Mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh ở trường tiểu học

Chương trình môn Ngoại ngữ

Đọc bài Lưu

Đối với môn Ngoại ngữ gồm có: Ngoại ngữ 1 [Tiếng Anh lớp 2 lớp 12; Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2] và Ngoại ngũ 2 [Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn]. Ban Biên tập cổng thông tin điện tử trích đăng Chương trình Ngoại ngữ 1.

1. Tiếng Anh lớp 3 lớp 12

Tiếng Anh là môn học trong chương trình giáo dục phổ thông bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12. Môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung; để sống và làm việc hiệu quả hơn; để học tập tốt các môn học khác cũng như để học
suốt đời.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ. Các
kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ,cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.

Nội dung dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh bao gồm: [i] hệ thống các chủ đề [khái quát], các chủ điểm [cụ thể] mang tính gợi ý; [ii] các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; [iii] danh mục kiến thức ngôn ngữ gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã đượcqui định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợptrong hệ thống các chủ đề, chủ điểm.

Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựatrên yêu cầu của năng lực giao tiếp Bậc 1, 2 và 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:

- Các nội dung dạy học ở bậc tiểu học cần đảm bảo giúp học sinh có khảnăng hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đápứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thểtrả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè, Cóthể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tácgiúp đỡ;

- Các nội dung dạy học ở bậc trung học cơ sở cần đảm bảo giúp học sinh cókhả năng hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quanđến nhu cầu giao tiếp cơ bản [như các thông tin về gia đình, bản thân, đi muahàng, hỏi đường, việc làm,]. Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản,quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanhvà những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu;

- Các nội dung dạy học ở bậc trung học phổ thông cần đảm bảo giúp học sinhcó khả năng hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩnmực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí,... Cóthể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra ở những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng.Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhânquan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoàibão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch củamình.

Về phương pháp giáo dục: Đường hướng chủ đạo trong Chương trình giáodục phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp. Đường hướng này nhấnmạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Cácphương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người họclàm trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này quy định các hoạtđộng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ở các cấp họckhác nhau, coi học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập.Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tìnhhuống có nghĩa, sát với cuộc sống hằng ngày, dành thời gian cho học sinh thamgia vào các hoạt động giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc và viết. Giáo viên sửdụng tiếng Anh trong quá trình dạy học trên lớp và tạo cơ hội tối đa để học sinhsử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học.

Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đốitượng học sinh và điều kiện học tập ở địa phương, sử dụng hiệu quả các đồ dùng,
thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụngđồng bộ các tài liệu và phương tiện học tập như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,học liệu điện tử, thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin và truyền thông... để nângcao hiệu quả dạy học.

Về đánh giá kết quả giáo dục, việc đánh giá hoạt động học của học sinh phảibám sát mục tiêu và nội dung dạy học của chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạtđối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp. Nội dung và hình thức kiểm tra đánhgiá cần bám sát mục tiêu dạy học, có tính đến những thay đổi trong mục tiêu từngcấp như cấp tiểu học ưu tiên vào nghe và nói, cấp trung học cơ sở nhấn mạnh đếnphối hợp giữa các kỹ năng và cấp trung học phổ thông chú trọng đến cân bằnggiữa bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánhgiá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liêntục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ýưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độthực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp12 và tuân thủ các quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể củaBộ Giáo dục và Đào tạo về thời lượng dạy học môn học. Ở cấp tiểu học, học sinhhọc 4 tiết/tuần; tổng số tiết học cho 3 khối lớp là 420 tiết. Cấp trung học cơ sở, họcsinh học 3 tiết/tuần; tổng số tiết học cho 4 khối lớp là 420 tiết. Cấp trung học phổthông, học sinh học 3 tiết/tuần; tổng số tiết học cho 3 khối lớp là 315 tiết. Tổng sốtiết học của toàn bộ Chương trình là 1155 tiết.

Để thực hiện chương trình, cần đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiệnđủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt nhữngyêu cầu theo quy định và có nghiệp vụ sư phạm phù hợp với các cấp học. Cần đảmbảo điều kiện, môi trường học tập đa dạng, phong phú để học sinh có thể tham giavào các hoạt động học tập, sử dụng tiếng Anh có ý nghĩa.

2. Làm quen tiếng Anh Lớp 1 và Lớp 2

Chương trình Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 được xây dựng để chuẩnbị kiến thức và tâm thế cho học sinh tiểu học học tiếng Anh chính thức từ lớp 3 một cách hiệu quả.

Chương trình được xây dựng cho môn Ngoại ngữ tự chọn lớp 1và lớp 2 cấp tiểu học. Là một trong những môn học có tính công cụ ở trường phổ
thông, môn tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lựcgiao tiếp bằng tiếng Anh mà còn hình thành và phát triển các năng lực chung và,năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốtcác môn học khác cũng như để học suốt đời.

Chương trình Làm quen tiếng Anh lớp 1 và 2 được xây dựng dựa trên nềntảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lý luậnvà thực tiễn của chương trình là: a] Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâmlý học và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại; b] Các thành tựu nghiên cứuvề ngôn ngữ tiếng Anh như hệ thống miêu tả ngôn ngữ và ngữ dụng học; c]Phương pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh của thế giới và kinhnghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; d] Thực tiễn xã hội, giáo dục, điềukiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đốitượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

Mục tiêu của Chương trình là giúp học sinh bước đầu có nhận thức đơn giảnnhất về tiếng Anh, làm quen, khám phá và trải nghiệm để hình thành kỹ năng tiếngAnh theo các ngữ cảnh phù hợp với năng lực tư duy, cảm xúc và tâm sinh lý củalứa tuổi giúp các em bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu chính thức học tiếng Anh từ lớp 3 vàhình thành cho các em niềm yêu thích học tập môn học. Đây cũng là bước kết nốivới tiếng Anh cho các em ở giai đoạn đầu cấp một cách hệ thống.

Về nội dung, Chương trình được xây dựng để liên thông với chương trìnhtiếng Anh lớp 3-12. Chương trình được xây dựng tập trung vào hai kỹ năng nghevà nói, sắp xếp theo mục tiêu năng lực giao tiếp và lựa chọn ngữ liệu, từ vựngtương ứng để phát triển năng lực giao tiếp tương ứng.

Nội dung giáo dục bao gồm kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng ngôn ngữ:

- Phần kiến thức ngôn ngữ bao gồm 03 thành tố: 1] Ngữ âm: bao gồm mộtsố âm cơ bản [nguyên âm, phụ âm đứng đầu và cuối của từ], tên các chữ cái trongbảng chữ cái trong chương trình học], từ vựng và cấu trúc; 2] Từ vựng: bao gồmTừ và cụm từ đơn giản, chỉ các khái niệm, sự vật, hiện tượng cụ thể gắn với cáctình huống và chủ đề quen thuộc với cuộc sống các em. Số lượng từ cần làm quenkhoảng 70-140 từ; 3] Câu trúc: bao gồm một số cấu trúc đơn giản hay sử dụngtrong tình huống giao tiếp quen thuộc.

