Muối không iot mua ở đâu singapore

Theo quy định mới, doanh nghiệp thực phẩm phải sử dụng muối iôt trong quá trình sản xuất và chế biến. Trong ảnh: sơ chế cá tại một doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thủy hải sản tại TP.HCM - Ảnh: Quang Định

Theo Nghị định 09/2016 của Chính phủ, muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iôt. Sau khi ban hành, nghị định đã vấp phải phản ứng khiến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phải chủ trì họp.

Bị phản ứng nhiều

Nhưng sau đó, Bộ Y tế vẫn ban hành hướng dẫn: từ 15-3-2017, các doanh nghiệp sử dụng muối trong chế biến thực phẩm [để tiêu dùng trong nước] đều phải sử dụng muối có tăng cường iôt.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP] đã “phản pháo” văn bản trên chưa đúng với tinh thần cuộc đối thoại mà Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hôm 13-3.

Theo đó, không yêu cầu phải sử dụng muối chứa iôt tại các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như không yêu cầu kiểm soát hàm lượng iôt trong thành phẩm thực phẩm.

Tuy nhiên, vừa qua Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp có sử dụng muối trong chế biến đều phải sử dụng muối có tăng cường iôt.

Doanh nghiệp Sản xuất “rối”

Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, cho biết đã phải quen với quy định phải sử dụng muối iôt nhưng vấn đề là ở công ty ông, dây chuyền sản xuất sản phẩm trong nước cũng là dây chuyền phục vụ xuất khẩu.

“Công nhân rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu hàng xuất khẩu dùng muối iôt, chúng tôi phải dán nhãn ghi rõ, sẽ mất thêm chi phí” - ông Kajiwara Junichi nói.

Theo đại diện Acecook Việt Nam, hàm lượng bổ sung muối iôt theo yêu cầu của Bộ Y tế rất ít nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất.

Doanh nghiệp phải tổ chức mua nguồn muối từ hai nơi, nhà kho cũng chia ra hai khu vực. Quy trình sản xuất cũng phải thay đổi do các nước mà doanh nghiệp xuất khẩu không yêu cầu sử dụng muối iôt.

Chi phí sản xuất tăng trong khi không ai kiểm soát được liệu sau chế biến có đảm bảo iôt hay không. “Liệu có cách nào khác để thực hiện quy định mà vẫn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng?” - ông Kajiwara Junichi đặt câu hỏi.

Giám đốc kinh doanh một công ty chế biến thủy hải sản cũng cho biết gặp khó khăn vì “ở nước ngoài, muốn bổ sung chất gì đều phải khai báo, đăng ký. Doanh nghiệp làm theo đơn hàng, không thể tùy tiện bỏ thêm gì cũng được”.

Hàng loạt ngành hàng khác cũng đang lúng túng khi phải chuyển sang dùng muối iôt cho chế biến.

Đại diện Công ty Vissan cho biết để tuân thủ quy định, giá thành sản phẩm phải tăng lên vì muối iôt có giá nhỉnh hơn, công ty cũng phải bổ sung đăng ký lại nhãn hàng hóa.

Có nên bắt buộc đại trà?

Một số hiệp hội đã đề xuất quy định sử dụng muối iôt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến muối, sản xuất gia vị.

Trưởng phòng quản lý chất lượng công ty V cho biết quy định phải dùng muối iôt thực sự không cần thiết vì có nhiều thực phẩm có sẵn iôt trong nguyên liệu tự nhiên, đặc biệt là thủy hải sản, phô mai, trứng gà... Quy định phải dùng muối iôt vô tình sẽ tạo hàm lượng iôt cao trong thành phẩm.

“Chưa kể bản thân người tiêu dùng không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng muối iôt” - ông này nói thêm.

Trong khi đó, theo bà Trần Thị Thanh Hóa, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, nếu thừa iốt, hậu quả hay gặp là cường giáp.

Dù chưa ghi nhận cường giáp liên quan đến muối bổ sung iôt nhưng bà Hóa khẳng định cái gì thừa cũng không tốt, nhu cầu iôt ở từng nhóm đối tượng là khác nhau…

Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, quy định bắt buộc doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải sử dụng muối iôt là gây khó khăn, xáo trộn hoạt động sản xuất.

Theo ông Thành, nên khuyến khích doanh nghiệp có sản phẩm bổ sung muối iôt, cần có một quy định mang tính lựa chọn hơn là bắt buộc, khi nhu cầu dùng muối iôt của người dân là khác nhau.

Đại diện Acecook Việt Nam cũng cho rằng quy định sử dụng muối iôt trong chế biến nên khoanh vùng lại đối tượng áp dụng, không nên áp dụng chung chung như hiện nay mà không suy xét những ảnh hưởng của nó đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí không cần thiết.

Bộ Y tế nên xem lại

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, lý do khiến Bộ Y tế giao Vụ Pháp chế soạn thảo quy định theo hướng tất cả sản phẩm ăn trực tiếp có sử dụng muối đều phải dùng muối tăng cường iôt [sắt và kẽm có yêu cầu riêng] là vì một số rối loạn do thiếu iôt đã quay trở lại và bổ sung iôt vào thực phẩm là cách làm rẻ tiền hơn cả.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia về thực phẩm, có điểm rắc rối là sản phẩm có bổ sung iôt có hương vị hơi khác, nhưng Bộ Y tế cho rằng lượng iôt bổ sung rất nhỏ nên sẽ không thay đổi mùi và màu, chi phí cũng không tăng nhiều.

Trước các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, vị chuyên gia thực phẩm cho rằng Bộ Y tế nên xem xét thật kỹ hoặc khoanh vùng các nhóm hàng yêu cầu bổ sung iôt, thay vì yêu cầu toàn bộ thực phẩm ăn trực tiếp như hiện nay.

Bộ Y tế: Nếu có khó khăn thì trao đổi...

Theo đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, từ tháng 5 vừa qua sau cuộc đối thoại với doanh nghiệp, Bộ Y tế đã đề nghị doanh nghiệp nếu có khó khăn trong thực hiện quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thì báo ngay với Bộ Y tế để cùng trao đổi.

“Nhưng từ tháng 5 đến nay chưa có doanh nghiệp nào đến trao đổi về việc sản phẩm bị đổi màu hay họ gặp khó khăn khi thực hiện bổ sung vi chất vào thực phẩm. Ở Philippines cũng có tình trạng tương tự Việt Nam. Khi bắt đầu thực hiện bổ sung vi chất vào thực phẩm doanh nghiệp cũng phàn nàn sản phẩm bị đổi màu, nhưng thực tế từ đó đến nay chưa có doanh nghiệp nào mang sản phẩm bị đổi màu do iôt đến cả” - đại diện Vụ Pháp chế cho hay.

Vụ Pháp chế cho rằng quy định bổ sung vi chất vào thực phẩm đã dành một năm để doanh nghiệp chuẩn bị, nhưng doanh nghiệp chưa chuẩn bị trong một năm này mà khi quy định có hiệu lực lại... kêu. “Hãy cứ làm đi xem có khó khăn gì không, nhưng chưa làm đã băn khoăn rằng khó là không nên” - vị đại diện kể trên cho biết.

NHƯ BÌNH - LAN ANH

CÔNG TY CP SX - XNK ORGANIC HERBS GROUP

Hotline: 02822.395.999

Trụ sở chính & Showroom: Lầu 2, Tòa Nhà Secoin, Số 9, D2, Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Tel/Zalo: 093461.7966 - 090191.7966 – 093121.7966 – 089829.7966

Nhà Máy Sản Xuất: Đường số 11, KCN Tân Đức, Xã Hựu Thạnh, Huyện Đức Hòa, Long An

Phòng Kinh Doanh:

Góp Ý:

Website: www.Organicherbs.vn

Là một trong những quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới, nhưng lại không được thiên nhiên ban tặng nguồn nước ngọt tự nhiên như các nước láng giềng, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sạch hàng ngày, trong đó có biện pháp khử muối trong nước biển.

Nước sạch là một trong những vấn đề đau đầu của quốc đảo Singapore. Từ hơn 50 năm trước, Singapore đã phải hạn chế dùng nước sạch. Nước từ các con sông thì có mùi và bị tắc nghẽn bởi chất thải từ xưởng đóng tàu, các trang trại lợn và nhà vệ sinh đổ trực tiếp vào dòng chảy. Cũng từ mấy chục năm nay, Singapore phải nhập khẩu nước từ sông Johor, Malaysia, theo hai thỏa thuận song phương. Thỏa thuận đầu tiên đã hết hạn vào cuối năm 2011. Thỏa thuận thứ hai sẽ hết hạn vào năm 2061.

Tuy nhiên, nhập khẩu nước cũng chỉ là một trong những giải pháp bất đắc dĩ, bởi vì sự phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác về một vấn đề thiết yếu, mang tính sống còn như nước, là rất rủi ro và cần phải khắc phục càng sớm càng tốt, vì an ninh và sự phát triển bền vững của đất nước.

Với mục tiêu có thể tự túc về nước, nhiều giải pháp bền vững được tiến hành ở quốc đảo này. Và từ năm 1972, Singapore đã thiết lập một cơ quan quản lý tài nguyên nước, đó là PUB. Nếu như ở nhiều quốc gia, các cơ quan được phân chia theo nhiệm vụ chuyên biệt và chỉ tập trung vào việc của họ như phòng, chống lũ hoặc chỉ quản lý nước uống. Nhưng ở Singapore thì ngược lại, PUB quản lý toàn bộ lộ trình của nước. Họ cũng chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thiết lập cơ sở hạ tầng về nước tốt để bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, với giá cả phải chăng cho các thế hệ tương lai.

Nhà máy khử muối Tuaspring của Singapore

Trong nhiều năm qua, PUB đã liên tục đầu tư, nghiên cứu và phát triển về công nghệ nước để tìm kiếm thêm những cách xử lý, tái chế và cung cấp nước hiệu quả, kinh tế. Đến nay, Singapore đã được quốc tế công nhận là một thành phố hiện đại kiểu mẫu về quản lý nước, một trung tâm dẫn đầu về các cơ hội kinh doanh và chuyên môn trong các công nghệ về nước. Người dân Singapore cũng có ý thức rất cao về tiết kiệm nước, cũng như ý thức về lợi ích của mình đối với nước - như một nguồn lực cần thiết, một tài sản kinh tế và một kho báu môi trường.

Cách tiếp cận toàn diện của PUB trong quản lý nước, có thể được tóm tắt trong 3 chiến lược chính, đó là: Thu thập từng giọt nước; Tái sử dụng nước không ngừng và khử muối trong nước biển. Nói dễ hiểu hơn, họ tận dụng, chưng cất các nguồn tự nhiên như nước mưa, nước ở các lưu vực sông; Tái chế nước thải và khử muối, lọc, để biến nước biển thành nước uống được.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã làm cho các nguồn nước tự nhiên như nước mưa và nước từ các con sông trở nên không đáng tin cậy. Do vậy, trong những năm gần đây, đảo quốc sư tử này đang tập trung vào các dự án xử lý nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.

Năm 2003, Dự án NEWater được giới thiệu. Đây là tên của nguồn nước tinh khiết, an toàn cho ăn uống, sinh hoạt và sử dụng vào các mục đích khác, được xử lý từ nước đã qua sử dụng, qua 3 cấp: Lọc Ultra [UF], lọc thẩm thấu ngược [RO] và khử trùng bằng tia cực tím [UV].

Bên cạnh NEWater, nước biển được lọc và khử muối đang là một trong những nguồn cung cấp nước sạch chính cho Singapore, cung cấp tới 25% nhu cầu nước của quốc đảo sư tử. Nhà máy khử mặn đầu tiên của Singapore mở cửa vào năm 2005, với nhiệm vụ lọc nước biển, khử muối, tạo nước ngọt và đáp ứng một phần nhu cầu của người dân.

Gần đây nhất, ngày 22-12, Công ty Keppel Infrastructure đã được PUB trao thầu thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành nhà máy khử mặn thứ 4 của Singapore. Tọa lạc ở Marina East và dự kiến vận hành vào năm 2020, nhà máy này sẽ là nhà máy đầu tiên ở Singapore có khả năng xử lý cả nước biển và nước ngọt từ Marina Reservoir, bơm thêm vào nguồn cung cấp nước sạch của Singapore tới 137.000m3, bằng cách sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược và màng tiên tiến khác.

Số nhà máy khử mặn trong tương lai của Singapore chắc chắn sẽ tăng thêm, bởi theo Phó giám đốc Chua Soon Guan của PUB, các dự án khử muối trong nước biển là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư cấp nước của Singapore. Ông Chua cũng cho biết thêm, PUB đã có kế hoạch mở rộng công suất của các nhà máy khử mặn của Singapore để có thể đáp ứng lên đến 30% nhu cầu nước trong tương lai của quốc đảo này.

Theo tính toán của PUB, nhu cầu dùng nước ở Singapore hiện nay là khoảng 430 triệu lít nước mỗi ngày, trong đó nhu cầu sử dụng nước trong các hộ gia đình chiếm tới 45%. Năm 2060, tổng nhu cầu nước có thể tăng gần gấp đôi. Đến lúc đó, NEWater và nguồn nước biển đã qua lọc và khử muối sẽ đáp ứng tới 85% nhu cầu nước trong tương lai của Singapore.

[Theo: //dwrm.gov.vn]

Video liên quan

Chủ Đề