Ngày mấy sài gòn hết giãn cách

Việc nới lỏng giãn các xã hội là nhằm phục hồi hoạt động kinh tế và và đưa sinh hoạt của người dân về « trạng thái bình thường mới », trong khi vẫn phải chung sống với virus corona. Số ca tử vong vì dịch Covid-19 ở Việt Nam từ 36 người vào tháng 5 tăng vọt lên hơn 19.000 người tính đến hôm qua [29/09].

Thành phố Sài Gòn với hơn 9 triệu dân hiện vẫn là tâm chấn của đợt dịch mới, chiếm đến hơn 80% tổng số ca tử vong và phân nửa tổng số gần 780.000 ca nhiễm trên toàn quốc.

Theo tin báo chí trong nước, trong cuộc họp báo sáng nay, ông Lê Hòa Bình, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thông báo là sau ngày 30/09, mọi chốt kiểm soát nội đô sẽ được dỡ bỏ, nhưng công an sẽ duy trì các chốt kiểm soát giáp ranh với các tỉnh. Người dân không cần trình giấy đi đường nữa. Kể từ ngày mai, các khu công nghiệp, công trình xây dựng, thương xá, các bệnh viện, nhà hàng bán thức ăn mang đi sẽ được hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh là thành phố sẽ không « mở cửa ồ ạt » các hoạt động, mà sẽ mở cửa « từng bước và có lộ trình ». Chính quyền thành phố Sài Gòn cũng yêu cầu người dân « không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác và không ra khỏi địa bàn của thành phố ». 

Cũng theo lời quan chức này, ngoài việc tiếp tục nâng cao năng lực điều trị của hệ thống bệnh viện của thành phố để ứng phó với dịch Covid-19, đây cũng là lúc phục hồi các hoạt động để chữa trị các bệnh khác.

Hãng tin Reuters hôm nay nhắc lại là các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch đã khiến nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp xung quanh Sài Gòn phải đóng cửa. Gần đây, một số doanh nghiệp nước ngoài đã lên tiếng cảnh báo là nếu phong tỏa kéo dài, họ sẽ buộc phải chuyển cơ sở sản xuất sang các nước khác.

Đăng ngày: 13/08/2021 - 14:57

Tại một giao lộ ở Sài Gòn trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh chụp ngày 26/07/2021. AP - Huu Khoa

Báo chí chính thức tại Việt Nam hôm nay 13/08/2021 dẫn lời lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do tình hình dịch Covid-19 tại thủ phủ kinh tế của Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát, thành phố sẽ phải kéo dài thêm hai tuần "giãn cách xã hội" theo chỉ thị 16 của chính phủ.

Hai ngày trước khi đợt giãn cách hiện hành hết hạn, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc họp thông tin về tình hình phòng chống dịch Covid-19 tại thành phố. Chủ trì cuộc họp, ông Phan Văn Mãi, phó bí thư thường trực thành ủy TP Hồ Chí Minh, cho biết tình hình « dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc áp dụng các biện pháp xã hội có thể kéo dài ».  

Ông Mãi cho biết đến Chủ nhật, thành phố sẽ công bố kế hoạch chính thức theo hướng tiếp tục áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 của chính phủ. Mục tiêu thành phố đề ra là đến ngày 15/09 sẽ phải kiểm soát được tình hình dịch bệnh.  

Đợt dịch Covid mới đã bùng lên từ ngày 27/04 tại Việt Nam, với Sài Gòn trở thành tâm dịch lớn nhất nước.  Ngay từ ngày 31/05, thành phố đã thực hiện các quy định giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó gần một tháng qua áp dụng mức độ giãn cách cao nhất theo chỉ thị 16 của chính phủ, cùng với lệnh giới nghiêm buổi tối.  

Tuy nhiên, đến nay tình hình dịch bệnh vẫn không kiểm soát được, dù thành phố đã nhiều lần thay đổi chiến lược xử lý khủng hoảng y tế, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng.  Số ca nhiễm mới ở TP Hồ Chí Minh những ngày qua có xu hướng giảm, một phần do thành phố ngừng xét nghiệm đại trà. Các bệnh viện, các khoa hồi sức tăng cường vẫn tiếp tục bị quá tải.  

