Nét đẹp của bài ca dao Chùm ca dao về quê hương đất nước

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước [ngắn nhất]

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 [trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1]: Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

Trả lời:

- Gia đình em sinh sống ở Hà Nội nhưng quê gốc của cha mẹ em là một vùng biển Thanh Hóa thân yêu.

- Đối với em, quê hương là một điều thiêng liêng và đẹp đẽ. Đó là nơi có nguồn cội, có tổ tiên, ông bà và là mảnh đất đã gìn giữ cuống rốn khi em vừa cất tiếng khóc chào cuộc đời.

Câu 2 [trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1]: Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó. 

Trả lời:

- Em thích nhất bài Quê hương của Đỗ Trung Quân.

- Đoạn thơ tiêu biểu:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Sau khi đọc

Câu 1 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

- Trong bài thơ 1 và 2, mỗi bài ca dao có 4 dòng.

- Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy những đặc điểm của thơ lục bát:

+ Thơ lục bát là một thể loại nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài.

+ Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Câu 2 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

- Bài ca dao 1:

+ Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".

+ Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc. 

+ Nhịp thơ: 2/2/2

- Bài ca dao 2:

+ Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".

+ Nhịp thơ: 4/4. 

+ Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc. 

Câu 3 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3:

- Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.

- Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".

- Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang. 

Câu 4 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ”

- Tác dụng:

+ Làm tăng hiệu quả diễn đạt, lời thơ gợi hình, gợi cảm hơn.

+ Vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp của Hồ Tây tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ, làm bừng sáng cả bài ca dao. Hồ Tây trở thành một mặt gương khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ. 

Câu 5 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

- Câu ca dao cất lên với tiếng nhắn nhủ đầy tha thiết "Ai ơi". Hai tiếng ấy như tiếng gọi, như nói với một ai đó, nó không cụ thể là đối tượng nào mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ một cách chung chung. Đó là tất cả những con người Việt Nam ta. Qua tiếng gọi tha thiết ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở về sự ghi nhớ cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước. 

- Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:

+                                                   

 Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa

Kìa giấy Yên Thái như kia

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.

+                                              

 Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa

Kìa giấy Yên Thái như kia

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.

Câu 6 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

- Những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3: con đò, lờ đờ bóng trăng, tiếng hò vang vọng.

- Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh [Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình], tất cả đều chan hòa trong dòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết [Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh], và điều đó đã nhẹ nhàng mà sâu lắng đi vào trong tâm thức của con người.

Câu 7 [trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1]:

Trả lời:

Qua những bài ca dao trên, em cảm thấy tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,... Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Bài làm tham khảo

       Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Em đã có dịp đến thăm chùa Hương cùng với gia đình vào dịp Tết. Nơi đây khiến em cảm thấy vô cùng yêu mến, tự hào. Vẻ đẹp của chùa Hương nằm ở kiến trúc, khung cảnh thiên nhiên xung quanh chùa. Không chỉ vậy, chùa Hương có chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc. Khi đặt chân đến chùa Hương, con người sẽ cảm nhận được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn, cũng như buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống bộn bề ngoài kia. Có thể khẳng định rằng, chùa Hương chính là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 92

Chuyện cổ nước mình

Cây tre Việt Nam

Thực hành tiếng Việt trang 99

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

CHÙM CA DAO TỤC NGỮ VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

- Nguyễn Đình Thi

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, gắn sâu vào trong từng nếp sống nếp nghĩ. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy con cháu về niềm tự hào đất nước, tổ quốc là máu là thịt, là hồn của mỗi người. Trong dáng hình của đất nước hôm nay, có xương máu của những người nằm xuống vì độc lập tự do dân tộc, có nước mắt của những vị vua đã gồng mình giữ nước, và cả giọt mồ hôi của những người nông dân thấm vào từng thớ đất thiêng liêng. Bởi vậy, tình yêu quê hương đất nước là một chủ đề lớn của văn học Việt Nam. Ngay từ những vần thơ đầu tiên là ca dao, ta đã thấy một tình yêu nước nồng nàn và mãnh liệt. Sau đây là những bài ca dao hay nhất về tình yêu quê hương đất nước:

1. Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

2. Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

3. Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

4. Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Ngàn năm văn vật bây giờ là đây

5. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

6. Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

7. Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

8. Đồn rằng chợ Bỏi vui thay,

Đằng Đông có miếu, đằng Tây có chùa.

Giữa chợ lại có đền thờ,

Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu.

9. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

10. Quê em có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.

Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,

Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.

11. Ai lên làng Quỷnh hái chè

Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh

Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh

12. Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào

13. Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn

Mạch nha, đường phổi, đường phèn

Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền

14. Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ

Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành

Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành

Núi kia hết đá, anh mới đành xa em

15. Bạc Liêu nước chảy lờ đờ

Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

16. Đồn rằng chợ Bỏi vui thay

Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa

Giữa chợ lại có đền thờ

Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu

17. Xa đưa văng vẳng tiếng chuông,

Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông.

18. Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

19. Bình Định có núi Vọng Phu.

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Em về Bình Định cùng anh.

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

20. Hỡi cô thắt lưng bao xanh,

Có về Vạn Phúc với anh thì về.

Vạn Phúc có cội cây đề,

Có sông uốn khúc, có nghề quay tơ.

Kẻ Dầu có quán Đình Thành,

Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi.

Mười tám cất thuyền xuống bơi,

Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần.

21. Bến tre dừa ngọt sông dài

Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh

Kẹo Mõ Cày vừa thối vừa hôi

Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan

Anh đây muốn hỏi thiệt nàng

Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

22. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.

Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,

Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.

23. Muốn ăn cơm tấm, canh cần,

Thì về Trinh Tiết chăn tầm với anh.

Ngó vô Linh Đống mây mờ,

Nhớ ông nguyên soái dựng cờ đánh Tây.

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

24. Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn,

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

25. Rạch Miễu văng nối hai đầu

Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang

Ai về sông nước Hậu Giang

Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông

26. Rừng thiêng nước độc thú bầy,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.

27. Biển Ba Động nước xanh cát trắng

Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây

Xin mời du khách về đây

Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên

28. Ai lên Phú Thọ thì lên,

Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.

Đền này thờ tổ Nam Phương,

Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng.

Ai ơi nhận lại cho tường,

Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng.

Lên cao chẳng khác đất bằng,

Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.

Đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng vĩ với những cảnh đẹp thiên nhiên nên thơ sống động. Những câu ca dao đã phần nào vẽ nên bức tranh toàn cảnh về quê hương đất nước Việt Nam với những đặc trưng đặc sản riêng của mỗi vùng. Từ đó khơi gợi trong mỗi người tình yêu đối với quê hương đất nước tươi đẹp. Những câu ca dao từ ngàn đời nay đã được cất lên trong dòng chảy của lịch sử một cách đầy tự hào như vậy.

Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề