Nguyên nhân bệnh gay

Nhóm người đồng tính còn được gọi chung bằng tên viết tắt LGBT, bao gồm: đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) bị thu hút bởi cả hai giới và chuyển giới (Transgender).

Làm thế nào để nhận diện được người đồng tính?

Đó là một loại “bệnh” hay “tình”? Và nếu là bệnh thật thì cách chữa trị, khắc phục như thế nào, còn là tình thì phải làm sao?... Ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có cái nhìn đúng đắn và giúp người đồng tính hòa nhập được với xã hội.

Cho đến thời điểm này, không thể quy trọn vẹn hiện tượng đồng tính luyến ái cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính nam hay nữ rõ ràng. Như vậy, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ. Tuy vậy, chính môi trường gia đình, sự chăm sóc và cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung quanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của đồng tính.

Các nhóm đối tượng đồng tính

Có thể phân nhóm đối tượng này một cách đơn giản như sau: Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ; Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình; Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện; Nhóm đối tượng chấp nhận đồng thuận bằng sự giả vờ vì một mục tiêu cá nhân vụ lợi nào đó. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.

Nguyên nhân bệnh gay

Làm gì để xác định giới tính?

Kiểm tra ngoại hình: Với kỹ thuật hình ảnh như siêu âm và hoạt động thăm khám trực tiếp, bác sĩ tìm hiểu đường sinh dục, tuyến sinh dục để xác định giới tính. Tiến hành các xét nghiệm di truyền học: Nhiễm sắc thể đồ (khảo sát bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân với tiêu chuẩn 46XX với nữ, 46XY với nam). Xét nghiệm xác định nồng độ trong máu của một loạt các hormon nam và nữ như FSH, LH, oestradiol, progesteron, prolactin, testosteron.

Khảo sát tâm lý về mặt tính cách, tâm lý xã hội, sở thích, thói quen bằng trò chuyện với bệnh nhân; đồng thời tìm hiểu mong ước của người thân về giới tính bệnh nhân.

Đồng tính có phải là bệnh?

Với nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ, có thể phân biệt 2 thời kỳ mắc bệnh là thể bào thai (tức là mắc bệnh khi còn ở trong tử cung) và thể mắc bệnh sau khi sinh. Thực tế lâm sàng thường gặp thể bào thai, ít gặp thể sau khi sinh.

Thể nam hóa ở các bé gái: Chiếm tỷ lệ 60% các ca bệnh. Trường hợp thứ nhất, bệnh gây tăng tiết androgen trước khi phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục nên dẫn đến phát triển cơ quan sinh dục kiểu giả ái nam ái nữ. Biểu hiện trên cơ thể: âm vật phì đại giống như dương vật, môi lớn, môi bé to, âm đạo, tử cung không phát triển.

Trường hợp thứ hai, tăng tiết androgen sau khi đã biệt hóa các cơ quan sinh dục và các ống sinh dục, ở bé gái bị bệnh lúc này chỉ thấy phì đại âm vật.

Trường hợp thứ ba, tăng tiết androgen sau khi sinh: ở bé gái sơ sinh, cơ quan sinh dục phát triển bình thường, nhưng về sau, cơ quan sinh dục bị biến đổi tùy thuộc tình trạng rối loạn chức năng vỏ thượng thận. Vì vậy, trên lâm sàng có thể có các triệu chứng: trẻ mọc lông sớm theo kiểu đàn ông, âm vật phì đại, tử cung, tuyến vú không phát triển, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc vô sinh.

Ở trẻ trai: Sau khi sinh, rối loạn phát triển sinh dục với các biểu hiện: phát triển sớm các triệu chứng sinh dục thứ phát, dương vật to, tuyến tiền liệt to, nhưng tinh hoàn không phát triển và không có hiện tượng tạo tinh trùng. Trẻ sớm có ham muốn sinh dục, cường dương, trường hợp bệnh xảy ra trong thời kỳ dậy thì, thường kèm tăng huyết áp.