Về tình hình chung, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng ở mức cao. Hôm qua cả nước lại ghi nhận số ca nhiễm cao thứ 2 kể từ đầu đợt dịch này là 9568  ca.  

TP HCM: Tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP HCM theo chỉ thị 15 thêm 14 ngày.

Đó là quyết định của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau khi nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12] giảm cấp áp dụng giãn cách xã hội từ theo chỉ thị 16 xuống theo chỉ thị 15.

Như vậy, thay vì kết thúc giãn cách xã hội vào 0h ngày 15/6 như chỉ đạo trước đó, TP HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần cho đến 0h ngày 30/6.

Quảng cáo

Nhiều người dân TP HCM đã viết trên Facebook động viên nhau với những lời chia sẻ như "Sài Gòn cố lên thêm 2 tuần nữa", "Cả nước cùng đồng lòng chống dịch", "Thêm 2 tuần nghỉ với sáng ở nhà, đêm coi bóng đá".

Trước đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần thiết giãn cách xã hội thêm một thời gian nữa, tương ứng một chu kỳ lây nhiễm của chủng biến thể mới hiện nay.

Ông Nên lưu ý rằng với những nơi có nguy cơ cao, dự liệu những tình huống khó đoán định, khó kiểm soát thì có thể áp dụng những biện pháp phòng chống dịch cao hơn. Những nơi đảm bảo an toàn, có thể đảm bảo kiểm soát được có thể áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 19.

Còn phía Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng toàn TP HCM kể cả quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12] tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15 từ ngày 15/6. Vì hiện hai khu vực này đang thực hiện Chỉ thị 16.

Covid-19: Dân góp quỹ, phép lạ của Việt Nam?

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Covid-19: VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Lý giải việc này, ông Bỉnh cho rằng mầm bệnh vẫn âm thầm trong cộng đồng, sự xuất hiện liên tiếp hàng loạt các chuỗi lây nhiễm trong TP thời gian khoảng giữa tháng 5 cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào thành phố vào đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ và đã lây lan âm thầm.

Như vậy, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh dịch.

Kiến nghị này được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sáng 14/6 khi thành phố đã ghi nhận 819 ca nhiễm - xếp thứ ba cả nước và trải qua 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM khá phức tạp với cụm lây nhiễm mới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Điểm dịch này được phát hiện từ ngày 11/6 khi một nhân viên phòng Công nghệ thông tin được xét nghiệm vì có triệu chứng nghi ngờ. Bệnh viện đã khẩn trương sàng lọc, truy vết thần tốc, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Đến nay, 53 nhân viên đã có kết quả dương tính.

Trước đó, theo ông Bỉnh, cụm lây nhiễm liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng với các hội viên của điểm nhóm này cư ngụ tại 16/22 quận, huyện, thành phố đã làm lây lan dịch bệnh ra 20/22 quận huyện và 6 tỉnh miền Nam [gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu].

Tính từ ngày 26/5 đến nay, thành phố có có tổng cộng 463 trường hợp dương tính liên quan điểm nhóm tôn giáo này.

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

Covid-19: Chỉ có vaccine là 'con đường bền vững giúp thoát dịch'

Covid-19: Không có liều vaccine nào thực sự là 'miễn phí'

Ngoài ra, TP HCM vẫn có những ổ dịch khác như ở xưởng cơ khí Hóc Môn và Khách sạn Đệ Nhất; chung cư Ehome 3 [phường An Lạc, quận Bình Tân]; quán bánh cánh O Thanh [hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3]...Chính vì tình hình này, nhiều người cho rằng TP HCM cần tiếp tục giãn cách xã hội.

Trước đó, hôm 1/6, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng xin dừng giãn cách theo Chỉ thị 16: "Tình hình chung của quận đang có chiều hướng tốt, trong vài ngày tới nếu số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng thì chỉ cần giãn cách theo Chỉ thị 16 hết 15 ngày là đủ", ông Dũng thêm rằng người dân, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn cần được chia sẻ.

Trong khi Chủ tịch UBND quận 12, ông Lê Trương Hải Hiếu thì đề xuất: "Nếu không có gì thay đổi, sau 15 ngày toàn quận đề nghị tiếp tục cách ly theo Chỉ thị 15".

Video liên quan

Chủ Đề