Nhà mới xây bị nứt tường có nguy hiểm không

Nhà mới xây bị nứt tường phải làm sao?

Ngày đăng: 04/06/2021 03:39 PM

Nhà mới xây bị nứt tường phải làm sao?” là vấn đề khiến nhiều gia chủ lo lắng. Tường bị rạn nứt không chỉ khiến ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác bất an, lo lắng cho người sinh sống trong nhà. Trong đó, việc nhà mới xây bị nứt tường là khá quan trọng và cần xem xét sớm.

Hiện tượng tường nhà bị nứt, không chỉ phát sinh ở những ngôi nhà cũ mà thậm chí ngay cả những ngôi nhà mới xây cũng có thể xảy ra hiện tượng này. Vậy tại sao tường nhà bị nứt, tường bị nứt có nguy hiểm không, cách xử lý tường bị nứt như thế nào,…

Nếu bạn đang lo lắng những vấn đề trên, hãy cùng Kiến Trúc XD Quang Minh đi tìm câu trả lời dưới bài viết sau.

Nhà mới xây bị nứt tường có nguy hiểm không

Nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt tường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà hay bị nứt dù là nhà cũ hay nhà mới. Để có cách xử lý đúng và chính xác, trước tiên bạn phải tìm hiểu kỹ lý do tường bị nứt là gì.

Do thời tiết, khí hậu

Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tường nhà bị rạn nứt là do ảnh hưởng của thời tiết.

Theo đó, tường sẽ co vào khi lạnh và giãn nở khi nóng. Trong khi nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng nóng, mưa ẩm đan xen nên hệ thống tường bị biến đổi theo quy luật. Từ sự co giãn đột ngột dẫn tới các vết nứt trên tường.

Đất nền, móng yếu

Tuổi thọ của ngôi nhà phụ thuộc rất lớn vào móng. Do đó nếu móng không đạt tiêu chuẩn thì công trình cũng sẽ chịu tác động.

Nếu móng lún đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt. Dấu hiệu nhận biết tường nứt do móng lún là các vết nứt xuất hiện ở giữa tường hoặc mép cửa sổ…

Đối với những công trình xây trên nền đất yếu mà không khảo sát địa chất kỹ càng và không thuê thiết kế thì rất dễ bị lún nền móng nếu không có phương án móng phù hợp với địa chất. Các loại đất ở các tầng có tính chất khác nhau và điều đó quyết định đến phương án móng.

Tác động ngoại lực

Thêm một nguyên nhân khác khiến tường bị nứt là bị tác động mạnh ngoại cảnh vào tường. Ví dụ như: khoan, búa đập mạnh, cây gãy đổ…

Nhà mới xây bị nứt tường có nguy hiểm không

Tác hại của tường bị nứt

Tác hại khi tường nhà mới bị nứt sẽ gây mất thẩm mỹ ngôi nhà của bạn và tường sẽ bị thấm nước. Chỉ cần một khe nhỏ cũng khiến nước thấm qua, toàn bộ công trình bị ảnh hưởng, gây hậu quả cực kì nghiêm trọng đến kết cấu và thẩm mĩ cũng như tuổi thọ của công trình.

Về thẩm mỹ, việc thấm nước ngoài ra còn giúp hình thành các mảng rêu mốc xấu xí. Chẳng ai muốn ở một ngôi nhà mà sau vài ba năm đã thấy rêu mốc bám đầy như một ngôi nhà cổ. Cảm giác chắc hẳn rất khó chịu.

Hậu quả nguy hiểm nhất là các vết nứt ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà, gây nên hiện tượng sụt lún, lan rộng và thậm chí tác động nguy hiểm đến công trình của bạn.

Phương pháp khắc phục nhà mới xây bị nứt tường

Với từng nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt tường sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà sẽ có những cách khắc phục riêng.

Trước hết chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân, mức độ để lựa chọn những cách phù hợp. Kiến trúc XD Quang Miinh xin đưa ra những cách khắc phục dễ dàng thực hiện nhất sau đây. Những cách xử lý này có thế áp dụng cho mọi công trình, từ thiết kế khách sạn, biệt thự lâu đài, biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại và các mẫu nhà ống đẹp.

Nhà mới xây bị nứt tường có nguy hiểm không

Cách xử lý đối với các vết rạn nứt chân chim

Đây là trường hợp dễ xử lý nhất. Nếu bạn có đủ kỹ năng và nguyên liệu thì bạn có thể tự giải quyết trường hợp này. Cách khắc phục như sau:

  • Đục lớp hồ cũ dọc theo vết nứt chân chim trên tường
  • Làm vệ sinh sạch sẽ
  • Tưới ẩm tường
  • Bịt lại vết nứt bằng vết chân chim bằng vữa già
  • Đợi từ 5 – 7 ngày rồi sơn trát hoàn thiện tường

Cách xử lý những vết nứt tường lớn hơn

Với trường hợp vết nứt to hơn vết chân chim, bạn sẽ phải đục 1 đường cách tâm bị nứt khoảng 5cm. Dùng lưới sắt đống và đường nứt vừa đục, trộn vữa già. Sau đó, dùng bay trám bít kín và quét lên 1 lớp chống thấm.

Nhà mới xây bị nứt tường có nguy hiểm không

Đối với trường hợp này, gia chủ khó có thể tự khắc phục vì độ khó và sự nghiêm trọng khi làm sai, có thể khiến tình trạng xấu hơn. Chính vì vậy, khi trường hợp xấu này xảy ra, bạn cần liên hệ ngay với những công ty dịch vụ chuyên thi công chấm thấm tường nhà uy tín để có thể được khắc phục một cách triệt để và an toàn. Tránh để lâu vì vết nứt có thể sẽ nứt lớn hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về tình trạng nhà mới xây bị nứt tường, giúp bạn xử lý khi gặp tình trạng tường nhà mới xây đã bị nứt, bị rạn.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về nguyên nhân gây nứt tường ngay cả khi bạn mới xây nhà và giúp bạn biết được cách khắc phục chúng. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết này.

Hiện tượng tường nhà bị nứt có thể bị gặp ở bất cứ ngôi nhà nào khiến chủ nhà lo lắng. Vậy nứt tường có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào.

Vì sao nhà mới xây vẫn có thể bị nứt tường nhiều chỗ, liệu nứt tường nhà có nguy hiểm không luôn là thắc của nhiều người. Vì thế, chia sẻ sau của Công ty TQM sẽ giúp bạn hiểu về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục chúng để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mình và những thành viên trong gia đình. 

Nguyên nhân dẫn đến nhà mới xây bị nứt tường

Dù nhà mới xây hay xây đã một thời gian dài cũng đều bị nứt tường và các nguyên nhân thông dụng thường là:

- Địa chất không ổn định:

Địa chất quyết định rất nhiều đến phần móng ngôi nhà. Nếu móng nằm ở khu vực đất mềm, trũng thì khi ép cọc không đều, hay sai lệch tim sẽ khiến móng dễ bị lún và nứt tường sau một thời gian sử dụng.Đây là nguyên nhân dẫn tới việc nhà mới xây bị nứt tường.  Vì thế, trước khi tiến hành thi công, bạn cần khảo sát địa chất đất, bao gồm:

                + Đánh giá nền đất chuẩn xác để xem xét hình thức thi công móng cho phù hợp: ép cọc hay móng băng.

                + Xây dựng biện pháp thi công phù hợp với địa chất đất. Đồng thời, có phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.

                + Thiết kế tổng thể ngôi nhà phù hợp nhất.

- Kỹ thuật xây dựng kém

Các vấn đề kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng tường là 

+ Gia cố, ép cọc, thi công móng không đảm bảo kỹ thuật.

+ Giằng móng kém chất lượng.

+ Bê tông không đạt chuẩn như mác không đủ.

+ Cốt thép chất lượng kém: bố trí thép thưa, bản rộng.

+ Để mạch ngừng khi thi công.

+ Sử dụng chất liệu khác nhau để làm bê tông giữa các lần đổ.

+ Không tính toán khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn này. Vì thế, sẽ khiến vỡ móng, nhà bị nghiêng.

Thực tế cho thấy, dù tay nghề thợ cao thì quá trình công trình chỉ đảm bảo xây dựng theo đúng thiết kế và cũng khó tránh khỏi tình trạng nứt, lún móng… Vì vậy, giám sát về mặt kỹ thuật rất quan trọng để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

- Tác động của ngoại cảnh

Những tác động ngoại cảnh như: dư chấn động đất, bị đâm đụng, ảnh hưởng nền móng do nhà bên cạnh xây dựng… cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt tường nhà.

Với nguyên nhân về ngoại cảnh thì hầu như chúng ta chỉ khắc phục chứ không có sự phòng ngừa trước. Vì khi rơi vào những tình huống này, ngôi nhà sẽ bị rung lắc khiến cho các lớp tường, cùng vữa trát bị gãy. Từ đó, tạo thành các đường nứt ngang trên bề mặt.

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi nắng nóng kéo dài và mưa lâu ngày cũng khiến hơi ẩm ăn mòn các vật liệu và khiến lớp xi măng giản nỡ, tạo thành những vết nứt chân chim. 

- Tác động vật lý

Khi dùng lực va đập mạnh như khoan tường, đục tường hay đóng đinh cũng sẽ khiến tường dễ bị nứt, nhất là những ngôi nhà xây dựng lâu ngày. Trong trường hợp, ngôi nhà cũ hay nhà cấp 4 bị nứt tường thì các vết nứt thường ở những góc cột, tường và mép cửa.

Với các vết nứt nhỏ thì không ảnh hưởng đến kết cấu. Tuy nhiên, vết nứt lớn thì có thể lan rất nhanh nên bạn cần xử lý ngay để tránh tình trạng vết nứt trở nên khó khắc phục, và đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như người nhà.

Có thể bạn quan tâm :

Những hiểm họa của nứt tường nhà có nguy hiểm không

Mức độ nguy hiểm của nứt tường nhà phụ thuộc vào độ nứt. Đó là nông, sâu và độ rộng của chúng.

Thực tế, có không ít công trình vì nghiêng đều nên khó có thể quan sát được tất cả các vết nứt. Nó chỉ tập trung tại một vị trí, và vết nứt này rộng, sâu. Đôi khi xuyên thủng tường. Mặt khác, cũng có những công trình chỉ rạn nứt chân chim, dàn trải khắp tường.

Một số hậu quả do nứt tường gây ra:

- Nhà bị ngấm nước, dễ gây hỏng tường và đồ đạc

Khi tường bị nứt, chỉ cần một khe nhỏ, dù là vết chân chim cũng sẽ khiến nước bị thấm qua tường, gây ra vết loang lỗ trên bề mặt làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ. Bên cạnh đó, những vật dụng hay đồ đạc kê giáp tường cũng bị ảnh hưởng, và nhanh hư hỏng.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Khi tường bị thấm nước, chúng sẽ tạo điều kiện cho các nấm mốc phát triển và trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn gây hại. Chắc chắn, không ai muốn ngôi nhà mình bám đầy rêu vì chúng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

- Dễ làm sụp đổ công trình khi vết nứt quá lớn

Những vết nứt lớn cho thấy nó đã làm tác động đến kết cấu nhà. Với tình huống này, nó không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn gây ra hiểm họa khó lường, dẫn đến tình trạng mất an toàn. Một số trường hợp còn không thể kiểm soát được và tình trạng gạch vữa rơi vãi hay mưa tạt vào nhà là điều hiển nhiên. Nếu để lâu dài thì nhà dễ bị sập.

Cách khắc phục tường nhà bị nứt

Để xử lý vết nứt tường gạch, bạn cần xem xét chúng thuộc nhóm nứt nào và tiến hành biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm trám vá vết nứt, ngăn ngừa thấm nước, khôi phục liên kết giữa chúng. 

- Các vết rạn nứt nhỏ, vết chân chim

Với trường hợp này, cách xử lý tương đối đơn giản. Bạn có thể thực hiện trám vá bằng keo hay vữa đông kết nhanh.

Chuẩn bị:

+ Gọt đẽo vết nứt để tạo hình máng hình chữ V.

+ Vệ sinh sạch phần bề mặt vừa tạo máng.

Thi công:

+ Đối với keo trám vá chuyên dụng, bạn trộn keo theo hướng dẫn, rồi đưa chúng vào súng bắn keo. Sau đó, thực hiện bóp đều tay theo vết nứt. Tiếp đến, dùng bay nhựa để nhé và làm phẳng bề mặt. Đợi keo khô và kiểm tra lại trước khi sơn phủ mặt.

+ Đối với vữa đông kết nhanh, bạn phun nước trên đường nứt để tạo ẩm bề mặt. Theo kinh nghiệm của TQM, bạn nên dùng dung dịch silicat hoặc bitum để phun. Vì các dung dịch này có tác dụng giúp cho lớp tường cũ và vữa mới sẽ liên kết tốt hơn, nhờ thế khả năng chống nước cao hơn. Sau khi làm ẩm xong, bạn đưa vữa vào rồi làm bằng phẳng bề mặt như khi thi công với keo trám vá. 

- Các vết nứt lớn, sâu

Không ít người sẽ thắc mắc các vết nứt tường nhà có nguy hiểm không khi chúng lớn. TQM khẳng định 100% chúng nguy hiểm. Vì chỉ có nhà bị nghiêng hay có lực tác động mạnh mới có thể gây ra hiện tượng này.