- Phần kỹ năng ngôn ngữ bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết: a] Kỹnăng nghe bao gồm nghe hiểu và hồi đáp phi ngôn ngữ hoặc câu trả lời đơn giản,có thể chỉ ở cấp độ từ, trong các hội thoại giao tiếp đơn giản trong lớp học và trongcác tình huống hoặc chủ đề đơn giản đã học. Nghe hiểu và thực hiện theo các chỉ dẫnđơn giản bằng tiếng Anh trong lớp học. Nghe hiểu từ và cụm từ gần gũi với hoạtđộng của học sinh trong ngữ cảnh và chủ đề quen thuộc [trong phạm vi vốn từkhoảng 70 - 140 từ]; b] Kỹ năng nói: Trả lời đơn giản trong các tình huống hỏi đáptrong phạm vi chủ đề quen thuộc. Học sinh tham gia vào các hoạt động, trò chơitrên lớp và bước đầu có thể đưa ra một số chỉ dẫn. Học sinh nghe và nhắc lại các cụm từ, câu đơn giản, bài vè, bài hát phù hợp với với lứa tuổi trong nội dung bàihọc. Học sinh nói các từ quen thuộc, cụ thể và đơn giản trong ngữ cảnh; c] Kỹnăng đọc: Đọc các từ, câu đơn giản có tranh minh hoạ. Học sinh nghe và đọc theo,nhận biết từ và hiểu nghĩa của từ trong chủ đề đã học; d] Kỹ năng viết:Tô chữ, viết
lại từ, hoàn thành từ trong ngữ cảnh cụ thể.

Về hệ thống chủ đề,Chương trình khai thác các chủ đề quen thuộc với cuộcsống của học sinh, ví dụ: màu sắc, động vật, đồ chơi, trường học, gia đình, hoạtđộng hàng ngày, hoạt động trong lớp học v.v.

Về phương pháp giáo dục, đường hướng dạy học chủ đạo trong Chương trìnhLàm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 là Đường hướng giao tiếp. Đường hướng nàycó thể sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật giảng dạy khác nhau nhưng đềunhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh.Ngoài ra, các phương pháp và hoạt động dạy học cũng chú trọng đến quá trình tiếpthu ngôn ngữ tự nhiên của học sinh ở lứa tuổi này. Một số định hướng và cách tiếpcận chủ đạo trong phương pháp dạy học bao gồm: Tạo môi trường thân thiện, tựnhiên và khuyến khích hồi đáp phi ngôn ngữ.

Trong Chương trình này giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt độngdạy học. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh đầu cấp tiểu họcvà cách tiếp cận chủ đạo trong giảng dạy tiếng Anh ở giai đoạn này.Giáo viên nênsử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vàđiều kiện dạy học cụ thể. Việc sử dụng phối hợp các tình huống, trò chơi hoặc bàihát kèm hành động, bài vè, sách truyện rất đơn giản bằng tiếng Anh, dễ nhớ, gầngũi với lứa tuổi lớp 1 và lớp 2 luôn được khuyến khích.

Một yếu tố quan trọng của Chương trình là kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánhgiá cần được lồng ghép trong các hoạt động dạy - học với mục đích giúp học sinhyêu thích môn tiếng Anh và thúc đẩy chất lượng dạy và học.Với mục đích cho họcsinh làm quen tiếng Anh, các hình thức kiểm tra, đánh giá cần nhẹ nhàng, thânthiện, được tiến hành ngày trong các hoạt động học tập của học sinh. Kiểm trađánh giá có thể thông qua các bài hát, trò chơi, giúp tìm ra những khó khăn và đềxuất hướng khắc phục thông qua các hoạt động trên lớp.

Về thời lượng, Chương trình được thiết kế cho 35 tuần học/năm, 2 tiết/tuần.Tổng thời lượng cho cả chương trình là 140 tiết học [35 phút/tiết].

Để thực hiện Chương trình, các trường triển khai chương trình phải có phònghọc theo quy định. Các phòng học có đủ trang thiết bị tối thiểu cho việc học tiếngAnh như tranh ảnh, thiết bị nghe, nhìn phù hợp. Chỉ tổ chức cho học sinh làm quentiếng Anh ở lớp 1, lớp 2 trên cơ sở tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh.Nhà trường cần có đủ số lượng giáo viên cần thiết để triển khai Chương trình vàđồng thời, giáo viên phải có năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm phù hợp, có hiểu biết về chương trình và người học ở lứa tuổi này./.

BBT

[Nguồn: Trích tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018].

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề