn sáng thì sẽ cho lớp phủ tốt hơn khi sơn lớp mỏng. Ngoài độ mịn, pigment trong sơn mô hình còn chịu được tia UV tốt hơn hầu hết các loại sơn vẽ thông thường. Vec-ni [Varnish, sơn trong suốt] lại là một trường hợp khác. Nó thường không chứa pigment tạo màu. 

Binder - một trong những nguyên liệu quan trọng nhất. Bạn có thể xem đây là nền tảng của sơn mô hình, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ các tính chất sơn. Nó là hợp chất liên kết các pigment lại với nhau, xác định độ bám dính và phương pháp khô, đóng rắn của sơn. Binder còn ảnh hưởng lớn đến độ đàn hồi, độ bền và bề mặt sơn [mờ hoặc bóng]. Các loại sơn chuyên dụng cho mô hình nhựa thường dùng nhựa acrylic hoặc các chất gốc dầu để làm binder.

Solvent / Liquid - hay còn gọi là dung môi, được dùng để hòa tan binder, giảm sự cô đặc của sơn. Nếu bạn để lọ sơn không đóng nắp quá lâu, dung môi sẽ bốc hơi hết, và sơn của bạn trở thành một khối nhầy nhụa như bùn, tệ hơn nữa là cứng ngắc như đá. Lúc này chúng ta chỉ có thể vất đi và mua lọ mới thôi.

Additives - đây là các chất độn, chất phụ được nhà sản xuất thêm vào để tạo ra công thức riêng cho mình. Các chất này sẽ điều chỉnh và biến đổi tính chất của sơn theo ý muốn nhà sản xuất. Thường là các đặc tính như độ cứng bề mặt, thời gian khô, vân bề mặt...

Phân biệt các loại sơn mô hình Gundam chính

* Khi mua sơn mô hình Gundam ở nShop, bạn có thể xem đó là loại sơn gốc gì, phù hợp với loại thinner nào trong phần mô tả sản phẩm rất chi tiết.

1. Sơn Acrylic

A. Sơn Acrylic gốc nước [Water-Based, Aqueous Acrylic]

Sơn acrylic gốc nước không độc khi tiếp xúc và thường không có mùi [nhưng tuyệt đối vẫn không được uống sơn, vì nó còn có các chất khác trong đó]. Đây là loại sơn an toàn với sức khỏe nhất trong tất cả. Trong quá khứ, dòng sơn này từng bị coi là sơn cho trẻ em. Người chơi mô hình nghiêm túc sẽ chỉ dùng sơn enamel, lacquer. Nhưng giờ đây điều này đã thay đổi.

Chất lượng của sơn acrylic gốc nước đã liên tục cải thiện và hiện nay nó đã được dùng rất nhiều trong giới chơi mô hình. Các nhà sản xuất liên tục tung ra màu mới, công thức mới, mở rộng độ đa dạng của acrylic gốc nước không kém các loại khác.

Về nguyên tắc bạn có thể dùng nước để pha loãng sơn acrylic gốc nước. Mặc dù vậy, để đạt kết quả tốt nhất thì các sản phẩm thinner vẫn được khuyên dùng. Thinner sẽ giúp hòa tan sơn đều hơn rất nhiều so với chỉ dùng nước thông thường. Chúng còn thường nâng cao hiệu quả màu sắc, đặc tính của sơn, giúp dễ sơn hơn nhờ có chứa các chất đặc biệt của riêng từng hãng pha trộn.

Xét chung, dù là sơn cọ [sơn tay] hay sơn súng [sơn máy] thì acrylic gốc nước đều đảm nhiệm được, nhưng sẽ không xuất sắc như các dòng sơn khác ở từng lĩnh vực riêng. Chúng khô khá nhanh. Tốc độ khô nhanh tùy trường hợp sẽ giúp ích hoặc gây bất lợi cho người chơi. Chẳng hạn khi sơn bằng súng, sơn khô nhanh dễ làm đầu phun bị nghẹt. Bù lại, bạn không cần đợi hàng tiếng đồng hồ để thực hiện các lớp sơn khác nhau. Bên cạnh đó, các kỹ thuật sơn chuyển màu, tạo hiệu ứng weathering cũng gặp chút giới hạn.

So về độ bền, màu acrylic cũng kém hơn enamel và lacquer. Lưu ý rằng chỉ là không bằng, chứ không phải là không tốt các bạn nhé.

Sơn acrylic gốc nước cực kỳ phù hợp với những ai vừa bước vào thú vui tô màu mô hình. Như đã nói, nó là an toàn nhất và màu sắc vô cùng đa dạng. Bạn cũng đừng nghĩ nó là loại sơn riêng cho người mới tập chơi. Dân kỳ cựu cũng không ít người dùng acrylic mà vẫn đạt được kết quả rất ấn tượng.

  • Các thương hiệu thường gặp: AMMO by Mig Jimenez, Citadel, AK Interactive, Mr.Hobby N-series [Acrysion], Vallejo.

B. Sơn Acrylic gốc cồn [Alcohol-Based Acrylic]

Đôi khi chúng còn được gọi là acrylic gốc dung môi hoặc acrylic-lacquer. Nhiều người cũng gộp chung acrylic gốc cồn và gốc nước làm một.

Một số dòng sơn acrylic [chẳng hạn như của Tamiya] thường phối trộn dung môi có tỷ lệ cồn cao hơn thay vì nước. Do đó, hoạt tính của chúng hơi khác sơn acrylic gốc nước thông thường. 

Đầu tiên, loại sơn acrylic này có mùi mạnh. Dù không nặng mùi như lacquer hay enamel, nhưng bạn vẫn dễ dàng ngửi được sự hiện diện của chúng. Khi dùng sơn acrylic gốc cồn, tốt nhất bạn vẫn nên chọn nơi thông thoáng, đeo khẩu trang và găng tay nếu cảm thấy cần thiết. Cồn làm dung môi này không phải là cồn trong đồ uống đâu nhé.

Sơn acrylic gốc cồn dùng rất tốt cho sơn bằng súng, và cần có thinner. Nếu dùng chung thinner với sơn lacquer, chúng sẽ mang lại hiệu quả còn xuất sắc hơn nữa. Kết quả thường thấy là màu sắc rực rỡ hơn, mạnh hơn. Dùng nước làm thinner vẫn được nhưng màu sẽ xấu đi thấy rõ.

Sơn acrylic gốc cồn khô còn nhanh hơn gốc nước. Nó khó dùng để sơn cọ. Bạn sẽ cần pha loãng nhiều hơn và luyện tập lâu hơn nếu muốn sơn tay. 

Khác với gốc nước, acrylic gốc cồn có nhiều màu dạng bóng hơn.

  • Các thương hiệu thường gặp: Tamiya Acrylics, Mr.Hobby H-series [Hobby Color].

2. Sơn Lacquer [Acrylic dung môi, Cellulose-Based Acrylic]

Cái tên "lacquer" dễ khiến chúng ta nhầm lẫn. Nó thường được dùng để chỉ bất kỳ loại sơn, chất tráng phủ bề mặt bóng nào, nhất là đối với đồ nội thất. Trong lĩnh vực mô hình, chúng ta dùng tên này để chỉ loại sơn có dung môi cellulose.

Các loại sơn trong nhóm lacquer ít thân thiện nhất. Chúng có mùi nồng và dễ bay hơi. Khi sử dụng, bạn nên tuân theo các biện pháp an toàn gồm thoát khí, đeo khẩu trang, găng tay, tránh hít và tiếp xúc trực tiếp với sơn càng nhiều càng tốt. Dung môi và thinner của chúng có thể ăn chảy nhựa, xuyên thủng các loại decal và các lớp sơn khác nếu không cẩn thận khi sơn. Đây là loại sơn nên phun những lớp mỏng nhất mỗi khi sơn.

Vì thời gian khô nhanh, lacquer hơi khó sơn bằng cọ. Còn sơn bằng súng thì chất lượng tuyệt vời nhất trong tất cả các loại sơn. Mặc dù khô nhanh, nhưng lacquer lại ít làm nghẹt đầu phun.

Pigment của sơn lacquer siêu mịn. Chúng còn là loại sơn có độ bền cao nhất khi khô hoàn chỉnh. Khả năng "ăn mòn" nhựa và lớp sơn bên dưới của nó phần nào lại tạo nên sự liên kết vững chắc hơn. Sơn lacquer dùng làm lớp primer cũng rất xuất sắc.

Bên cạnh đó, sơn lacquer sở hữu những màu kim loại [màu metallic] đẹp nhất trong tất cả.

  • Các thương hiệu thường gặp: Mr.Hobby C-series [Mr.Color], Alclad II, Mr.Paint, Gaianote, SMS, Tamiya Lacquer, Zero Paint.

3. Sơn Enamel [gốc dầu]

Enamel là một trong những loại sơn đầu tiên được thiết kế chuyên dụng cho việc sơn mô hình nhựa.

Chúng thường dùng chất kết dính [binder] là alkyd [một loại nhựa tổng hợp], một số công ty cũng dùng nhựa acrylic. Dung môi gốc dầu nên cũng được xem là màu sơn dầu.

Sơn Enamel và các loại thinner của mình cũng có mùi và độc khi tiếp xúc lâu. Hãy chắc chắn chỗ của bạn thông thoáng khi sử dụng chúng. 

Enamel có thời gian khô dài nhất. Quá trình đóng rắn hoàn toàn của lớp sơn có thể diễn ra cả tuần khi sơn xong, sau đó thì cực kỳ cứng chắc. Nhờ đó, sơn cọ [sơn tay] bằng Enamel rất sướng. Bạn sẽ có đủ thời gian để tỉ mẩn giấu đi các nét cọ vẽ của mình. Bất kỳ vệt cọ lỗi nào cũng có thể chùi ra dễ dàng trước khi nó đóng rắn hoàn toàn. Tính chất này tạo điều kiện tốt để thực hiện các kỹ thuật weathering.

Nếu dùng để sơn súng, bạn tất nhiên sẽ phải xài thinner phù hợp để pha loãng Sơn Enamel. Lưu ý rằng Sơn Enamel và các loại thinner có thể làm bề mặt nhựa trở nên giòn.

  • Các thương hiệu thường gặp: Humbrol, Revell, Model Master, Testors, Tamiya Enamel, AK Interactive, AMMO.

Thứ tự phối hợp các lớp sơn khác loại

Khi sơn mô hình, nếu bạn dùng chung một series sơn hoặc cùng loại sơn [cùng gốc] thì hầu như không có vấn đề lớn gì có thể xảy ra cả. Nhưng nếu bạn sử dụng nhiều loại sơn có gốc khác nhau trong cùng một tác phẩm, bạn sẽ phải lưu ý đến thứ tự sơn đấy. Lý do chính của việc này bắt nguồn từ khả năng phá hủy lớp sơn cũ khi sơn thêm lớp mới. Đặc biệt là khi lacquer và enamel góp mặt trong nhóm. 

Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể dùng lacquer phủ lên enamel, acrylic, và cả các lớp decal, nhưng việc này rất mạo hiểm. Dung môi của lớp sơn lacquer thường hòa tan luôn cả những lớp bên dưới. Để hạn chế sự tàn sát của nó, bạn cần phủ lớp lacquer thật mỏng, như sương như khói. Khi phun lên chạm vào bề mặt mô hình thì phần sơn này đã gần như khô rồi nên ít ảnh hưởng các lớp khác. Bạn cũng cần chắc chắn rằng những lớp sơn trước đã có đủ thời gian khô và đóng rắn tốt. 

Bên cạnh đó, cũng nên phủ thêm một lớp sơn bảo vệ trong suốt [clear coat] mỗi khi đổi qua một công đoạn tạo hình khác nhau. Chẳng hạn như từ sơn màu nền qua decal, từ decal qua tạo hiệu ứng weathering.

Các công đoạn sẽ khác biệt tùy vào từng người chơi mô hình, về cơ bản để an toàn cho các lớp sơn thì nó có thể gồm những bước sau:

  1. Primer [lacquer]
  2. Sơn lacquer hoặc acrylic gốc cồn dùng thinner lacquer pha loãng
  3. Sơn enamel
  4. Sơn acrylic
  5. Clear coat
  6. Decal
  7. Clear coat
  8. Weathering [sơn enamel]
  9. Clear coat cuối [topcoat]

Tất nhiên, các bước trên không nhất định phải đầy đủ. Hoặc bạn có thể nhớ đơn giản hơn kiểu này:

  • Sơn acrylic có thể phủ lên các loại sơn khác
  • Sơn enamel có thể phủ lên các loại sơn khác, nhưng không ổn định với acrylic
  • Sơn lacquer không sơn phủ lên các loại sơn khác

Thinner và Cleaner của sơn mô hình Gundam

Thinner và Cleaner là hai từ bạn thường xuyên nghe thấy khi bắt đầu tiến vào con đường sơn mô hình Gundam. Nói ngắn gọn dễ hiểu thì Thinner dùng pha loãng sơn để phù hợp với sơn tay hoặc sơn máy. Còn Cleaner thì dùng để rửa sạch sơn khỏi dụng cụ sau khi sơn xong. Đôi khi người ta dùng lẫn lộn qua lại hai sản phẩm này với nhau cũng được. Bạn dùng thinner để lau dụng cụ, hoặc cleaner để pha loãng sơn cũng không sao, nhưng cần chú ý tỷ lệ và thử nghiệm trước khi sơn chính thức.

Thinner của các hãng khác nhau sẽ được phối trộn các hóa chất khác nhau, nhằm tối ưu cho sơn của hãng mình. Do đó, nếu tài chính cho phép, bạn hãy dùng thinner riêng của từng loại sơn. Còn không thì mua chung loại của các hãng lớn như Mr. Hobby hay Tamiya cũng rất tốt.

Về phần Cleaner thì không quá cầu kỳ vì ta cần nó tẩy càng sạch càng tốt, không quan tâm đến phần sơn đọng lại có bị hư hoặc xấu đi hay không. Nên mua Cleaner riêng để dùng lúc rửa, dùng Thinner sẽ rất phí phạm.

Có thể bạn quan tâm: Tô màu mô hình bằng Gundam Marker

Tìm mua ngay màu sơn và các dụng cụ bạn muốn tại nShop

Video liên quan

Chủ Đề