Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở cấp xã

Xã tôi đã thực hiện xong một số khu dân cư dịch vụ được quy hoạch của sở Xây dựng tỉnh xây nhà ở riêng lẻ tối đa là 5 tầng. UBND xã tôi cũng đã xây dựng quy chế của riêng xã và yêu cầu các hộ trước khi xây dựng phải ra UBND xã để làm cam kết xây dựng nhà theo một số nội dung chính là: số tầng là 5, chiều cao của mỗi tầng, ban công được đua ra là 90 cm và yêu cầu mỗi hộ đặt cọc 5 triệu để thực hiện cam kết trên. Cho tôi hỏi như vậy có đúng không?

Nội dung câu hỏi: Tôi là cán bộ phụ trách xây dựng của xã, Hiện nay trên địa bàn xã tôi đã thực hiện xong một số khu dân cư dịch vụ được quy hoạch của sở Xây dựng tỉnh  xây nhà ở riêng lẻ tối đa là 5 tầng. UBND xã tôi cũng đã xây dựng quy chế của riêng xã và yêu cầu các hộ trước khi xây dựng phải ra UBND xã để làm cam kết xây dựng nhà theo một số nội dung chính là: số tầng là 5, chiều cao của mỗi tầng, ban công được đua ra là 90 cm tính từ chỉ giới xây dựng [Phải để phần ban công thông thoáng, Không được phép xây dựng trên phần ban công đua ra]. và yêu cầu mỗi hộ đặt cọc 5 triệu để thực hiện cam kết trên. Cho tôi hỏi như vậy có đúng không?Trong quá trình đi kiểm tra thì các hộ gia đình cố tình xây dựng trên phần ban công đua ra trên sử dụng để ở. Tôi cũng tiến hành lập biên bản theo mẫu quy định nhưng các hộ thường không ký và không thực hiện.Cho tôi hỏi nếu trường hợp như vậy có thể lập phương án để cưỡng chế các hộ xây dựng nhà vi phạm như trên không? và nếu được thì cơ quan nào là người ra quyết định cưỡng chế? Xin trân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm cụ quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã như sau:

“1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.

2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.

5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.”

Điều 35 và Điều 36 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy bannhân dân xã.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.”

Căn cứ theo các quy định này của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì không có quy định cụ thể về việc chính quyền địa phương tại cấp xã có những thẩm quyền gì trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên trong phạm vi thẩm quyền của mình Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền ban hành các quyết định để đảm bảo cho việc xây dựng ở xã phù hợp với quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể ban hành các quyết định về việc xây dựng cho phù hợp với tình hình ở địa phương và phù hợp với sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực xây dựng.

Như vậy, Xã bạn có thể ban hành các quyết định về việc xây dựng trên địa bàn xã phù hợp với quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên về xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã không được phép buộc người dân phải nộp tiền đặt cọc để thực hiện các cam kết. Các quyết định về xây dựng đã được Ủy ban nhân dân xã ban hành phù hợp với pháp luật và được sự đồng ý của cơ quan cấp trên thì người dân có nghĩa vụ phải thực hiện theo, nếu không thực hiện thì Ủy ban nhân dân xã có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính.

Với vấn đề cưỡng chế xử lý vi phạm bạn có thể tham khảo bài viết Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng !
CV tư vấn: Nguyễn Nhàn - Luật Minh Gia

Khoản 21, Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 [sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014] quy định hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Từ đó có thể hiểu việc quản lý trật tự xây dựng là việc quản lý, đảm bảo hoạt động xây dựng được diễn ra đúng trình tự, tuân thủ theo kế hoạch, quy hoạch, thiết kế, phù hợp với điều kiện tự nhiên…

2. Các quy định của pháp luật về việc quản lý trật tự xây dựng 

Pháp luật hiện hành quy định về việc quản lý trật tự xây dựng tại Điều 56, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ, cụ thể như sau: 

a. Thời điểm thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng

Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đua vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.

b. Các nội dung về quản lý trật tự xây dựng 

Các nội dung về quản lý trật tự xây dựng bao gồm: 

- Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: 

Việc quản lý trật tự xây dựng theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan;

- Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Xem thêm:

Các quy định chung về cấp giấy phép xây dựng là gì?[P1]

Các quy định chung về cấp giấy phép xây dựng là gì?[P2]

c. Xử lý vi phạm trật tự xây dựng 

Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng phải yêu cầu dừng thi công, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.

Cụ thể, Chương II, Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

d. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có các trách nhiệm sau trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng: 

+ Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn [trừ công trình bí mật nhà nước];

+ Ban hành các quy định về: quản lý trật tự xây dựng; phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; phân cấp, ủy quyền tiếp nhận thông báo khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng, trường hợp công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 cần bổ sung thêm các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể kết quả thẩm định phải bổ sung nội dung yêu cầu chủ đầu tư gửi hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương kèm theo thông báo khởi công để theo dõi, quản lý.

+ Ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn;

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn;

+ Giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

đ. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có các trách nhiệm sau trong hoạt động quản lý trật tự xâ dựng: 

+ Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Cụ thể, các quy định về việc thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng được quy định cụ thể tại Chương II, Chương VI, Nghị định 139/2017/NĐ-CP, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo. 

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Video liên quan

Chủ Đề