Nguyên nhân của nứt gót chân

Gót chân bị khô và nứt nẻ là tình trạng thường gặp ở nhiều người, kể cả nam lẫn nữ đều có thể bị nứt gót chân. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân, để tìm ra hướng điều trị.

Cơ thể bạn bị thiếu nước trầm trọng

Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu khiến gót chân của bạn bị nứt nẻ. Do cơ thể chúng ta không cung cấp đủ nước, khi nhiệt độ trong môi trường xuống thấp, khiến vùng da ở gót chân bạn trở nên khô cứng, lâu dần không được chăm sóc hình thành những vết nứt, rãnh ở gót chân. Gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn, thậm chí gây chảy máu cho ta.

Không tẩy tế bào chết thường xuyên

Đôi chân bạn là nơi phải thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Khi chân bạn không được làm sạch thường xuyên và bỏ qua việc tẩy da chết ở chân. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn. Gây nên tình trạng nứt và lở loét ở chân của bạn, thậm chí chúng khiến vết thương ở chân ta lâu lành.

Áp lực quá mức lên phần gót chân

Nếu gót chân bạn phải chịu áp lực trong thời gian dài do đi bộ hay đứng quá lâu trên nền đất cứng ( đặc biệt ở người béo phì hoặc phụ nữ mang thai) sẽ làm tăng áp lực lên gót chân, khiến cho lớp sừng ở gót bị dày lên và bị tách ra. Gây nên tình trạng nứt gót ở chân ta.

Nguyên nhân của nứt gót chân
Biểu hiện thường thấy của tình trạng nứt gót chân là gót chân bạn bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, nấm hoặc siêu vi xâm nhập.

Mang giày, dép không đúng kích cỡ

Khi bạn mang giày, dép quá chật sẽ khiến chân mình bị siết chặt gây ma xát nhiều, khiến máu khó lưu thông. Gây nên tình trạng đau chân và làm bạn khó di chuyển. Ngoài ra chúng còn gây nên tình trạng khô sần, nứt nẻ ở gót chân bạn.

Một số bệnh lý

Những người mắc bệnh rối loạn hoặc các bệnh suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, nhiễm nấm, đặc biệt là bệnh tiểu đường,…. Là những nguyên nhân gây nên tình trạng nứt gót ở chân cho bạn.

Để khắc phục tình trạng nứt gót chân của bạn. Chúng ta cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mình, lựa chọn giày dép phù hợp với kích thước của chân ( không nên mang giày dép quá chật, cũng không nên mang quá rộng) , chăm sóc da chân, thường xuyên vệ sinh và tẩy tế bào chết định kỳ cho chân mình. Để giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng nứt gót chân của ta.

Gót chân nứt là gì?

Nguyên nhân của nứt gót chân
Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, thường gặp ở da khô và diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Nguồn ảnh: Internet 

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, thường gặp ở da khô và diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân gây nứt gót chân 

Thiếu vitamin: Tình trạng thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin nào đó sẽ khiến làn da của bạn bạn khô hơn và dễ bị bong tróc, nhất là da gót chân thường không được nhiều người quan tâm đến.

Béo phì: Trọng lượng cơ thể sẽ đè nặng lên đôi chân bởi chân là nơi nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Gót chân của người béo phì thừa cân sẽ phải mở rộng hơn để hỗ trợ chức năng nâng đỡ và khiến tình trạng nứt gót chân xảy ra.

Đứng quá lâu: Việc này sẽ tăng áp lực lên đôi chân và gót chân, làm vùng da chân căng thẳng và khiến nứt da gót chân.

Thói quen tắm rửa sai cách: Tắm nước nóng thường xuyên và sử dụng những loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa sẽ khiến làn da bạn khô và dễ nứt nẻ hơn.

Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh có thể mắc phải chứng dày sừng quang hóa khiến da ở chân nứt ra.

Chọn giày dép chưa phù hợp: Những đôi giày, dép không thích hợp có thể gây ra tình trạng nứt da gót chân. Hãy lựa chọn những đôi dép mềm mại, kích cỡ thích hợp để bảo vệ đôi chân của bạn.

Mắc một số bệnh lý: Tiểu đường, nấm chân, chàm là một số bệnh có thể gây ra tình trạng nứt da gót chân.

Nguyên nhân của nứt gót chân

SKĐS - Tôi hay bị nứt gót chân, rất khó chịu và bất tiện cho việc đi giày vì rất đau. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách hạn chế bị nứt gót chân?

Tôi hay bị nứt gót chân, rất khó chịu và bất tiện cho việc đi giày vì rất đau. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách hạn chế bị nứt gót chân?

Mai Hải Duyên (Thanh Hóa)

Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Căn bệnh này thường ít được mọi người quan tâm đúng mức vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nhưng khi gặp một số điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, đó là: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân... làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt. Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: Đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó “dạt” sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân... khiến gót chân rất dễ bị nứt. Người mắc một số rối loạn hoặc các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường... cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Một số nguyên nhân khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách cũng tạo đà cho lớp da gót chân dày, chai, gặp khi trời hanh khô rất dễ bị nứt.

Để cải thiện những khó chịu này, bạn nên uống nước nhiều, áp dụng chế độ dinh dưỡng có thực phẩm giàu vitamin A, C. Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy da chết thường xuyên mỗi tuần. Massage gót chân với dầu mè hoặc dầu dừa khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.