Quả sung khô mua ở đâu tây an, thiểm tây

       Tên khác: Đẳng sâm,Tây đảng sâm,Đông đảng sâm,Lộ đảng sâm,Điều đảng sâm,Bạch đảng sâm.

 Tên khoa học: Codonopsis pilosula [Franch] Nannf. Họ Hoa Chuông [Campanulaceae].

     Mô tả: Đảng sâm là cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn.Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.

Phân bố:

- Mọc nhiều Tại Trung Quốc, cây Đảng sâm phần lớn cũng còn mọc hoang dại nơi sản xuất chính hiện nay là ở tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây, Vân Nam, Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ bắc, Quý Châu, Hà Nam, Ninh Hạ, Thanh Hải, Liêu Ninh.

- Tại nước ta, trong thời gian năm 1961-1985, Viện Dược liệu đã phát hiện Đảng sâm ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam chỉ có ở khu vực Tây nguyên. Vùng phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng.

Thu hái, sơ chế:

Vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá. Hoặc tới đầu xuân năm sau, lúc cây chưa đâm chồi nảy lộ. Đào rễ phải dài sâu trên 0,7m, vì rễ rất dài, không làm trầy xát. Rửa sạch đất cát, phân loại rễ to nhỏ, phơi riêng trên gìan từng loại. Đến lúc nào rễ bẻ không gãy là đạt, bó từng bó đem phơi. Cũng có thể lấy lạt hoặc chỉ xâu rễ thành chuỗi ở đầu củ đem treo ở nơi thoáng gió, phơi khô rồi cuộn lại thành bó.

Theo Trung quốc: Thu hái xong, phơi âm can, lăn se cho vỏ dính vào thịt, khi dùng, sao với đất hoàng thổ hay với cám cho thuốc hơi vàng xong bỏ đất hoặc cám chỉ lấy Đảng sâm [Trung Dược Đại Từ Điển].

Theo Việt Nam: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tỳ và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng [Phương Pháp Bào Chế Đông Dược].

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Đảng sâm là phần rễ, hình trụ tròn hơi uốn cong, dài 10 - 35 cm, đường kính 0,4 - 2 cm. Bề ngoài có màu vàng nhạt đến vàng xám nâu, phía trên của rễ có vết thân lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng. Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm dịu, vị ngọt.

1. Tây đảng sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con.

2. Đông đảng sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.

3. Lộ đảng sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.

4. Điều đảng sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất.

5. Bạch đảng sâm: Khô, tương đối cứng, ít đường, hình dạng rễ không thống nhất, vỏ màu vàng xám hay màu trắng vàng, thô mập, đường kính 10mm trở lên, không bị sâu mọt.

Tính vị: Vị ngọt, tính bình

Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế

Thành phần hoá học: Saponin, đường, tinh bột.

Tác dụng của Đảng sâm:

+ Thanh Phế [Bản Thảo Phùng Nguyên].

+ Bổ trung, ích khí, hòa Tỳ Vị, trừ phiền khát [ Bản Thảo Tùng Tân].

+ Bổ trung, ích khi, sinh tân [Trung Dược Đại Từ Điển].

+ Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát [Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển].

Chủ trị:

+ Trị Phế hư, ích Phế khí [Cương Mục Bổ Di].

+ Trị Tỳ Vị hư yếu, khí huyết đều suy, không có sức, ăn ít, khát, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang [Trung Dược Đại Từ Điển].

+ Trị trung khí suy nhược, ăn uống kém, tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, tiêu ra máu, Rong kinh [Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển].

+ Trị thiếu máu mạn, gầy ốm, bệnh bạch huyết, bệnh ở tụy tạng [Khoa Học Đích Dân Vấn Dược Thảo].

+ Trị hư lao, nội thương, trường vị trung lãnh, hoạt tả, lỵ lâu ngày, khí suyễn, phiền khát, phát sốt, mồ hôi tự ra, băng huyết, các chứng thai sản [Trung Dược Tài Thủ Sách].

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6 -12g, có thể đến 40g. Dạng thuốc sắc, rượu thuốc, viên hoàn hay bột.

Kiêng kỵ: Không dùng chung với Lê lô.

Bảo quản: Đậy kín, tránh ẩm, cần để nơi thoáng gió, khô ráo để phòng sâu mốc vì Đảng sâm rất dễ bị mọt. Có thể sấy hơi diêm sinh.

Trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền, có hàng trăm ngàn vị thuốc. Mỗi vị đều có những nét đặc sắc riêng nếu chúng ta quan sát, nếm, ngửi kỹ càng. Một trong hàng trăm ngàn vị thuốc ấy là Tế tân, một thứ dược liệu được biết đến bởi mùi vị cay nồng không lẫn vào đâu được với những ai đã một lần ngửi qua, nếm thử. Vị thuốc này tính ấm, có rất nhiều công dụng, sẽ được YouMed đề cập tới trong bài dưới đây.

1. Đặc điểm cây Tế tân

1.1. Mô tả

Tế tân [Radix Asari] là một loại cây cỏ nhỏ, cây trưởng thành cao tầm 12 – 24cm.

Thân rễ dưới đất bò ngang, đầu thân rễ có phân nhánh. Rễ cây nhiều, thường mọc gần nhau ở các mấu, dài 10 – 20cm, đường kính 1mm. Theo quan sát, người ta thấy mặt ngoài rễ màu vàng xám, nhẵn, có vết nhăn dọc theo chiều dài. Rễ này khi dùng tay vò sẽ phát ra mùi thơm nồng.

