Những tiền đề lý luận dẫn đến sự ra đời của triết học Mác

Câu hỏi 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn 1) Điều kiện kinh tế-xã hội a) Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và lan rộng ra các nước tây Âu tiên tiến không những làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh tế thống trị, tính hơn hẳn của chế độ tư bản so với chế độ phong kiến thể hiện rõ nét, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. b) Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện sâu sắc và gay gắt hơn. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong xã hội. c) Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã xuất hiện với tư cách là một lực lượng chính trị-xã hội độc lập và đã ý thức được những lợi ích cơ bản của mình để tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản. 2) Tiền đề lý luận a)C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng duy tâm và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học để xây dựng nên phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loài người, làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để. b) Kinh tế chính trị học Anh mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa; học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó còn là việc thừa nhận các quy luật khách quan của đời sống kinh tế xã hội, đặt quy luật giá trị làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống kinh tế và rằng, do đó chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu. c) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài mà trước hết là lịch sử loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước; rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội công nghiệp mà trong đó, công nông nghiệp đều được khuyến khích, đa số người lao động được bảo đảm những điều kiện vật chất cho cuộc sống v.v là cơ sở để chủ nghĩa Mác phát triển thành lý luận cải tạo xã hội. 3) Tiền đề khoa học tự nhiên. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học. a) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng. b) Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật. c) Thuyết tiến hoá đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài. Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của nó không những do nhu cầu nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do sự kế thừa những thành tựu trong lý luận và được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học, mà còn do bản thân sự phát triển của lịch sử đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời của nó. Bởi vậy, chủ nghĩa Mác “cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” và Đảng Cộng sản Việt Nam “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”.

  • Câu hỏi 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?
  • Câu hỏi 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?
  • Câu hỏi 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới?
  • Câu hỏi 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 7. Vấn đề cơ bản của triết học?
  • Câu hỏi 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Câu hỏi 9. Khái lược về vai trò (chức năng) thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Câu hỏi 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
  • Câu hỏi 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất?
  • Câu hỏi 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới?
  • Câu hỏi 13. Nguồn gốc của ý thức?
  • Câu hỏi 14. Bản chất của ý thức?
  • Câu hỏi 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
  • Câu hỏi 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
  • Câu hỏi 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này?
  • Câu hỏi 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
  • Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
  • Câu hỏi 27. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý?
  • Câu hỏi 28. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng?
  • Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội?
  • Câu 30. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
  • Câu hỏi 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng?
  • Câu hỏi 32. Hình thái kinh tế -xã hội?
  • Câu hỏi 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp?
  • Câu hỏi 34. Cách mạng xã hội?
  • Câu hỏi 35. Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin?

Trang chủTư liệu Mác - LêninTiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của Triết học Mác - Lênin. Bài giảng tóm tắt

Những tiền đề lý luận dẫn đến sự ra đời của triết học Mác

            - Ngoài những tiền đề về kinh tế - xã hội và lý luận, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác với tư cách là học thyết cao nhất của chủ nghĩa duy vật, không thể tách rời những thành tựu của khoa học tự nhiên. Bởi vì, không dựa vào những thành tựu mới của khoa học tự nhiên thì không thể phê phán được chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, và không thể khắc phục được phương pháp luận siêu hình về thế giới.

            - Trong những phát hiện của khoa học tự nhiên từ những năm 30 đến những năm 50 của thế kỷ XIX, Mác và Ăngghen đặc biệt chú ý đến ba phát minh lớn, có ý nghĩa đối với sự hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là:

            + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (của nhà Vật lý học Rôbéc Mâye người Đức)

            + Học thuyết Tế bào (của nhà sinh vật học Slâyđen và S.Van người Đức)

            + Học thuyết tiến hóa (của Đắcuyn người Anh)

            - Về nội dung: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh khoa học vế sự thống nhất, không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn giữa các hình thức vận động khác nhau của thế giới vật chất. Thuyết tế bào chứng minh cho sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích sự phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của thế giới sinh vật. Thuyết tiến hóa giải thích tính chất biện chứng của sự phát triển phong phú, đa dạng của các giống loài trong thế giới tự nhiên hữu sinh bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

            - Về giá trị: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa là những thành tựu khoa học bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm duy tâm tôn giáo về vai trò của Đấng sáng tạo; khẳng định tính đúng đắn quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận, tự tồn tại, tự vận động, tự chuyển hóa của thế giới quan duy vật biện chứng; khẳng định tính khoa học của tư duy biện chứng duy vật trong nhận thức và thực tiễn.

            Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác không phải là ngẫu nhiên mà là một hiện tượng hợp qui luật. Nó Do những nguyên nhân kinh tế, xã hội và sự phát triển của tư tưởng nhân loại trước đó. Khái quát kinh nghiệm của phong trào công nhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, nghiên cứu có phê phán những tư tưởng lý luận trước đó, Mác và Ăngghen đã thực hiện bước ngãặc vĩ đại trong triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

[/tintuc]

và để được hỗ trợ nhanh chóng hơn!

Những tiền đề lý luận dẫn đến sự ra đời của triết học Mác


Tags