Mục tiêu chiến dịch truyền thông

Với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng công nghệ, kéo theo đó là sự phát triển của các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Vậy Làm thế nào để có chiến dịch truyền thông hiệu quả?

Chiến dịch truyền thông là gì?

Chiến dịch truyền thông là việc doanh nghiệp nỗ lực trong quá trình tiếp thị nhằm hỗ trợ hoặc củng cố bằng việc sử dụng một hay là nhiều nền tảng truyền thông xã hội. Chiến dịch khác với hoạt động truyền thông hàng ngày, vì nó có thể đo lường và có mục tiêu truyền thông.

Các chiến dịch có thể là sự kiện, hoạt động xã hội hoặc bài đăng trên các trang mạng xã hội có cùng chung một chủ đề nhất định, nhằm hướng đến mục tiêu là truyền tải thông điệp đến khách hàng. Xét về lợi ích lâu dài, thì chiến lược truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành. Từ đó, sẽ gắn kết khách hàng với thương hiệu mà không mất chi phí quảng cáo.

Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Chiến lược truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng – Ảnh: Minh họa

Truyền thông sẽ cải thiện nhận thức về thương hiệu và tương tác của khách hàng trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, còn giúp nâng cao chỉ số KPI, cải thiện mục tiêu kinh doanh, đo lường và phân tích kết quả bán hàng cho doanh nghiệp. 

Lợi ích từ chiến dịch truyền thông cho các doanh nghiệp

Chiến dịch truyền thông giúp tăng mức độ nhận diện

Nếu doanh nghiệp sử dụng các chiến lược quảng bá rời rạc với nhiều nội dung khác nhau sẽ khiến cho người đọc cũng như khách hàng tiềm năng sẽ bỏ qua một vài thông tin cần thiết. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chú trọng tính nhất quán về nội dung, thông tin được nhắc lại trên các công cụ như truyền hình, báo, mạng xã hội… thường xuyên, điều này chắc hẳn sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Chiến dịch truyền thông giúp tăng mức độ nhận diện – Ảnh:Minh họa

Khi doanh nghiệp tích hợp nhiều chiến dịch trong một thông điệp sẽ khiến cho khách hàng nhìn nhận và hiểu rõ hơn về sản phẩm. Từ đó, nâng cao độ nhận diện thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ và tạo được niềm tin cho khách hàng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia trong ngành nếu tích hợp tối thiểu 4 kênh kênh tiếp thị thì hiệu quả mà chiến dịch truyền thông mang lại sẽ cao hơn 300% so với tích hợp 1- 2 kênh.

Chiến dịch truyền thông giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí

Quảng cáo sản phẩm bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ thời gian và công sức để thiết kế video, hình ảnh, lên ý tưởng nội dung cho từng chiến dịch. Đặc biệt, khi áp dụng chiến dịch truyền thông, bạn chỉ cần đưa ra một concept phù hợp với văn hóa công ty, sau đó triển khai ở các kênh khác nhau như: Facebook, Instagram, Tik Tok Điều này sẽ tránh được việc cạn ý tưởng, trùng lặp ý tưởng. 

Ngoài ra, còn tận dụng được các ưu thế khác nhau của từng kênh mà doanh nghiệp muốn tiếp thị. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và tiết kiệm được nguồn nhân lực, tăng doanh thu và bạn có thể dễ dàng chia sẻ nội dung từ trang này sang trang khác.

>>> VÌ SAO BẠN CẦN MỘT CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG?

Tăng độ tin tưởng của khách hàng

Với làn sóng công nghệ 4.0 khách hàng dễ dàng kiểm chứng thông tin mà doanh nghiệp quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội. Và khách hàng hiện nay thì thường có xu hướng hoài nghi “sản phẩm này có tốt không?”. Doanh nghiệp có thể giải quyết hoài nghi đó của khách hàng một cách dễ dàng nhờ vào chiến lược truyền thông. 

Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Tăng độ tin tưởng của khách hàng – Ảnh: Minh họa

Khi doanh nghiệp đã xây dựng được chiến lược, thông điệp sẽ được gửi đến khách hàng một cách đồng nhất và xuyên suốt, thay vì bạn chạy quảng cáo rời rạc không có tính nhất quán. Từ đó, mức độ tin tưởng của khách hàng sẽ tăng lên, không còn nghi ngờ và quyết định mua và sử dụng sản phẩm. 

Một số lợi ích khác mà chiến dịch truyền thông mang đến cho doanh nghiệp

Chiến dịch truyền thông nhằm đưa thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Từ đó, tạo nên lượng khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời, tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ, bền vững trên thị trường hiện nay. 

Ngoài những lợi ích thiết thực mang đến cho doanh nghiệp thì truyền thông tích hợp còn giúp cổ vũ, gắn kết nội bộ công ty, nâng cao tinh thần nhân viên. Để đảm bảo tính nhất quán trong xuyên suốt chiến dịch đòi hỏi các thành viên phải gắn kết với nhau để quá trình vận hành được trơn tru. Sau mỗi chiến dịch thành công sẽ mang đến hứng khởi và năng lượng cho nhân viên, từ đó sẽ cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa.

Tại sao doanh nghiệp cần chiến dịch truyền thông

Khi doanh nghiệp áp dụng chiến dịch sẽ giúp đạt được những mục tiêu ngắn hạn cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin, nâng cao độ nhận biết, nhắc nhở khách hàng, thuyết phục người dùng. Ngoài ra, các chiến dịch còn giúp xác định được thông điệp, định vị khách hàng, xác định đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến

Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Chiến lược truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã hướng đến – Ảnh: Minh họa

Bên cạnh đó, chiến lược truyền thông cũng được xem là một phần chiến lược thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông rõ ràng vì nó sẽ định hướng cho hoạt động truyền thông. Đồng thời, cũng tạo được vị trí vững chắc trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và giúp truyền tải được thông điệp đến khách hàng hiệu quả, nhanh chóng.

Chiến dịch truyền thông hiệu quả doanh nghiệp cần những gì?

Nghiên cứu và phân tích chiến dịch truyền thông

Đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định được đối tượng mục tiêu mà mình muốn hướng đến là ai, có thể là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đã quen thuộc với doanh nghiệp. Đối tượng truyền thông hướng đến có thể là một cá nhân hay một nhóm người. 

Chiến dịch truyền thông thành công cần phải đạt 2 mục tiêu đó là thay đổi hành vi và nhận thức của khách hàng. Do đó, điều cần làm là phân tích và nghiên cứu mục đích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Nghiên cứu và phân tích chiến dịch truyền thông -Ảnh: Minh họa

Xác định được mục tiêu truyền thông là gì, nó có thể là cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong quá trình xây dựng chiến lược cần tăng cường hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó thay đổi thái độ của họ. Và mục tiêu cuối cùng đó là thúc đẩy khách hàng đến hành động. 

Khi nghiên cứu và phân tích các chiến lược truyền thông chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn trên thị trường.

Định hướng phát triển chiến dịch truyền thông

Sau khi đã tìm hiểu rõ thực trạng thương hiệu, tiếp theo là giai đoạn đưa ra các định hướng chiến lược truyền thông cụ thể.

Sau khi đã nghiên cứu và phân tích thực trạng của thương hiệu thì doanh nghiệp cần đi đến định hướng chiến dịch truyền thông một cách cụ thể.

Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Định hướng phát triển chiến dịch truyền thông – Ảnh: Minh họa

Cần lưu ý trong thiết kế thông điệp vì mục tiêu truyền thông đó là truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải đưa ra một thông điệp hiệu quả, tạo được sự chú ý, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng.

Tùy theo chiến lược truyền thông đã xây dựng, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp. Có 2 kênh truyền thông đó là gián tiếp và trực tiếp.

Xác định thời gian và nguồn lực cho chiến dịch

Thời gian của mỗi chiến lược truyền thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mục tiêu, nguồn lực…. Xác định được thời điểm và phân bố được nguồn lực hợp lý là yếu tố hàng đầu tác động đến thành công của truyền thông.

Để có được chiến dịch hiệu quả, tiết kiệm chi phí doanh nghiệp nên tìm cho mình một chuyên gia truyền thông có kinh nghiệm để tư vấn, cố vấn hoặc huấn luyện cho đội ngũ để có chiến lược truyền thông nhất quán, để lại nhiều ấn tượng trong lòng khách hàng. 

Chiến dịch truyền thông là một hình thức quảng bá mà các doanh nghiệp nên áp dụng, vì những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia truyền thông tận tâm và có nhiều kinh nghiệm thực chiến hãy liên hệ ngay chuyên gia Nguyễn Thu Len – Founder & CEO Len Nguyễn Media hoặc Hotline 090 377 2086 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, nhanh nhất.

