Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước chính là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự

Quan hệ pháp luật dân sự mang các đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung. Vậy khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự được hiểu thế nào?

Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự 

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau.

Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước…

Do tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự tác động của các quy phạm pháp luật vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các quan hệ này mang một hình thức mới “quan hệ pháp luật”. Hậu quả của nó là các quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định.

Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó [phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt]. Có thể chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự

Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh.

Chủ thể

Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – những quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó.

Xem thêm: Năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân theo luật định

Địa vị pháp lí

Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau.

Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.

Lợi ích

Lợi ích [trước tiên là lợi ích kinh tế] là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần.

Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.

Các biện pháp cưỡng chế

Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự các bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự.

Trên đây là nội dung Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự  Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật

Các yếu tố lí lịch của pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Các loại pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Nhận định môn Luật tố tụng hình sự năm 2015

Chỉ có Quan hệ pháp luật [QHPL] tố tụng hình sự [TTHS] mới mang tính quyền lực nhà nước.

Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” là nguyên tắc đặc thù mà chỉ Luật TTHS mới có.

Nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” là nguyên tắc đặc thù của luật TTHS?

Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS.

Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với người bào chữa trong vụ án đó.

Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách trong vụ án hình sự.

Người thân thích của bị hại thì không được tham gia vụ án với tư cách người định giá tài sản trong vụ án đó.

Đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản.

Trường hợp Thư ký Tòa án không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án hình sự đều là những người tiến hành tố tụng.

Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.

Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.

Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại Điểm b K2 Đ57 BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận.

Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.

Người phiên dịch và người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.

Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ án đó.

Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Khai báo là quyền của người làm chứng.

Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu cách là người làm chứng trong vụ án đó.

Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.

Chỉ có Kiểm sát viên Viện kiểm sát thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.

Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong các phiên tòa xét xử VAHS.

Tất cả các Cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.

Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các CQTHTT.

Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.

Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là chứng cứ của vụ án hình sự.

Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án.

Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS thì là chứng cứ.

Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ [trinh sát, đặc tình, sổ đen] là chứng cứ.

Tất cả những người tiến hành tố tụng đều là những người có nghĩa vụ chứng minh VAHS.

Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.

Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự

Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.

Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.

Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.

Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong.

Video liên quan

Chủ Đề