Nêu ưu điểm của phương pháp ghép cành

 I. Khái niệm chung và cơ sở khoa học của phương pháp ghép

1. Khái niệm chung

Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận (mắt,cành) của cây nhân giống (cây mẹ) gắn lên một cây khác (cây gốc ghép) để cho ta một cây mới.

2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép

- Là quá trình làm cho tượng tầng của mắt ghép hay cành ghép tiếp xúc với tượng tầng của cây gốc ghép.

- Các mô mềm chỗ tiếp giáp do tượng tầng sinh ra sẽ phân hoá thành các hệ thống mạch dẫn giúp cho nhựa nguyên và nhựa luyện vận chuyển bình thường giữa cây gốc gép và cành ghép.

- Sau khi cây gép đã sống, cắt ngọn cây gốc ghép, từ mắt ghép hay cành ghép nảy lên những chồi, mầm mới cho ta cây mới.

II. Ưu điểm của phương pháp ghép

* Trồng bằng cây ghép có những ưu điểm sau:

- Sinh trưởng, phát triễn tốt nhờ tính thích nghi, tính chống chịu của cây gốc ghép.

- Sớm ra hoa, kết quả vì cành ghép tiếp tục giai đoạn phát dục cuả cây mẹ.

- Giữ được đầy đủ đặc tính của giống muốn nhân, có đặc tính di truyền ổn định.

- Tăng tính chống chụi của cây.

- Hệ số nhân giống cao.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống

1. Giống cây làm gốc ghép và giống cây lấy cành, mắt để ghép phải có quan hệ họ hàng huyết thống gần nha.

Ví dụ: Các giống bưởi chua, đắng… làm gốc ghép cho các giống cam, quýt, bưởi ngọt.

2. Chất lượng cây gốc ghép

Cây gốc ghép sinh trưởng khoẻ, vào thời vụ ghép cây phải có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động mạnh, dễ bóc vỏ

3. Cành ghép, mắt ghép

Khi ghép chọn những cành bánh tẻ, ở phía ngoài, giữa tầng tán.

4. Thời vụ ghép

Thời kỳ có nhiệt độ (20-300 C), độ ẩm (80 – 90)% là điều kiện lý tưởng để ghép.

5. Thao tác kĩ thuật

Cần đảm bảo các yêu cầu sau :

- Dao ghép phải sắc, thao tác nhanh gọn.

- giữ vệ sinh cho vết cắt mắt ghép, cành ghép, gốc ghép.

- Đặt mắt ghép hay cành ghép vào gốc ghép.

- Buộc chặt vết ghép để tránh mưa nắng và cành ghép thoát hơi nước quá mạnh.

IV. Các kiểu ghép

1. Ghép rời

Phương pháp này được thưc hiện bằng cách lấy một bộ phận (đoạn, cành, mắt) rời khỏi cây mẹ đem gắn vào cây gốc ghép.

a. Ghép mắt chữ T

- Lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép theo kiểu chữ T

b. Ghép mắt cửa sổ

- Lấy mắt ghép

- Mở gốc ghép theo hình cửa sổ

c. Ghép mắt nhỏ có gỗ

- Lấy mắt ghép giống kiểu mắt chữ T

- Mở gốc ghép : vạt vào gốc ghép một lớp gỗ mỏng

d. Ghép đoạn cành

- Trên cây mẹ, chọn những cành bánh tẻ, khoảng cách lá thưa có mầm ngủ đã tròn mắt ở nách lá sau đó cắt hết cuống lá.

- Trên cành ghép chỉ cắt lấy một đoạn.

2. Ghép áp cành

Đây là kiểu ghép cổ truyền cho tỉ lệ sống cao.

- Cách tiến hành :

+ Treo hoặc kê các bầu cây gốc ghép lên các vị trí thích hợp gần cành ghép của cây mẹ.

+ Chọn các cành có đường kính tương đương với đường kính gốc ghép. Vạt một mảnh vỏ trên gốc ghép và cành ghép có diện tích tương đương sau đó dùng dây ni lông buộc chặt, kín hai vết đã vạt cho tượng tầng của gốc ghép và cành ghép khít chặt vào nhau.

Nêu ưu điểm của phương pháp ghép cành



2. Ưu và nhược điểmƯu điểm:Nhân giống nhanhCây con giữ được đặc tính tốt của mẹChọn được gốc ghép chống chịu được sâubệnh tốt, mau cho quả…Khuyết điểm:Thợ ghép phải được huấn luyệnĐôi khi virut truyền qua đường ghép nhưdao ghép, kéo cắt…Một số gốc ghép dễ mẫn cảm với một loạivirut nào đó 3. Điều kiện căn bản để ghép cây thành côngPhải thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:Sự tương tác giữa các thành phần ghépSự sống của các thành phần ghép nên cầnđến sự bảo quản mắt ghép tốtCó sự tiếp xúc tượng tầngSự cột hay cố định giữa các thành phần vớinhauĐể tỉ lệ thành công cao cần xét thêm:Mùa ghépThời tiếtSự dinh dưỡng của cây… 4. Mối ảnh hưởng qua lại giữa cành ghép và gốc ghép4.1. Ảnh hưởng của cành ghép đến gốc ghépTỉ lệ thành công cao hay thấp liên hệ tới sựtương dung giữa 2 thành phầnTình hình phân bố của rễSố lượng rễSự phân bố của rễ nông hay cạn4.2. Ảnh hưởng của gốc ghép đến cành ghépKhả năng thành công do sự tương dung giữa 2thành phầnSức sinh trưởng của câyKhả năng ra hoa quả sớm hay muộnĐộ lớn của quảKhả năng cho năng suất cao hay thấpThời kỳ chín của quả sớm hay muộnKhả năng chống chịu của cây 5. Chọn lựa gốc ghépCó sức kết hợp tốtCó tuổi thích hợp cho từng kiểu ghépCó bộ rễ khỏeDễ nhân giốngLàm cây lùnCó sự tăng trưởng tương đương với gốc ghépChống chịu sâu bệnh và các khắc nghiệt của môitrường6. Chọn lựa cành hay mắt ghépCây mẹ cần chọn cẩn thậnĐối với cây họ cam quýt cần gửi mẫu để kiểm travirut, becteri…Chọn cành ghép ở phía trên, ngoài tán 7. Ghép cây chỉ thịMục đích phát hiện cây mẹ bị bệnh sớm, đặc biệt ápdụng cho cây họ cam quýt.Muốn phát hiện bệnh gì thì chọn cây chỉ thị tương ứng.8. Dụng cụ ghépDao ghépCưaKéo cắt cànhDây cộtLá dừaBao nylonSáp, sơn bảo vệ9. Thời vụ ghépTheo thời tiếtTheo mùa tăng trưởng của cây 10. Các phương pháp ghép10.1. Ghép áp cành:Ưu và khuyết điểm của kiểu ghép••••Tỉ lệ thành công caoDễ làmSố cây con sản xuất không nhiềuGốc ghép phải đem vào gần cây mẹ, phải đeo lên cao, tốncông…Phân loại ghép áp• Ghép áp cành thật• Ghép áp cành giảThao tác ghépCây gốc ghép trồng trong bầu nylon, chất độn bầu nhẹ để dễtreo bầuCách ghép• Đối với kiểu ghép áp thật nên gọt sâu và phẳng vào lớp gỗcủa cành và gốc ghép một đoạn dài 5-8 cm.• Đới với ghép áp giả, gốc ghép bị cắt cụt đầu rồi vát dẹp, cànhghép bị khía sâu vào phía ngọn, lùa gốc ghép vào chỗ khíacủa cành ghép. 10.2. Ghép mắtƯu và khuyết điểm của kiểu ghépTốc độ nhân nhanhThao tác dễPhụ thuộc vào loài cây, vào thời vụ, thời tiết..Phân loại ghép mắtGhép mắt có vỏGhép mắt có cả gỗThao tác ghépCây gốc ghép: chọn gốc ghép ổn định 1-2 năm tuổi.Mắt ghép: hình khiên ở kiểu chữ T, hình chữ nhật ở cáckiểu còn lại, dài trung bình 2-3 cm, bề ngang tùy vào đoạn cànhlấy mắt.Cho tiếp xúc, đậy lá dừa, cột dây.Chăm sóc sau ghép: 10 ngày sau cắt dây, 1 tuần saunữa cắt cụt đầu gốc ghép cho mắt ghép dễ nảy mầm. 10.3. Ghép cành rờiƯu và khuyết điểm của kiểu ghépDễ làm, nhân nhanhTỉ lệ thành công không cao lắmPhân loại ghép cành rờiGhép nệm đọtGhép kiểu yên ngựaGhép nêm cốiGhép nêm bên hông gốc ghépThao tác ghépCây gốc ghép: chọn độ tuổi thích hợp tùy từng loại cây,nhất là ở kiểu ghép đọt.Cách ghép: cành ghép được cắt dài từ 5-6 cm có trên 2mầm, gốc được vát chéo, ngọn gốc ghép được chẻ đôi ở kiểunêm đọt, cột trùm ngọn cành ghép để chống mất nước.Chăm sóc sau ghép: sau 2 tuần gỡ phần dây cột trùm phầnngọn của cành ghép cho mắt ghép nảy mẩm, dây cột ở gốc cànhghép không tháo ra cho tới khi đem trồng. 10.4. Ghép cải tạo giốngLợi ích của việc ghép cải tạo giốngĐổi giống mới có năng suất và phẩm chất tốt hơn, đápứng yêu cầu của thị trường.Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bảnKhông tốn tiến để mua giống mới, không tốn công trồnglạiTỉ lệ thành công caoVườn có giống tốt và đồng đều10.5. Ghép hai lầnGhép 2 lần có công dụngĐổi giống mớiGiải quyết một phần sự bất tương dung khi ghép thiếuđoạn thân trung gianĐể giúp toàn tổ hợp có đặc tính chống chịu tốt hơnTăng năng suất và phẩm chấtCó được tính trạng mong muốn IX. Nuôi Cấy MôVí dụ: quy trình nhân giống chuối giàCon chuốiLàm sạch vô trùngLấy mô phân sinhXét nghiệm ElisaKích thích hình thành chòi bất địnhCác chồi bất địnhCây con được phóng thích cho người trồngTrồng lần 2 trong chậu nhựaNhân chồi bằng cấy truyền lặp lạiChồi mọc dài ra cà ra rễTrồng lần 1 trong khai đấtHình: sơ đồ nhân giống chuối ở Đài Loan 214635