(Theo Len Nguyễn Media)

Chiến dịch truyền thông[1] là việc nỗ lực tiếp thị để củng cố hoặc hỗ trợ hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng một hay nhiều các nền tảng truyền thông. Khác với các hoạt động truyền thông hàng ngày, chiến dịch truyền thông có sự tập trung vào khách hàng, có mục tiêu truyền thông và đo lường. Đó có thể là các hoạt động xã hội, các sự kiện, một loạt bài đăng trên các trang mạng xã hội có cùng chủ đề truyền tải về một thông điệp nào đó. Xét về lâu dài, nhờ chiến dịch truyền thông mà doanh nghiệp sẽ có thêm lượng khách hàng trung thành và gắn kết lâu dài tự nguyên hơn với thương hiệu mà không thông qua quảng cáo.

Mục lục

  • 1 Các yêu cầu phải có trước khi bắt đầu chiến dịch truyền thông
  • 2 Các yếu tố cần có khi xây dựng chiến dịch truyền thông
    • 2.1 Đặt mục tiêu truyền thông
    • 2.2 Nhận diện các vấn đề khi thực hiện chiến dịch truyền thông
    • 2.3 Xác định hoạt động trọng tâm muốn thể hiện
  • 3 Các chiến dịch truyền thông ấn tượng
    • 3.1 Chiến dịch #RealBeauty của Dove[2]
    • 3.2 Chiến dịch Eggo đến từ Kellosg's và Netflix[3]
    • 3.3 Chiến dịch #ShakeAcoke của Coca Cola [4]
  • 4 Nguồn tham khảo
  • 5 Tham khảo

Các yêu cầu phải có trước khi bắt đầu chiến dịch truyền thôngSửa đổi

Đã có sẵn một lượng khách hàng nhất định: Với bất cứ mặt hàng nào thì các doanh nghiệp cũng cần phải có sẵn doanh số và thông tin khách hàng đều đặn đến từ các hoạt động bán hàng. Từ đó chiến dịch truyền thông sẽ tác động lên tệp khách hàng sẵn có và được lan toả thay vì phải lôi kéo.

Đã có chiến lược phát triển định vị thương hiệu: Ngay từ khi hình thành thương hiệu mỗi doanh nghiệp đều đã phải có cho mình chiến lược thương hiệu và các chiến dịch sau này đều phải tuân thủ theo chiến lược mà công ty đã hình thành từ ban đầu ấy.

Các yếu tố cần có khi xây dựng chiến dịch truyền thôngSửa đổi

Đặt mục tiêu truyền thôngSửa đổi

Chiến dịch truyền thông nào cũng nên tập trung vào một mục tiêu kinh doanh. Các mục tiêu thường thấy là:

  • Nhận phản hồi từ người dùng.
  • Xây dựng danh sách tiếp thị qua email.
  • Tăng lưu lượng truy cập trang web.
  • Cải thiện sự gắn kết thương hiệu.
  • Trực tiếp thúc đẩy doanh số.

Các mục tiêu phải riêng biệt và có sự đo lường được. Các số liệu quan trọng được nhắm vào mục tiêu nên được chuẩn bị trước chiến dịch để dễ dàng theo dõi các thay đổi và hiệu suất trong và sau chiến dịch.

Nhận diện các vấn đề khi thực hiện chiến dịch truyền thôngSửa đổi

  • Thông điệp truyền thông: là điều được thường xuyên nhắc đền trong truyền thông nhằm hỗ trợ việc định hình thương hiệu trong lòng khách hàng. Ví dụ: "Phụ nữ phải đẹp" của Dove.
  • Quy mô truyền thông: chiến dịch dự định sẽ tiếp cận bao nhiêu người, ở khu vực địa bàn nào, quy mô địa bàn doanh nghiệp hay toàn quốc, toàn cầu.
  • Công chúng mục tiêu: ai sẽ là người tiếp cận tới thông điệp của chiến dịch. Việc này rất quan trọng vì từ đó có thể xác định chính xác khoản đầu tư vào phân khúc chính của chiến dịch.

Xác định hoạt động trọng tâm muốn thể hiệnSửa đổi

Xác định hoạt động trọng tâm của kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên điểm nhấn xuyên suốt lộ trình thực hiện chiến dịch và gây ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng. Ví dụ như: Viral clip, TVC, Sự kiện âm nhạc...

Các chiến dịch truyền thông ấn tượngSửa đổi

Chiến dịch #RealBeauty của Dove[2]Sửa đổi

Dove là một nhãn hàng tiêu biểu đã chứng minh rằng Marketing không chỉ dùng cho mục đích kinh doanh mà còn tạo ra những cảm xúc ý nghĩa cho mọi người. Những video do Dove thực hiện trong các chiến dịch của mình không những đầy chân thực và thú vị mà còn được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội.

Vào năm 2013, Dove thực hiện chiến dịch #RealBeauty giúp phái đẹp nhận ra rằng họ đang tự ti về bản thân mình hơn những gì họ thực sự xứng đáng có được. Thông điệp chính trong chiến dịch này chính là khuyến khích chúng ta hãy yêu thương chính bản thân nhiều hơn thay vì cứ lo lắng về vẻ bề ngoài và sự nhìn nhận của người khác dành cho mình. Thực tế bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ! Tính đến nay những video trong chiến dịch vẫn còn giữ được sức lan toả của nó và trở thành bài học để đời cho hình thức marketing đánh vào tâm lý.

Chiến lược phải kể tới trong chiến dịch #RealBeauty của Dove là việc tìm kiếm ý tưởng từ chính khách hàng của họ và thực hiện nội dung có nội dung dễ dàng chia sẻ. Dove đã khảo sát 3000 phụ nữ tại hơn 10 quốc gia về việc nhìn nhận vẻ đẹp của họ. Kết quả là chỉ 2% phụ nữ tham gia cho rằng mình đẹp. Thay vì quảng cáo sản phẩm theo cách truyền thống, Dove đã thực hiện cuộc đối thoại trực tiếp để hiểu thêm suy nghĩ của phụ nữ. Các video trong chiến dịch gợi lên cảm xúc mạnh mẽ từ người xem như hạnh phúc, thấu hiểu, đồng cảm.

Chiến dịch Eggo đến từ Kellosg's và Netflix[3]Sửa đổi

Chiến dịch thú vị này mang tên gọi Eggo vì đó vừa là tên chiến dịch mà cũng là tên của sản phẩm mà chiến dịch đang cố gắng quảng bá. Đây là một loại bánh kẹp đông lạnh từ Kellosg's - món ăn được giới thiệu xuyên suốt trong series phim Stranger Things đình đám trên Netflix. Theo Digital Parrot, Stranger Things được cho là series phim kỹ thuật số phổ biến nhất hiện nay. Tất nhiên đánh giá này chỉ dựa trên những người đã xem phim và biết đến nhân vật Eleven gắn liền với sở thích ăn bánh Eggo, thế nên Kellogg's đã dùng đến Twitter.

Để quảng bá Stranger Things vào mùa hai, Netflix và Eggo của Kellogg's đã kết hợp cùng nhau để giới thiệu một đoạn clip ngắn của những chiếc bánh kẹp đông lạnh và nhóm social của Eggo đã dùng Twitter để tận dụng sự xuất hiện của mình. Tweet đã kiếm được hơn 9,200 lượt retweet và 20,000 lượt thích như một kết quả tất yếu của sự hợp tác khôn ngoan này, kể từ sau đó họ tiếp tục tấn công các mạng xã hội còn lại. Xét về dữ liệu, trang Twitter của Eggo đã có đên 11,2 ngàn người theo dõi.

Chiến dịch #ShakeAcoke của Coca Cola [4]Sửa đổi

Cái tên quen thuộc của rất nhiều chiến dịch, tuy nhiên chiến dịch rầm rộ nhất của Coca Cola có lẽ không thể bỏ xót chiến dịch gây sốt toàn cầu #ShakeAcoke.

Người tiêu dùng được vận động tìm kiếm tên của họ được đính kèm với chai nước được bán ra như một sự đặc biệt dành cho họ và sau đó họ sẽ tweet lại về những trải nghiệm của họ trên trang Twitter với hashtag #ShakeAcoke. Tạp chí The Wall Street đã công bố có hơn 125.000 bài đăng trên mạng xã hội liên quan tới chiến dịch này của Coca Cola. Trên mạng xã hội Facebook, lượng traffic tăng 870% nói về Coca Cola và có 76.000 mô hình vỏ chai trên chai Coke được tạo ra và chia sẻ trên Facebook. Điều đặc biệt là chiến dịch này đã vinh dự giải Outdoor, Canes Lions năm 2012.

Nguồn tham khảoSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “What is media campaign?”.
  2. ^ “Chiến dịch Real Beauty của Dove”.
  3. ^ “Chiến dịch Eggo”.
  4. ^ “Chiến dịch Shakeacoke”.