Dù là nhà mới hay cũ cũng không thể tránh được những tác động mạnh này. Nguyên nhân gây ra là do lún nền móng, chấn động địa chất. Về ngoại quan, bạn sẽ dễ dàng thấy được một đường nứt lớn, tạo khe hở rõ ràng. Vì thế, khi gặp tình huống này, bạn cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng rồi đưa ra phương án cách khắc phục tường nhà bị nứt.

- Các vết nứt ở đầu cửa hoặc nứt ở bất kỳ

Đây là các vết rạn nứt ở mép cửa, nhất là các góc trên của cửa đi, cửa sổ. Chúng xuất hiện do đà lanh tô cửa không đủ chuẩn (thiếu độ dài, thiếu đoạn neo gối lên 2 đầu tường) hay do đóng, mở cửa mạnh. Vì thế, để ngăn ngừa các vết nứt này, bạn cần đúc hoặc làm đà lanh tô vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm. 

Còn cách khắc phục vết nứt đầu cửa hiệu quả nhất là đục lấy đà lanh tô ra, rồi thay bằng đà khác đủ chuẩn hơn. Nếu bạn chỉ đập vỡ cục đồ đà lanh và đắp vữa mới thì độ cứng tăng không nhiều và vết nứt sẽ tiếp tục xuất hiện sau một thời gian sử dụng.

Nếu vết nứt sâu xuyên qua tường thì bạn cần quan sát tình trạng có tăng thêm hay không. Vết nứt sâu sẽ ảnh hưởng đến lớp gạch và có thể gạch cũng bị nứt. Trường hợp này rất khó khắc phục, nhất là với người chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng. Bạn cần liên hệ công ty thi công chuyên nghiệp để nhanh chóng xử lý chúng.

Riêng với các vết nứt nghiêng trên tường lại là loại “khó chịu” và rất khó sửa nhất. Chúng xuất hiện ở nhiều mảng tường của các tầng khác nhau. Vị trí là sát mép sàn, gần các cột, đồng thời, xiên vào giữa tường; hoặc đôi khi xuất hiện ở góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới.

Nguyên nhân gây ra vết nứt là do nhà bị lún. Muốn khắc phục thì bạn phải chống lún. Đây là biện pháp xử lý khó khăn và gây tốn kém. Thao tác đục rỗng vết nứt, đóng đỉa để trám vá vết nứt chỉ là giải pháp tạm thời, không hiệu quả vì chúng chưa ngăn chặn được nguyên nhân cốt lõi gây ra vết nứt. Và tất nhiên, tình trạng nứt sẽ tiếp tục, thậm chí còn có thể nứt ở vị trí cũ hay xung quanh đó.

Vì thế, với các loại vết nứt này, nếu chúng ngày càng tăng thêm thì bắt buộc bạn phải cần đến đơn vị thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm để khắc phục triệt để. 

TQM lưu ý, khi phát hiện vết nứt, bạn nên đánh dấu bằng bút chì, bằng cách gạch nét thẳng góc với phương khe nứt và theo dõi theo thời gian để xem chúng có tăng thêm hay không. Nếu vết nứt vượt qua đường đánh dấu, tức là tình trạng nứt ngày càng phát triển và bạn cần biện pháp xử lý nhanh chóng.

- Trường hợp nhà mới xây bị thấm tường

Tình trạng thấm tường rất dễ xảy ra dù vết nứt nông và hẹp. Bởi chúng nằm ngay vị trí tiếp xúc với nguồn nước. Lúc này, ngoài việc xử lý vết nứt, bạn cần phải tiến hành chống thấm.

Biện pháp thi công tốt nhất đó chính là bơm dung dịch chống thấm, nhằm tái tạo tính liên kết tường gạch ở bên trong. Sau đó, dùng vữa để trát lại lớp bề mặt bên ngoài. Cách này thường áp dụng cho các vết nứt ở vị trí gần nền nhà và kéo dài hàng ngang.

Trên đây là chia sẻ về nứt tường nhà có nguy hiểm không và biện pháp khắc phục chúng. Để có thể xử lý vết nứt nhanh chóng, triệt để, bạn có thể liên hệ Công ty TQM để nhận được sự tư vấn giải đáp miễn phí từ đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, nhiều nằm kinh nghiệm về thi công nội thất trọn gói giá rẻ.

Nhà mới xây bị nứt tường có nguy hiểm không