Nguyên tắc kế toán là gì

  • Nguyên tắc trong lĩnh vực kế toán là gì?
  • Lĩnh vực kế toán có những nguyên tắc cụ thể nào?
    • Nguyên tắc giá gốc 
    • Nguyên tắc trọng yếu
    • Nguyên tắc nhất quán
    • Nguyên tắc hoạt động liên tục
    • Nguyên tắc phù hợp
    • Nguyên tắc thận trọng
    • Nguyên tắc Cơ sở dồn tích

Kế toán là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và được xem là một trong số những ngành nghề vô cùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, ngành nghề này cũng có những nguyên tắc kế toán và luật lệ riêng để đảm bảo tính xác thực theo đúng quy định của pháp luật. Vậy để hiểu rõ hơn về nội dung của các nguyên tắc ấy, hãy cùng Học viện TACA tham khảo những thông tin ở bài viết dưới đây.

Nguyên tắc trong lĩnh vực kế toán là gì?

Nguyên tắc kế toán chính là tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động và quan điểm đối với ngành kế toán. Đó chính là tư tưởng và định hướng được thể hiện xuyên suốt quá trình thực hiện các hoạt động kế toán và phải được chấp hành và tuân theo. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này sẽ luôn được cải tiến và dần hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu tài chính và kinh tế chung của toàn bộ các doanh nghiệp, giúp các tiến trình thu thập, xử lý và quản lý thông tin trở nên tiện lợi và dễ kiểm soát hơn.

Nguyên tắc giá gốc 

Đối với nguyên tắc này, tài sản sẽ được tính theo giá gốc, tương đương với số tiền phải trả theo giá thành hợp lý của tài sản tại thời điểm được ghi nhận. Bên cạnh đó, giá trị tài sản sẽ phải được giữ nguyên và không thay đổi cho đến khi có điều luật khác trong luật kế toán.

Có thể áp dụng công thức sau để tính: 

Nguyên giá = Giá mua tính theo hóa đơn + Chi phí lắp đặt và thử nghiệm – Chiết khấu nếu có chương trình giảm giá.

Nguyên tắc trọng yếu

Những thông tin trong nguyên tắc này sẽ phụ thuộc vào độ quan trọng và tính đặc thù riêng của mỗi thông tin. Ngoài ra, những thông tin này còn tùy vào hoàn cảnh cụ thể như khi thông tin trong báo cáo tài chính và các bản kê khai bị sai lệch và thiếu sót . Vì vậy, nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi thông tin phải được kiểm soát kỹ lưỡng trên cả hai phương diện định lượng và định tính để mang lại tính xác thực và hiệu quả cao trong công việc.

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc nhất quán thể hiện mối liên hệ mật thiết và sự thống nhất giữa chính sách và các phương pháp kế toán mà công ty áp dụng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Mọi sự thay đổi về chính sách hay phương pháp kế toán đều phải được xác nhận thông qua và bổ sung vào các báo cáo giải trình để các nguyên tắc được thống nhất và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh.

Xem thêm: Những khái niệm cơ bản về nguyên lý kế toán

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Ở nguyên tắc này, kế toán phải giả định rằng cơ quan luôn hoạt động liên tục trong một tương lai gần và dựa vào đó để lập những báo cáo tài chính có cơ sở.   Nếu tình trạng thực tế khác với giả định thì phải thiết lập lại báo cáo dựa trên một cơ sở khác kèm giải thích và lý do thỏa đáng. 

Bên cạnh đó, nguyên tắc còn yêu cầu kế toán không được lập vượt quá những khoản dự phòng cho phép và phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc [khoản thu nhập không được thấp hơn giá trị phải trả và các khoản chi phí]. Doanh thu và thu nhập chỉ được công nhận khi chắc chắn có các bằng chứng về khả năng về lợi nhuận và lợi ích kinh tế cũng như chi phí phát sinh.

Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự tương hợp giữa việc ghi nhận về doanh thu và chi phí, nghĩa là kế toán phải đưa ra một khoản chi phí tương ứng khi ghi nhận một khoản doanh thu bất kỳ. Khoản chi phí tương ứng này sẽ bao gồm chi phí của kỳ trước hoặc các chi phí liên quan tới doanh thu tại thời điểm đó. 

Việc xác nhận các khoản chi phí tương ứng sẽ hỗ trợ công ty trong việc phân tích và đưa ra con số thu nhập phải chịu thuế của doanh nghiệp một cách chính xác trước khi nộp cho nhà nước.

Nguyên tắc thận trọng

Đối với nguyên tắc này, người kế toán phải luôn cẩn thận xem xét và thận trọng trước khi đưa ra những phán đoán về số liệu, thông tin trong các trường hợp chưa có sự chắc chắn đưa ra phán đoán. Điển hình như kế toán không nên lập những khoản dự phòng quá lớn cũng như đánh giá thu nhập thấp hơn giá trị những khoản phải trả và chi phí trừ khi có bằng chứng xác thực về khả năng thu lợi nhuận kinh tế.

Nguyên tắc Cơ sở dồn tích

Nguyên tắc này quy định những nghiệp vụ kế toán và thông tin số liệu có liên quan về vốn, nợ và lãi phải được ghi chép cẩn thận vào sổ kế toán ngay ở thời điểm phát sinh. Đồng thời, người kế toán phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc này để lập các báo cáo tài chính thể hiện rõ được tình hình tài chính ở quá khứ, hiện tại và tương lai và doanh nghiệp đó. 

Thông qua bài viết trên, Học viện TACA đã mang đến bạn những khái niệm cơ bản về nguyên tắc kế toán và các nội dung cụ thể của từng nguyên tắc khác nhau.

Xem thêm:

  • Chứng chỉ đại lý thuế
  • Chứng chỉ kế toán
  • Chứng chỉ kiểm toán viên
  • Kế toán trưởng

Chủ Đề