Nhiều quốc gia đã chính thức loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20. Theo đó, chỉ nên kết luận đây là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Vì vậy, người đồng tính rất cần sự cảm thông và chia sẻ của xã hội để sống hòa nhập.   


Hiện tượng ngủ ngáy rất phổ biến, và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nam giới thường ngủ ngáy nhiều hơn, tuy nhiên cũng xảy ra ở nữ giới, đặc biệt là sau khi mãn kinh.

Có nhiều nguyên nhân gây ngáy và tùy theo nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau.

Tư thế ngủ

Nếu nằm ngửa, bạn dễ bị ngáy hơn do tác động của trọng lực lên đường hô hấp trên. Điều này xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng, gây hẹp đường thở.

Giải pháp: Nằm nghiêng về một bên. Dụng cụ đỡ hàm dưới có ích trong trường hợp ngáy này. Đây là dụng cụ giữ cho hàm dưới và lưỡi đẩy về phía trước, tạo thêm không gian để thở.

Một lựa chọn khác là sắp xếp gối sao cho đầu ở vị trí hơi nghiêng, giúp thông đường hô hấp đằng sau họng.

Thừa cân

Tăng cân có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe và là một tác nhân chính gây ngáy ở nam giới, vì không giống như nữ giới họ có xu hướng tăng cân ở khu vực cổ.

Các mô mỡ quanh cổ chèn ép đường thở và khiến không khí khó lưu thông khi ngủ, do vậy đường thở dễ phát ra tiếng động.

Giải pháp: Giảm cân hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện.

Uống rượu

Rượu có tác dụng an thần và giảm đau, giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể khiến các cơ sau họng bị chèn ép gây ra ngáy.

Thuốc ngủ và thuốc an thần như thuốc kháng histamin cũng có ảnh hưởng tương tự.

Giải pháp: hạn chế uống rượu. Chỉ uống muộn nhất là cách 4 tiếng trước khi đi ngủ.

Hút thuốc

Những người hút thuốc dễ ngủ ngáy gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Khói thuốc lá kích thích niêm mạc khoang mũi và họng, gây sưng và viêm. Kết quả là tắc mũi khiến bạn khó thở bằng mũi. Những người hít phải khói thuốc của người khác hút cũng có nguy cơ ngáy.

Giải pháp: Cai thuốc hoặc chỉ hút thuốc cách giờ ngủ ít nhất 4 tiếng để giảm ảnh hưởng của thuốc.

Ngáy do lưỡi

Nếu bạn bị ngáy nặng một thời gian, tổn thương dây thần kinh và cơ của đường hô hấp trên khiến chúng dễ bị sập xuống. Tình trạng này làm hẹp đường thở và khiế mô lưỡi bị rung, gây tắc nghẽn đường thở.

Giải pháp: Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng thiết bị hỗ trợ hàm dưới có thể giúp giữ lưỡi không chèn vào thành sau họng.

Dị ứng

Các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi, góp phần tạo ra tiếng ngáy và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Sưng niêm mạc mũi và họng ảnh hưởng tới hô hấp qua đường mũi – đặc biệt là vào ban đêm.

Giải pháp: điều trị dị ứng.

Lỗ mũi nhỏ

Lỗ mũi nhỏ có thể khiến bạn khó thở bằng đường mũi. Do đó bạn sẽ thở bằng miệng và bị ngáy.

Giải pháp: Mang panh mũi. Đây là một dụng cụ bằng nhựa đàn hồi giúp giữ cho lỗ mũi mở.

Thở bằng miệng

Nếu há miệng khi ngủ, bạn sẽ dễ bị ngáy.

Khi chúng ta thở bằng mũi, không khí đi qua phần cong của vòm miệng mềm từ từ vào họng mà không tạo ra những “tiếng động” không cần thiết.

Nhưng khi thở bằng miệng, không khí va vào mặt sau họng và có thể khiến mô mềm rung lắc mạnh.

Giải pháp: Hãy thử các thiết bị hỗ trợ ngăn thở bằng miệng./.

Ngọc Diệp (t/h)