Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

  • funeuvu
  • Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

  • 18/03/2022

  • Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm
    Cảm ơn
  • Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm
    Báo vi phạm


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK HOÁ 8 - TẠI ĐÂY

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất:

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất:

Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:

Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây:

Tính số mol KMnO4 cần để điều chế được 3,2 gam oxi

Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:


A.

B.

C.

D.

Nguyên liệu nào sau đây không dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm

Lớp 8

Hóa học

Hóa học - Lớp 8

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy của oxi có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 27.

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy

Bài giảng Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy

Câu 1: Phản ứng phân hủy là

A. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới.

B. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 2: Các chất có thể dùng điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. Cả A và B

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế từ những hợp chất giàu oxi và kém bền như KMnO4, KClO3….

2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 →to 2KCl + 3O2

Câu 3: Số gam KClO3 cần dùng để điều chế 3,36 lít O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 12,25 gam

B. 24,5 gam

C. 18,375 gam

D. 36,75 gam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

nO2= 3,3622,4=0,15 (mol)

Phương trình hóa học: 2KClO3 →to 2KCl + 3O2

Theo phương trình cứ 2 mol KClO3 phản ứng tạo ra 3 mol O2.

x mol KClO3 phản ứng tạo ra 0,15 mol O2.

Vậy x = 0,1 (mol)

 mKClO3= n. M = 0,1. (39 + 35,5 + 16.3) = 12,25 gam.

Câu 4: Có thể sử dụng cách nào dưới đây để điều chế được oxi trong công nghiệp?

A. Dùng nguyên liệu là không khí.

B. Dùng nước làm nguyên liệu.

C. Dùng đá vôi làm nguyên liệu.

D. A và B.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Để điều chế được oxi trong công nghiệp có thể dùng nguyên liệu ban đầu là nước hoặc không khí.

+ Từ không khí: Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Trước hết thu được khí N2 (ở -196oC); sau đó là khí O2 (ở - 183oC).

+ Từ nước: Điện phân nước trong các bình điện phân sẽ thu được 2 khí riêng biệt là O2 và H2.

Câu 5: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

B. Cu + H2S → CuS + H2

C. MgO + CO2 → MgCO3

D. 2KMnO4  K2MnO4 + O2 + MnO2

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 6: Nhiệt phân 12,25 gam KClO3 thấy có V lít khí bay lên ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là

A. 4,8 lít

B. 3,36 lít

C. 2,24 lít

D. 3,2 lít

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

nKClO3=12,2539+35,5+16.3=0,1 mol

Phương trình hóa học:

2KClO3 →to 2KCl + 3O2

Theo phương trình cứ 2 mol KClO3 phản ứng tạo ra 3 mol O2.

0,1 mol KClO3 phản ứng tạo ra 0,15 mol O2.

V = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)

Câu 7: Tổng hệ số của chất tham gia và tổng hệ số của chất sản phẩm ở phản ứng:  2KClO3 →to 2KCl + 3O2 là

A. 2 và 5

B. 5 và 2

C. 2 và 2

D. 2 và 3

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Hệ số chất tham gia là 2, tổng hệ số của sản phẩm là 2 + 3 = 5.

Câu 8: Hóa chất nào không dùng để điều chế oxi?

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. H2O

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Oxi có thể điều chế bằng cách nhiệt phân hợp chất giàu oxi như KMnO4, KClO3,… hoặc điện phân nước.

Câu 9: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2

B. 3

C. 2 hay nhiều sản phẩm.

D. 1

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 10: Chọn nhận xét đúng

A. Phản ứng phân hủy luôn tạo ra 2 sản phẩm.

B. Phản ứng phân hủy có thể cho 1 đến nhiều sản phẩm.

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra 2 hoặc nhiều sản phẩm.

D. Cả A và C đều đúng

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 11: Cho phản ứng 2KMnO4  →to K2MnO4 + MnO2 + O2. Tổng hệ số sản phẩm là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 5

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Tổng hệ số của sản phẩm là = 1 + 1 + 1 = 3

Câu 12: Tính khối lượng KMnO4 cần dùng, biết khi nhiệt phân thấy 4,48 lít khí bay lên ở điều kiện tiêu chuẩn?

A. 15,8 gam

B. 63,2 gam

C. 31,6 gam

D. 12,25 gam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

 nO2=4,4822,4=0,2 (mol)

Phương trình hóa học:

2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo phương trình cứ 2 mol KMnO4 phản ứng tạo ra 1 mol O2.

x mol KMnO4 phản ứng tạo ra 0,2 mol O2.

Vậy x = 0,4 mol.

mKMnO4= 0,4. (39 + 55 + 16.4) = 63,2 gam.

Câu 13: Phương trình nào dưới đây không dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. 2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

B. 2H2O2 →to 2H2O + O2

C. 2KClO3 →to 2KCl + 3O2

D. 2H2O →to 2H2 + O2

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: 2H2O  2H2 + O2 là phương trình điều chế oxi trong công nghiệp.

Câu 14: Tiến hành nhiệt phân 23,7 gam KMnO4 thấy thoát ra V lít khí Oxi ở điều kiện tiêu chuẩn. V nhận giá trị nào dưới đây?

A. 3,36 lít

B. 4,48 lít

C. 1,68 lít

D. 5,6 lít

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

nKMnO4=23,739+55+16.4=0,15 mol

Phương trình hóa học:

2KMnO4  →to K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo phương trình cứ 2 mol KMnO4 phản ứng tạo ra 1 mol O2.

0,15 mol KMnO4 phản ứng tạo ra 0,075 mol O2.

vO2= 0,075. 22,4 = 1,68 lít.

Câu 15: Số mol KClO3 cần thiết để điều chế được 10,08 lít oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là?

A. 0,45 mol

B. 0,3 mol

C. 0,6 mol

D. 0,9 mol

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

nO2=10,0822,4=0,45 mol

Phương trình hóa học:

2KClO3 →to 2KCl + 3O2

Theo phương trình cứ 2 mol KClO3 phản ứng tạo ra 3 mol O2.

x mol KClO3 phản ứng tạo ra 0,45 mol O2.

Vậy x = 0,3 mol.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Không khí – sự cháy có đáp án  

Trắc nghiệm Bài luyện tập 5 có đáp án 

Trắc nghiệm Tính chất - ứng dụng của hiđro có đáp án  

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa – khử có đáp án 

Trắc nghiệm Điều chế khí hidro – phản ứng thế có đáp án