Nổi cục thịt ở hậu môn không đau không rát

Chào bác sĩ, em là nữ, 24 tuổi. Khoảng 2 tháng trước em phát hiện hậu môn của mình có 1 cục thịt nhỏ lồi ra ngoài, màu hồng tươi [hồng nhạt thôi ạ]. Lúc muốn đi đại tiện thì đi được nhưng em cảm giác là còn phân nên gán rặn để đi tiếp nhưng không được, đôi khi em cũng bị táo bón. Tuy bị lồi thịt như vậy nhưng em không có cảm giác đau rát, chảy máu gì cả, vẫn bình thường. Tuy vậy em cũng rất lo không biết có phải bị bệnh trĩ không nữa, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Nếu là bị bệnh trĩ thì phải dùng thuốc gì hay ăn uống như thế nào để cải thiện bệnh và dứt bệnh, em có cần đi khám không [nói thật Em rất ngại khi đi bác sĩ khám]. Em rất mong nhận được lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ. Em chân thành cảm ơn. 

Trả lời:

Chào bạn!

Trĩ là hiện tượng giãn tĩnh mạch ở ống hậu môn. Tùy vào vị trí mà phân ra trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ thường có màu đỏ sẫm.

Trong trường hợp của bạn cần phân biệt với polyp trực tràng hoặc u nhú trực tràng.

Bạn cần đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Chúc ban có một sức khỏe tốt!

BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ

Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN

Điện thoại: [024] 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450

Hotline: 0388 56 56 56

Đặt lịch khám/CSKH: 0968 309 488

Email:

Website: www.benhviendongdo.com.vn

Facebook: Bệnh Viện Đông Đô

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối

Ngày đăng: 26 Tháng Hai, 2021

Da thừa hậu môn là một tình trạng lành tính, còn được gọi là thịt thừa ở hậu môn, có ở cả nam lẫn nữ. Thể hiện bằng những vùng thịt hoặc da dư ra ở hậu môn, cũng có thể có một hoặc nhiều mẫu cùng lúc.

Mặc dù vùng da cũng khá là nhạy cảm nhưng hiếm khi gây đau, tuy nhiên chúng thường gây ngứa và khó chịu.

[Nguồn: internet]

Mặc dù đa số da thừa là một tình trạng lành tính nhưng vẫn thận trọng đi khám bác sĩ chuyên khoa để loại các bệnh lý nguy hiểm khác.

NGUYÊN NHÂN

Như ta biết vùng da xung quanh hậu môn thường lỏng lẻo hơn so với da ở các bộ phận khác trên cơ thể. Da ở khu vực này cần phải giãn ra khi đại tiện, cho phép phân có thể đi qua. Khi mạch máu gần hậu môn sưng lên hoặc phình to ra, sau đó co rút lại thì để dấu lại trên da, do lớp da thừa vẫn còn ngay cả khi đã hết sưng.

Khi thấy da hoặc thịt thừa này người ta thường nghĩ tới bệnh trĩ, tuy nhiên cũng không loại ra được một số bệnh xã hội nguy hiểm.

[Nguồn: internet]

Các mạch máu phồng lên hoặc sưng lên thường do:

  1. Táo bón
  2. Tiêu chảy
  3. Nâng vật nặng
  4. Tập thể dục cường lực cao
  5. Bệnh trĩ
  6. Thai kỳ
  7. Cục máu đông
  • Nếu bạn đã bị bệnh trĩ hoặc các bệnh lý mạch máu khác xung quanh hậu môn, bạn có thể có nhiều khả năng bị da thừa ở hậu môn. .

Nếu như thấy thịt thừa và da thừa vùng hậu môn mà không đang bị trĩ thì có khả năng là do bạn đã khỏi bệnh và đã kịp thời thay đổi lối sinh hoạt hoặc chữa trị sớm, các búi trĩ tự teo nhỏ tuy nhiên phần thịt thừa và da thừa chẳng thể biến mất được.

Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính rất phổ biến trong xã hội hiện đại, có 2 dạng bệnh lý trĩ là trĩ nộitrĩ ngoại.

Trĩ ngoại hình thành do sự phình giãn quá mức của một số tĩnh mạch tại vùng hậu môn, dưới đường hậu môn-trực tràng [đường lược]. Các dấu hiệu của bệnh lý trĩ ngoại có thể là:

  • Sờ ở hậu môn thấy cộm, thấy có thịt thừa và da thừa ở bờ tại vùng hậu môn.
  • Đi đại tiện đau rát, thường xuyên mắc táo bón.
  • Ra máu khi đi đại tiện, cảm giác ê ẫm tại vùng mông sau khi đi ngoài..

Da thừa xuất hiện sau khi đã điều trị lành búi trĩ hoặc nứt hậu môn

Da thừa hậu môn thường là triệu chứng điển hình của người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn đầu, trĩ ngoại đã có búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn trong giống với khối thừa hậu môn, sau khi đi đại tiện có thể tự thụt vào được.

[Nguồn: internet]

Tuy nhiên, nếu để trĩ phát triển sang giai đoạn tiến xa hơn nhưng lành đi, để lại da thừa hậu môn to hơn và nằm thường trực ở ngoài hậu môn, gây nên tình trạng vướng víu, ngứa ngáy ảnh hưởng đến chất lượng sống bệnh nhân.

Riêng với trĩ nội, thường các búi trĩ hình thành ở bên trong ống của hậu môn nên ở giai đoạn đầu không có da thừa hậu môn mà phải phát triển sang giai đoạn trở nặng, búi trĩ mới sa ra bên ngoài.

Sự hình thành thịt thừa và da thừa tại vùng hậu môn có nguồn gốc là bệnh trĩ là do:

  • Táo bón lâu năm với chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc các rối loạn ở đường tiêu hóa.
  • Ngồi nhiều, đứng lâu ở một tư thế, ít vận động, do tính chất công việc như tài xế, nhân viên văn phòng, thợ may, v.v…
  • Phụ nữ sinh con nhiều lần, có thai gây tình trạng tăng áp lực lên một số xoang tĩnh mạch ở vùng hậu môn.

Ngoài ra còn xuất hiện sau khi bị polyp hậu môn, hoặc súi [u nhú] mào gà

– Polyp hậu môn là một khối u nhỏ, xuất hiện ở đường lược hậu môn, không gây chảy máu, nhưng gây ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu.

[Nguồn: internet]

Tuy nhiên, khi khối u phát triển lớn sẽ gây tắc nghẽn hậu môn, đại tiện khó, dẫn đến tình trạng táo bón, viêm loét hậu môn, có lẫn mủ và máu trong phân, nguy cơ ung thư hậu môn rất cao.

– Bệnh sùi mào gà  

Đây là căn bệnh nguy hiểm lây lan mạnh qua đường tình dục, đường hậu môn. Việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như quần áo, khăn tắm cũng có nguy cơ lây nhiễm. Tác nhân là vi rút HPV [Human Papilloma Virus].

[Nguồn: internet]

Biểu hiện điển hình là sự xuất hiện các mụn thịt ban đầu nhỏ, không đau hay ngứa nên người bệnh chủ quan, không đi khám. Nốt sùi to dần liên kết với nhau thành mảng lớn có dạng mào gà, hoa súp lơ gây đau đớn, ngứa ngáy, tiết dịch hôi thối, đại tiện khó khăn.

Đặc điểm của sùi mào gà: mụn sùi có kích thước nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục; có màu hồng nhạt mọc thành từng chùm, từng mảng như búi thịt thừa xung quanh vùng hậu môn. Dẫn tới ngứa ngáy, đau rát và chảy máu khi cọ xát, va quẹt.

Như đã nói ở trên, thịt thừa và da thừa có khả năng là dấu hiệu của bệnh trĩ hay polyp hậu môn và bệnh sùi mào gà. Các bệnh lý này có triệu chứng quá khá giống nhưng nguyên nhân lại khác nhau, do đó cần đi khám ở các Bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác.

CÁCH CHỮA TRỊ DA THỪA Ở HẬU MÔN HIỆU QUẢ

Áp dụng phương pháp dùng thuốc hầu như không mang lại hiệu quả.

Chính vì vậy, cần phải có sự can thiệp của phương pháp ngoại khoa mà cụ thể là biện pháp PPH cũng như HCPT, được giới chuyên môn đánh giá cao và được dùng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kỹ thuật PPH: sử dụng máy kẹp chuyên dụng để thắt lại búi thịt thừa, dòng bỏ thịt thừa vùng hậu môn hiệu quả mà không bắt buộc can thiệp dao kéo trong quá trình điều trị.

[Nguồn: internet]

DA THỪA DO TRĨ TỰ BẢN THÂN KHÔNG LÀ MỘT TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM, TUY NHIÊN ẢNH HƯỞNG TRÊN THẨM MỸ LÀM CHO NGƯỜI BỆNH KHÔNG TỰ TIN. TÌNH TRẠNG NÀY CÓ THỂ GÂY NGỨA NGÁY, KHÓ LÀM VỆ SINH SẠCH SAU KHI ĐI VỆ SINH VÀ DO ĐÓ DỄ BỊ NHIỄM BẨN VÀ CÓ MÙI. TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ THỂ NGỒI NGÂM NƯỚC ẤM CHO ĐỠ NGỨA, BÔI NHỮNG KEM CÓ TÍNH SÁT KHUẨN, GIẢM VIÊM, GIẢM KÍCH ỨNG NHƯ HEMOPROPIN CÓ THÀNH PHẦN LÀ CHAMOMILLE, LANOLIN LÀM DỊU DA VÀ KEO ONG PROPOLIS CÓ TÍNH SÁT KHUẨN, KHÁNG NẤM GIÚP VÙNG TRỰC TRÀNG HỒI PHỤC NHANH CHÓNG.


Tham khảo

  • //www.healthline.com/health/skin-disorders/anal-skin-tag#diagnosis
  • //www.linkedin.com/pulse/hinh-anh-da-thua-va-thit-vung-hau-mon-chi-tiet-ro-rang-ngoc-tran

Video liên quan

Chủ Đề