Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Trong bài viết Đọc 100 quyển sách một tháng? Ngớ ngẩn, mình phản bác việc so sánh trải nghiệm đọc tóm tắt sách với đọc một cuốn sách từ đầu tới cuối. Đối với mình, sự khó khăn trong việc sắp xếp, phân tích và hiểu ý đồ của tác giả, cùng với khoảnh khắc chúng ta tự nhận ra bài học gì đó cho bản thân, là vẻ đẹp mà tóm tắt sách không bao giờ có được.

Nhưng mình không phủ định là tóm tắt sách vẫn có những lợi ích riêng của nó. Bằng chứng là những ứng dụng tóm tắt sách như Blinkist hay Fonos vẫn nổi như cồn suốt vài năm vừa qua.

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ một vài lợi ích mình nhận được từ việc đọc tóm tắt sách.

(Disclaimer: mình từng làm Product và Marketing cho Summerian, một sản phẩm tóm tắt sách của công ty Unstatic. Bài viết này dựa trên việc tìm hiểu thị trường và kinh nghiệm làm sản phẩm của mình chứ không phải ngồi chém gió linh tinh)

Tiết kiệm thời gian nghiên cứu (và tiền)

Ở Việt Nam, việc đọc sách để nghiên cứu làm các đề tài khoa học chưa phổ biến, nhưng ở các nước phương Tây thì ngược lại.

Khi chúng ta nghiên cứu về một chủ đề gì đó, ngoài hàng trăm đầu sách, còn có nhiều nguồn thông tin khác như báo chí, video, nghiên cứu khoa học… Lúc này chúng ta chịu áp lực phải tìm được kiến thức hữu ích nhất trong thời gian ngắn nhất.

Những app, trang web tóm tắt sách lúc này sẽ là trợ thủ đắc lực để chúng ta xem có cuốn sách nào liên quan để (mua và) đọc sâu hơn không.

Phương pháp tóm tắt nội dung sách
Đọc sách tóm tắt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian tìm được đúng cuốn cần đọc

Tuy nhiên, điều này có nghĩa là các nguồn tóm tắt sách phải có những cuốn hàn lâm mà (khả năng cao là) được biên soạn và xuất bản từ rất lâu. Bởi vì nếu muốn đọc được những nghiên cứu khoa học gốc rễ, không bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ phổ thông ngày nay, thì không thể đọc các ấn phẩm ra đời gần đây được. Trên thực tế, đây là điểm trừ của các ứng dụng tóm tắt sách hiện đại như Blinkist hay Summerian, vì các ứng dụng này tập trung vào các cuốn sách best-sellers, bàn luận về các chủ đề nóng hổi từ góc nhìn của những người đươgn thời, và thiếu đi những quan sát, suy nghĩ, thí nghiệm về cùng vấn đề nhưng cách đây hàng thập kỷ.

Trong trường hợp của mình, mình sẽ tìm đến tóm tắt sách như một kênh tham khảo khi mình nhận được một lời khuyên từ ai đó, hoặc mình (một cách hoài nghi) thấy một cuốn sách nào đó xuất hiện trong danh sách “top những cuốn sách thay đổi cuộc đời” của một người mình tôn trọng (ví dụ như top cuốn sách Bill Gates thấy hay)

Thoát khỏi sự lặp lại

Mình từng đọc cuốn The War of Art của Steven Pressfield, một cuốn sách khiến mình khó chịu nhiều hơn là thích thú (đọc review của mình). Lý do: cuốn sách chỉ xoay quanh một ý tưởng duy nhất, và nó bị lặp đi lặp lại thông qua cả tá ví dụ rất mập mờ và chung chung.

Mình nghĩ TWoA là ví dụ điển hình của những cuốn sách dài cả trăm trang nhưng nội dung có thể gói gọn trong một chương, hoặc một bản tóm tắt sách súc tích. Đây là lúc hiếm hoi mà mình nghĩ rằng đọc tóm tắt sách hay đọc sách cũng như nhau.

Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Việc này làm mình liên tưởng tới một vài tựa phim như Fast and Furious, trailer đã chiếu hết những gì hay ho nhất của phim.

Đáng tiếc rằng chúng ta khó có thể biết một cuốn sách có bị viết theo kiểu lặp lại hay không trước khi chúng ta thực sự đọc nó. Cách dễ nhất mình giải quyết điều này đó là tìm các review một, hai sao của cuốn sách mình chuẩn bị đọc để xem mình nên đọc full hay chỉ đọc tóm tắt là đủ.

Nhắc nhở kiến thức

Đối với mình, tóm tắt sách giống như ”đề cương” lúc ôn thi. Mình sử dụng tóm tắt sách như một công cụ để lôi kiến thức cũ trong đầu ra. Có thể bình thường mình không nhớ tới kiến thức đó, nhưng lúc đọc, nhìn mặt chữ, có thể nhớ ra ngay (”à, cái này hồi xưa mình từng nghiên cứu rồi”)

Và vì những bản tóm tắt sách chất lượng luôn đi kèm những ví dụ hay nhất của quyển sách, đây là tư liệu tuyệt vời để mình lấy làm dẫn chứng khi viết blog hay nói chuyện cùng mọi người.

Biết ý chính rồi, đọc sách làm gì nữa?

Xem phim mà biết trước kết thúc thì xem làm gì nữa. Chắc chắn mình không phải người duy nhất nghĩ như vậy.

Tuy nhiên, có hai cuốn sách làm mình thay đổi suy nghĩ này: The Phoenix Project và Upstream.

Phương pháp tóm tắt nội dung sách
Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Cuốn The Phoenix Project, nói về phương pháp ”Lean manufacturing” được áp dụng trong việc phát triển và sản xuất sản phẩm (cả vật lý lẫn online). Trên thực tế, phương pháp này đã quá quen thuộc với bất kì bạn nào làm trong ngành Product Management, nên nếu mình áp dụng cách suy nghĩ “xem trailer rồi khỏi xem phim”, thì mình chỉ cần đọc qua phần tóm tắt ngắn trên Goodreads cũng đủ.

Nhưng cuốn The Phoenix Project đã xây dựng nên một câu chuyện với cốt truyện và hệ thống nhân vật chặt chẽ, trong đó nhân vật chính (Bill Palmer) từ từ nhận ra những điểm cốt lõi của Lean thông qua việc xử lý những khủng hoảng mà công ty anh gặp phải sau khi anh được bổ nhiệm chức vụ Chief Information Officier (Giám đốc Thông Tin).

Tương tự, cuốn sách Upstream muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý vấn đề tận gốc để hạn chế những hệ quả lâu dài. Cuốn sách có lẽ đã nhanh chóng bị mình quên đi nếu như không có hàng trăm câu chuyện thực tế, từ việc các công ty công nghệ lật ngược ván cờ khi rơi vào thua lỗ, tới cách các chính phủ ban hành chính sách để giảm thiểu tội phạm hay xóa nghèo.

Tóm tắt sách chỉ đưa cho chúng ta đích đến, nhưng không thể đưa cho chúng ta hành trình và cảm xúc, thông qua các câu chuyện và ví dụ thực tiễn. Cái này thì chắc chắn là đọc trọn bộ một cuốn sách làm được.

Đọc tóm tắt sách ở đâu thì ổn áp?

Có hai chỗ mà mình tin tưởng để đọc tóm tắt sách: Nat EliasonKế Hoạch Nhỏ.

Nat Eliason

Nat Eliason là một nhà văn, người chơi hệ Crypto khá nổi tiếng. Mình thích đọc tóm tắt sách (hay đúng hơn là book notes) của Nat vì nó rất chi tiết, dễ hiểu, và đặc biệt là có nhiều cuốn mình muốn đọc (Mastery, Zero to One, Never Split The Difference).

Kho tóm tắt sách của Nat cực kì đồ sộ, với đầy đủ rating, review, tóm tắt và cả ghi chú mà Nat cho là quan trọng. Bạn có thể truy cập vào kho tóm tắt miễn phí, hoặc mua toàn bộ thư viện với bản tóm tắt của hơn 250 quyển (và luôn được cập nhật mới, mãi mãi)

Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Kế Hoạch Nhỏ

Kế Hoạch Nhỏ là một dự án tóm tắt sách do một vài bạn trẻ Việt Nam thực hiện.

Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Điểm đặc biệt của Kế Hoạch Nhỏ là nó không định vị bản thân là một kho tổng hợp sách tóm tắt, mà nó được thiết kế thành một hành trình 28 ngày giúp bạn phát triển những kĩ năng còn đang thiếu trong cuộc sống. Trong đó, tóm tắt sách là công cụ giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn.

Ví dụ với mình, tuần đầu tiên Kế Hoạch Nhỏ sẽ cung cấp các tựa sách giúp mình phát triển hiệu suất cá nhân, tuần hai là về cải thiện các mối quan hệ, tuần thứ ba là cải thiện kĩ năng tài chính, và tuần cuối cùng là tìm kiếm hạnh phúc.

Khi bạn đăng ký Kế Hoạch Nhỏ, bạn sẽ được đi qua một bài test để hiểu xem mình còn đang yếu ở phần nào, và dựa vào đó Kế Hoạch nhỏ sẽ thiết kế lộ trình học, và cung cấp cho bạn những tựa sách tương ứng để củng cố những mặt đó, mỗi tuần.

Những điểm mình rất thích ở Kế Hoạch Nhỏ:(1) Team tóm tắt nội dung tiếng Anh ra tiếng Việt rất mượt, nội dung bao gồm cả key ideas và các ví dụ nổi bật, dễ nhớ(2) Phần thiết kế đẹp, dễ scan để tìm ý chính

(3) Team không chỉ tóm tắt sách mà còn đưa ra đề xuất về người nên đọc cuốn sách, có phần tóm tắt chung ở phần đầu và phần cuối, có phần câu hỏi để gợi mở suy nghĩ. Mình đánh giá điểm này rất cao vì đây là những điểm giúp mình nhanh chóng biết được cuốn sách này có dành cho mình hay không.

Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Điểm khác biệt của Kế Hoạch Nhỏ (so với các app hay so với Nat Eliason) là ở khối lượng sách (28 quyển trong 28 ngày), vì vậy mình sẽ không sử dụng KHN làm nơi để tham khảo tựa sách trước khi đọc, mà mình sẽ sử dụng để thêm ý tưởng cho những kĩ năng mình đang chưa tốt.

Hiện nay, Kế Hoạch Nhỏ đang là đối tác của Many One Percents, nên nếu bạn mua gói Kế Hoạch Nhỏ sẽ được giảm giá 20%. Bạn có thể làm bài test và mua gói tóm tắt sách của Kế Hoạch nhỏ hôm nay tại đây nhé.

Ở trang đăng ký tài khoản, bạn nhớ chọn Many One Percents để nhận ưu đãi:

Phương pháp tóm tắt nội dung sách

Với mỗi lượt bạn mua Kế Hoạch Nhỏ, Many One Percents sẽ nhận được một khoản nho nhỏ để phục vụ chi phí duy trì blog. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Many One Percents là newsletters về công nghệ và năng suất đầu tiên của Việt Nam với mục tiêu giúp các bạn trẻ cải thiện năng suất trong công việc và cuộc sống thông qua công nghệ.

Khi đăng ký Many One Percents (cùng 1500+ bạn đọc khác), bạn sẽ được:

  • Đọc các bài blog sớm nhất (3-4 tuần trước khi mình publish lên mạng xã hội)
  • Weekly Discovery (các khám phá công nghệ thú vị nhất tuần)
  • Weekly learning (một bài học mình học được trong tuần)
  • Giveaway code để sử dụng các sản phẩm công nghệ miễn phí
  • Những cập nhật và dự định mới nhất về blog và podcast thuộc hệ sinh thái Many One Percents