Nguyên tắc quản lý chi đầu tư xây dựng có bản

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Ngày hỏi:20/11/2018

 Chi phí đầu tư  Đầu tư xây dựng

Ban biên tập có nhận được câu hỏi của bạn Trần Minh Thông [***@gmail.com] với nội dung: trong hoạt dộng xây dựng thì nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy định ra sao?

[***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật xây dựng 2014 có quy định vềnguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:

    1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.

    2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng, kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng; hướng dẫn và quản lý việc cấp chứng chỉ định giá xây dựng; công bố các chỉ tiêu, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

    3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

    4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.

    5. Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Trân trọng!


Chi phí đầu tư

Đầu tư xây dựng

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày các quy định chung về các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về các vấn đề sau: 

Xem thêm: Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?[P1]

2. Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với một số công trình cụ thể 

Bên cạnh các nguyên tắc trên, Điều 3, tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ còn quy định chi tiết hơn về các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau: 

Khi thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cần phải quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp với trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm 03 giai đoạn : chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

a. Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư đối với các dự án, công trình xây dựng đặc thù 

Các dự án, công trình xây dựng đặc thù là các dự án, công trình xây dựng có tính đặc biệt bao gồ công trình bí mật nhà nước, công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình xây dựng tạm. 

Với các công trình này, việc quản lý chi phí đầu tư áp dụng các quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

b. Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư đối với các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh 

Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

c. Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư đối với các dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia 

Căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019 quy định chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.

Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.

c. Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài

Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định chi tiết tại Điều 59, Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Các nguyên tắc này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Các chi phí đầu tư xây dựng là các chi phí thực hiện trong quá trình hoạt động đầu tư xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Các quy định chung về các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 

Điều 132, Luật Xây dựng năm 2014 quy định chung về các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau: 

a. Nguyên tắc thứ nhất về việc xác định chi phí đầu tư xây dựng 

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. 

Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.

b. Nguyên tắc thứ hai về công cụ giúp Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng 

Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng bằng việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, Khoản 3, Điều 3, Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về nguyên tắc này như sau: 

Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

c. Nguyên tắc thứ ba về chủ thể chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng 

Chủ đầu tư xây dựng [sau đây gọi là chủ đầu tư] là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng [căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014]

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

Các quy định về điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 98, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo. 

d. Nguyên tắc thứ tư về việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các chi phí đầu tư xây dựng 

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.

đ. Nguyên tắc thứ năm về việc xác định chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công. 

Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. [quy định tại Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019].

Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng bao gồm vốn đầu tư công. Trong đó, Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chi phí đầu tư xây dựng của các dự án này phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ. 

Trên đây là các quy định chung về các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc quản lý đối với một số công trình cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày trong bài viết tiếp theo. 

Xem thêm: 

Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?[P2]

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề