Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) đang điều tra nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc tích tụ khí hiếm tại nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Quảng Đông, Đông Nam Trung Quốc, nơi họ sở hữu một phần liên doanh.

Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.

Cuộc điều tra diễn ra sau khi CNN đưa tin, chính phủ Mỹ đang đánh giá một báo cáo về sự cố rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. Báo cáo này do công ty Framatome đưa ra. Framatome là công ty con của EDF, chịu trách nhiệm thiết kế lò phản ứng của nhà máy và tham gia hoạt động vận hành lò phản ứng này.

Framatome cảnh báo rằng, nhà máy Đài Sơn do liên doanh giữa EDF và Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) điều hành đang đối mặt với “mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra”. CGN sở hữu 70% và EDF 30% trong liên doanh.

Điều gì đã xảy ra tại nhà máy này?

EDF cho biết, hiện tượng tích tụ các khí krypton và xenon đã ảnh hưởng đến mạch chính lò phản ứng số 1 của nhà máy Taishan, tuy nhiên đây là một hiện tượng “đã được biết đến, nghiên cứu và đề cập trong quy trình vận hành lò phản ứng”. EDF đã đề xuất tiến hành một cuộc họp với CGN liên quan đến cuộc điều tra, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể.

Trong khi đó CGN cho biết, các hoạt động tại nhà máy đáp ứng các quy tắc an toàn. Theo dữ liệu của Cơ quan quản lý An toàn hạt nhân Trung Quốc (CNSA), mức độ bức xạ ở khu vực lân cận vẫn ở ngưỡng bình thường vào hôm qua (14/6). Theo CNN, Framatome cáo buộc rằng cơ quan này đang nâng cao giới hạn có thể chấp nhận được đối với việc phát hiện bức xạ bên ngoài nhà máy Đài Sơn nhằm tránh phải đóng cửa nhà máy. Công ty này cho biết họ lo ngại khi tuyên bố giới hạn của Trung Quốcđã được tăng lên vượt quá tiêu chuẩn của Pháp. Hiện CNSA và chính phủ Trung Quốc vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.

Đánh giá nguy cơ rủi ro

Các chuyên gia hạt nhân đã hạ thấp nguy cơ rủi ro đối với sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân này. CNN dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, vụ việc không gây ra mối đe dọa an toàn nghiêm trọng đối với công nhân tại nhà máy hay người dân sống ở khu vực xung quanh.

Các khí hiếm như krypton và xenon được tạo ra trong quá trình phân rã phóng xạ. Những khí này xuất hiện khi có một vài thanh nhiên liệu hạt nhân bị xuống cấp. Khi các thanh hạt nhân bị hỏng chúng sẽ giải phóng những chất khí như xenon vào dòng nước chảy qua chúng và tới các tuabin sản xuất điện. Việc phát hiện các khí này ở khu vực bên ngoài là một cảnh báo sớm cho thấy một trong những hệ thống an toàn của nhà máy đang gặp trục trặc. Nhưng những sự cố như vậy không phải là hiếm hoặc không đáng quá lo ngại. 

Theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, tại Mỹ cũng đã có hơn 2% tổ hợp nhiên liệu hạt nhân bị hư hỏng theo cách tương tự trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 2006. Các nhà máy điện hạt nhân đều có rất nhiều hệ thống đảm bảo an toàn dự phòng. Trong trường hợp chất khí không bị rò rỉ ra bên ngoài, các nhân viên nhà máy có thể thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, dù việc tiếp nhiên liệu có thể trở nên phức tạp hơn và chí phí bảo trì gia tăng.

Tại sao chính phủ Mỹ lại liên quan đến vụ việc này?

CGN - công ty hạt nhân nhà nước lớn nhất Trung Quốc đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào tháng 8/2019 với cáo buộc mua công nghệ và vật liệu tiên tiến của Mỹ để sử dụng cho mục đích quân sự tại Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Framatome – hiện đang có các hoạt động tại Mỹ, sẽ cần sự miễn trừ của Mỹ để cho phép họ giúp CGN khắc phục các vấn đề về công nghệ.

Mỹ có thể cho phép Framatome hỗ trợ kỹ thuật để giúp giải quyết vấn đề, nhưng Trung Quốc mới là bên quyết định nhà máy điện hạt nhân này có phải đóng cửa hoàn toàn sau sự cố nói trên hay không, các tài liệu mà CNN tiếp cận được cho biết. Theo CNN, EDF và các quan chức Mỹ vẫn chưa đưa ra thời hạn cụ thể về việc hoàn thành cuộc điều tra.

Thách thức đối với ngành công nghiệp điện hạt nhân của Trung Quốc

Sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn dù không gây nguy cơ rủi ro cao, nhưng chúng nêu bật những vấn đề mà ngành công nghiệp điện hạt nhân của Trung Quốc cần phải khắc phục trong những năm tới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng việc sử dụng năng lượng hạt nhân và nước này chiếm hơn 10% sản lượng điện hạt nhân của thế giới. Theo Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc, tính đến tháng 3/2021, có 16 nhà máy hạt nhân đang hoạt động với 49 lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc, với tổng công suất phát điện là 51.000 megawatt. Nhà máy Đài Sơn là một dự án uy tín được xây dựng sau khi Trung Quốc ký thỏa thuận sản xuất điện hạt nhân với  công ty Électricité de France (EDF) của Pháp.

Giới phân tích cho rằng, để đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế gây ô nhiễm, chính phủ Trung Quốc cần phải vận hành ngành năng lượng hạt nhân theo cách đặt sự an toàn và minh bạch lên trên hết. Điều này cũng quan trọng như việc thay thế các thanh nhiên liệu bị hỏng của nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn./.

Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Điện hạt nhân có những ưu thế vượt trội mà năng lượng khác không có.

Những ưu điểm vượt trội của điện hạt nhân

Năng lượng hạt nhân đảm bảo sự phát triển bền vững trong việc thoả mãn nhu cầu điện năng tăng mạnh trên toàn cầu; Lò phản ứng hạt nhân thực sự không phát thảt khí hiệu ứng nhà kính, kiềm chế được mối nguy hiểm nóng lên toàn cầu; lượng chất thải hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với lượng thải khổng lồ của năng lượng hóa thạch vào khí quyển… Đây là những ưu thế vượt trội của năng lượng hạt nhân mà chúng ta cần biết.

Việt Nam cần giải pháp đột phá về đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân

Nhân lực điện hạt nhân và những vấn đề đặt ra

Điện hạt nhân: Hướng đi bền vững

Việt-Nga thống nhất đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại

Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Chủ trương nhất quán, chuẩn bị kỹ càng

Cần đẩy nhanh phân bổ kinh phí tuyên truyền về điện hạt nhân cho địa phương

Thỏa mãn nhu cầu điện năng

Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2050, tiêu thụ năng lượng hạt nhân sẽ là gấp đôi và nhu cầu điện năng sẽ là gấp ba. Mức tiêu thụ ghê gớm đó, mà phần lớn ở các nước đang phát triển, không thể thoả mãn được nhờ “năng lượng mới” như gió, mặt trời, cho dù các nguồn này có thể đóng vai trò quan trọng ở một số vùng nào đó.

Một điểm ưu việt của năng lượng hạt nhân là công nghệ sạch, có khả năng trên quy mô lớn để cung cấp nguồn điện ổn định, liên tục. Một phần ba dân số thế giới chưa được dùng điện, một phần ba nữa chỉ được dùng điện một cách hạn chế. Trong cuộc vật lộn đáp ứng nhu cầu điện năng của mình, một số nước đang phát triển đông dân có thể làm tăng phát thêm CO2 ở toàn cầu.

Nhiều nước có chính sách năng lượng gán chặt với năng lượng hạt nhân, trong số đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc với tổng số dân chiếm nửa dân số toàn cầu. Thế giới có 441 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động ở 30 quốc gia tạo ra sản lượng chiếm 17% tổng điện năng thế giới và 30 tổ máy nữa đang xây dựng.

Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo ngày một hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng của các hộ gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay. Do đó, chỉ có điện hạt nhân mới đáp ứng được nhu cầu điện năng ngày càng lớn của người dân.

Không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Không như các nguồn năng lượng khác phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Chẳng hạn như: nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí) khi được dùng để sản xuất điện sẽ phát tán khí CO2 trực tiếp vào không khí.

Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, lò phản ứng hạt nhân không phát thảt khí hiệu ứng nhà kính, sử dụng chúng để phát triển điện có thể giúp kiềm chế được mối nguy hiểm nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu. Bất kỳ một chiến lược nào thực sự muốn ngăn chặn mối đe doạ chưa từng có này đều cần đến năng lượng hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân ban đầu hầu như không thải khí CO2 hay bất kỳ khí gây hiệu ứng nhà kính nào.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, các nhà máy điện hạt nhân hàng năm giúp tránh thải 2,5 tỷ tấn CO2 một lượng tương đương một nửa số khí thải của ngành vận tải thế giới. Mở rộng công suất hạt nhân đồng nghĩa giảm thải chất gây hiệu ứng nhà kính được nhiều hơn.

Bên cạnh đó, năng lượng hạt nhân còn giúp giảm bớt ô nhiễm không khí và bề mặt trái đất. Lò phản ứng hạt nhân không thải ra khói (Nguyên nhân gây ra sương mù và các bệnh về đường hô hấp) và chất khí tạo nên mưa axit (huỷ hoại rừng và ao hồ).

Chất thải phóng xạ hạt nhân ít có thể cất giữ

So với lượng thải khổng lồ của năng lượng hoá thạch vào khí quyển, lượng chất thải hạt nhân nhỏ được quản lý tốt có thể cất giữ mà không gây hại cho con người mà môi trường.

Chất thải phóng xạ được kiểm soát theo cách ngăn không để chúng bị đánh cắp hay làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Phần lớn nhiên liệu được sử dụng giữ tại nhà máy. Chất thải mức cao được xếp trong thùng thép dày chống ăn mòn và đặt său trong lòng đất nơi có kiến tạo ổn định và được theo dõi cận thận.

Các nhà khoa học đánh giá rằng các khu chôn đó giữ được hàng thiên niên kỷ. Hiện nay Hoa Kỳ, Phần Lan, Thuỷ Điển đang đi đầu về kỹ thuật chôn ngầm. Ở những nước sử dụng kỹ thuật hạt nhân, lượng chất thải phóng xạ không quá 1% chất thải công nghiệp độc hại khác. Có điều khác biệt là tính phóng xạ của chất thải hạt nhân giảm dần theo thời gian do phân rã tự nhiên còn tính độc của các chất thải công nghiệp khác hầu như vĩnh viễn.

Vận hành an toàn hơn so với nguồn năng lượng khác

Điện hạt nhân có thành tích vận hành an toàn, xuất sắc hơn hẳn so với các công nghiệp năng lượng khác trong quãng kinh nghiệm vận hành trên 11.000 lò/năm.

Tai nạn Chernobyl năm 1986 tại Ukraine là sự cố duy nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, loại lò này thiếu hẳn cấu trúc tường ngăn có tác dụng chặn chất phóng xạ không cho rò rỉ thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp và ngày nay nó sẽ không được cấp giấy phép.

Sau vụ Chernobyl thúc đẩy thành lập liên đoàn các nhà vận hành hạt nhân thế giới, một tổ chức nghề nghiệp quan tâm tới tường lò phản ứng thương mại trên thế giới và thông qua nó, chủ các công ty điện lực áp dụng những tiêu chuẩn thực tiễn tốt nhất như một phần văn hoá an toàn hạt nhân toàn cầu.

Hồ sơ cho thấy rằng điên hạt nhân thương mại an toàn hơn rất nhiều so với các hệ thống dùng nhiên liệu hoá thạch cả về mặt rủi ro cho con người trong khi sản xuất nhiên liệu, cả về mặt ảnh hưởng sức khoẻ và môi trường khi tiêu thụ. Những tai nhạn chết người xảy ra thường xuyên trong các vụ vỡ đập thuỷ điện, nổ mỏ than hay chạy ống dẫn dầu.

Ngày nay, các lò phản ứng hạt nhân áp dụng triết lý “phòng thủ theo chiều sâu” nghĩa là gồm nhiều lớp bảo vệ vững chắc và các hệ thống an toàn dự phòng để ngăn chặn rò rỉ phóng xạ thậm chí trong điều kiện tai nạn xấu nhất.

Công nghiệp vững chắc, an toàn và được bảo vệ tốt nhất

Nhà máy điện hạt nhân là thiết bị công nghiệp vững chắc, an toàn và được bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Kể từ sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, những người vận hành lò và giới chức chính phủ các nước thế giới đã xem xét lại vấn đề an ninh và đã nâng cấp hệ thống an ninh nhà máy điện hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân ở Hoa Kỳ sẽ không là hiểm hoạ đối với cư dân địa phương, thậm chí cả khi một máy bay cố tình đâm vào. Lớp vỏ thép và lớp bê tông được gia cố cùng cấu trúc bên trong hoàn toàn hạn chế tối thiểu không rò thoát phóng xạ trong trường hợp như vậy.