Tế tân là cây thân thảo nhỏ

Lá cây mọc từ rễ, gồm 2 – 3 lá, có cuống dài 5 – 18cm, thường là mặt nhẵn hay hơi có lông, trên có rãnh chạy dọc. Phiến lá phần nhiều bị gãy, lá nguyên hình tim hay hình thận, mép nguyên, đầu lá nhọn, dài 4 – 10cm, rộng 6 – 2cm. Mặt dưới có nhiều lông mịn dài, mặt trên màu lục nhạt. Lá rụng sớm và mọc ra từ thân rễ nằm ngay dưới mặt đất. 

Hoa Tế tân thường mọc đơn độc từ rễ lên, cuống dài 3 – 5cm. Bao hoa chỉ có một vòng màu nâu hoặc đỏ nhạt, đầu nhọn. Phía trên của hoa được chia thành 3 cánh hình trứng, có chiều rộng và dài khoảng 10mm. Hoa hình chuông, màu tím thẫm, phần nhiều bị nhăn nhúm. Thuỳ của bao hoa cong về phía gốc, phần nhiều bị nén ép, xát vào ống bao hoa.

Quả nang, hình cầu. Nếm có vị cay tê đầu lưỡi.

Hoa với màu tím nhạt

1.2. Phân bố

Tế tân có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây phân bố nhiều ở các tỉnh: Triết Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cát Lâm, Hắc Long Giang, An Huy, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Giang Tây, Cam Túc…

Nhìn chung, đây là loại cây ưa thích các khu vực ẩm ướt, nhiều bóng râm và đất giàu mùn. Nó thường được trồng trong các vườn nhiều bóng râm.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

2.1. Bộ phận dùng

Rễ hay toàn cây. Rễ từng chùm, dài độ 10 – 20cm, ngoài nâu nhạt, trong màu trắng, thơm, cay nồng là tốt.

Thứ không thơm cay, cây có một đốt và một lá thì không dùng.

>> Cùng với Tế tân, Xuyên tiên cũng là một vị thuốc có vị cay nồng, còn được dùng làm gia vị. Tìm hiểu thêm: Xuyên tiêu: Vị thuốc ấm nóng, cay nồng.

2.2. Thu hái

Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, tầm tháng 5 – 6.

Người ta sẽ đào toàn cây rồi phơi trong bóng râm. Tránh phơi trực tiếp dưới nắng vì sẽ làm bay mất tinh dầu trong thuốc.

2.3. Chế biến

Theo Trung y: Cắt bỏ đầu cuống, lấy nước vo gạo tẩm một đêm, phơi khô dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái từng đoạn ngắn 2 – 3cm, phơi trong bóng râm cho khô, không cần sao tẩm. Có thể tán bột ngâm rượu trắng để xoa bóp hoặc chấm vào chỗ đau răng.

2.4. Bảo quản

Cất nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Rễ Tế tân khô làm thuốc

3. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, trong Tế tân có lượng tinh dầu chiếm 2,75%.

Thành phần chủ yếu là pinen, metyl-eugenola, hợp chất phenola, một hợp chất xeton, một lượng nhỏ acid hữu cơ, nhựa.

4. Tác dụng dược lý của Tế tân

  • Giải nhiệt: Thực nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có khả năng hạ được nhiệt độ.
  • Kháng khuẩn: Sử dụng cồn chiết xuất từ Tế tân in vitro cho thấy tác dụng rõ rệt đối với vi khuẩn Gram dương và trực khuẩn thương hàn.
  • Giảm đau: Thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ.

5. Công dụng của vị thuốc Tế tân

Tế tân là vị thuốc có vị cay, tính ấm, được ứng dụng chữa các chứng:

  • Cảm mạo do lạnh [với các triệu chứng đau nhức người, nhức đầu, sổ mũi…].
  • Ho và đàm nhiều.
  • Đau nhức răng, đau đầu do lạnh.
  • Chữa đau khớp và đau dây thần kinh do lạnh.

6. Liều dùng và chú ý

Liều dùng: 2 – 8g/ngày.

Chú ý: Dùng thận trọng ở những người thường bị nóng trong người hay khí huyết kém.

7. Một số bài thuốc từ Tế tân

7.1. Phương thuốc chữa chứng bị cảm lạnh làm nghẹt mũi

Tế tân, Tử tô, Phòng phong, Cam thảo, Cát cánh, Hạnh nhân, Bạc hà, Tang căn bạch bì. Sắc uống nóng.

7.2. Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu, nghẹt mũi

Tế tân 4g, Ma hoàng 4g, Phụ tử 8g. Cho hết vào ấm và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 100ml đến 150ml. Sử dụng 2 – 4 tuần.

7.3. Phương thuốc chữa chứng bị lạnh làm nôn ọe, ăn uống không tiêu

Tế tân bỏ lá lấy 20 g, cùng với Đinh hương 10g, tất cả xay thành bột, mỗi lần uống 8 g. Dùng thịt nấu nước làm thang uống.

7.4. Phương thuốc chữa chứng miệng lưỡi lở loét

Dùng Tế tân cùng với Hoàng liên 2 thứ bằng nhau làm ra bột mà thấm vào trong miệng ngậm ít lâu. Sau đó lấy nước súc miệng cho sạch.

7.5. Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị đau răng kèm sưng đỏ

Dùng 4g Tế tân, 40g Thạch thảo sống cho hết vào ấm và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 50 – 100ml. Sử dụng 1 – 2 tuần.

Hy vọng bài viết trên đây đã cho độc giả cái nhìn sơ lược về Tế tân, một vị thuốc hay trong kho tàng thuốc quý của Đông y. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, các bạn cần có sự chẩn đoán và kê đơn của thầy thuốc để dùng cho hiệu quả. Rất mong nhận được phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. 

Video liên quan

Chủ Đề