Có khả năng cạnh tranh về kinh tế

Điện hạt nhân có khả năng cạnh tranh về kinh tế và sẽ cạnh tranh hơn khi chúng ta tính đến môi trường liên quan và những tổn hại do phát thải cacbon. Ở bất kì đâu khi được sử dụng, năng lượng hạt nhân giúp đảm bảo sự tin cậy và an ninh năng lượng, đó lại là cơ sở cho kinh tế ổn định và tăng trưởng.

Năng lượng hạt nhân thậm chí còn cạnh tranh hơn nếu như tất cả các nguồn năng lượng đều chịu các loại chi phí chôn giữ chất thải và chi phí xã hội một cách bình đẳng.

Trong những năm qua, điện hạt nhân là nguồn “tải đáy” quan trọng của thế giới. Tại Liên minh châu Âu (EU) năng lượng hạt nhân là nguồn điện lớn nhất, chiếm 35% tổng sản lượng. Ở Nhật Bản, tỷ trọng hạt nhân là 34,5% . Tỷ lệ này là 18% ở Pháp và 20% ở Hoa Kỳ.

Thông qua cải tiến công nghệ và quá trình, hiệu suất làm việc của lò hạt nhân ngày càng cao. Năm 1980, nhà máy hạt nhân ở Hoa Kỳ chỉ sử dụng 54% công suất thiết kế nay đạt hơn 90%.

Công chúng có thái độ tích cực đối với năng lượng hạt nhân

Thái độ tích cực của công chúng đối với năng lượng hạt nhân thực ra tốt hơn nhiều so với những gì mà người ta gán cho trong các cuộc tranh luận chung.

Có thể dẫn chứng, Thuỵ Sỹ, trong một cuổc trưng cầu dân ý về những sáng kiến chống hạt nhân năm 2003, đã bỏ phiếu cho phương án giữ các nhà máy hạt nhân của mình. Những điều tra khác cho thấy hai phần ba người Mỹ ủng hộ sử dụng năng lượng hạt nhân, ở Thuỷ Điển 80% muốn duy trì hoăc mở rộng điện hạt nhân, gần ba phần tư dân Nhật Bản nhận thức được giá trị năng lượng hạt nhân.

Tiếng chuông báo động về thay đổi khí hậu vang lên ngày càng dồn dập khiến cho con người ngày càng hiểu năng lượng hạt nhân là một phương pháp an toàn và có tính xây dựng cao để khắc phuc hiểm hoạ đang ngày một nghiêm trọng đối vối sinh quyển trái đất.

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong bảo vệ môi trường

Kỹ thuật hạt nhân đã được ứng dụng ở Việt Nam trong lĩnh vực quan trắc cũng như xử lý một số loại ô nhiễm. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, quan trắc phóng xạ môi trường đã được các chuyên gia môi trường Việt Nam thực hiện từ quan trắc môi trường nước, đất đến không khí và vẫn được tiến hành thường xuyên cho
đến nay.

Nhờ ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, Việt Nam đã xác lập được cơ sở dữ liệu ban đầu về phóng xạ môi trường trước khi có nhà máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó, các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cũng đã được nghiên cứu triển khai để xử lý các loại ô nhiễm môi trường khác.

Nhờ những kết quả đó mà Chính phủ đề ra các quyết sách quan trọng trong việc ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

In bài viết

điện hạt nhân năng lượng nguyên tử an toàn Truyền thông nhân lực

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

    Nhật Bản ký kết thỏa thuận điện hạt nhân với Ấn Độ

  • Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

    Nga sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới tại Trung Quốc

  • Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

    Trung Quốc sẽ có 58 triệu KW điện hạt nhân vào năm 2020

Tin nổi bật

Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Tăng cường giám sát, phân bổ ngân sách đảm bảo thực hiện các cam kết khí hậu của Việt Nam

Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài mới đạt 9,12% kế hoạch

Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Tăng cường hợp tác tài chính giữa Việt Nam - Cuba

Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm trên thị trường chứng khoán

Nhà máy điện hạt nhân có nguy hiểm không

Điểm lại sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 6/2022