Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro làm ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả kinh doanh và uy tín của bản thân ngân hàng đó mà còn có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống, tình hình kinh tế, xã hội của cả một quốc gia. Một trong số các rủi ro chủ yếu, thường gặp nhất trong các ngân hàng thương mại phải kể đến đó chính là rủi ro tín dụng và rủi ro về lãi suất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm rủi ro lãi suất là gì? Quản trị rủi ro lãi suất là gì cũng như thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Rủi ro lãi suất là gì?

Khái niệm rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất (Tiếng Anh: Interest Rate Risk) đề cập đến khả năng mà ngân hàng phải đối mặt với những tổn thất về tài sản hoặc sự suy giảm lợi nhuận do sự biến động của lãi suất. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất. 

Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

Khái niệm rủi ro lãi suất là gì?

Ví dụ về rủi ro lãi suất

Giả sử, ngân hàng A có nhu cầu cho vay hai khoản vay: 

Khoản cho vay thứ nhất có giá trị là 200 triệu với thời hạn là 01 năm và lãi suất cố định là 10%/ năm.

Khoản cho vay thứ hai có giá trị là 200 triệu với thời hạn 02 năm và lãi suất cố định là 11%/ năm

Trong đó, nguồn cho vay của ngân hàng A được tìm kiếm bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng. Số tiền vay là 400 triệu với lãi suất cố định là 6%/ năm đối với khoản vay 01 năm và 7%/ năm nếu vay 02 năm.

Đối với khoản vay có kỳ hạn 01 năm, ngân hàng A sẽ thu về lãi suất bằng 10% - 6% = 4%

Sau 01 năm, ngân hàng A thu hồi được 200 triệu. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải hoàn trả  khoản vay 400 triệu. Để có tiền trả 200 triệu của khoản cho vay thứ hai, ngân hàng A cần vay thêm 200 triệu trên thị trường liên ngân hàng. 

  • Trong trường hợp lãi suất không thay đổi, khoản lãi suất chênh lệch thu được của khoản cho vay thứ 2 là: 11% - 6% = 5%

Chênh lệch lãi suất từ 400 triệu đi vay đầu tiên là: 

(4% x 200 + 5% x 200) / 400 = 4,5%

Chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng A là:

(4,5% + 5%) / 2 = 4,75%

  • Trong trường hợp lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm. Giả sử mức giảm cụ thể là 2%, tức là chỉ còn 4%. Khi đó:

Chênh lệch lãi suất năm thứ 02 là: 

11% - 4% = 7%

Chênh lệch lãi suất bình quân là: 

 (4,5% + 7%) / 2 = 5,75%

  • Trong trường hợp lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng. Giả sử mức tăng cụ thể là 4%, tức là 10%. Khi đó:

Chênh lệch lãi suất năm thứ 02 là:

11% -10% = 1%

Chênh lệch lãi suất bình quân là:

(4,5% + 1%) / 2 = 2,75%

Kết luận: Chênh lệch lãi suất bình quân thấp hơn khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên. Trong trường hợp ngân hàng A, mức lãi suất không đủ để bù đắp cho chi phí hoạt động và các chi phí hoạt động và các chi phí khác của ngân hàng. Do đó dẫn đến việc ngân hàng phải gánh chịu tổn thất do lãi suất biến động ngoài dự kiến.

Bạn đang làm đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại? Và nếu bạn đang gặp khó khăn với nó, tham khảo ngay Dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp, viết thuê luận văn thạc sĩ TẠI ĐÂY!

Các loại rủi ro lãi suất

Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

Phân loại rủi ro lãi suất

  • Rủi ro định giá không phù hợp / định giá lại: Rủi ro mà tài sản và nợ phải trả được định giá lại hoặc đáo hạn vào những thời điểm khác nhau, khiến biên giữa thu nhập lãi và chi phí lãi vay bị thu hẹp.
  • Rủi ro cơ bản: Rủi ro cơ bản bắt nguồn từ sự thay đổi trong mối quan hệ về tỷ lệ lãi suất tại các thị trường tài chính khác nhau, hoặc của các công cụ tài chính khác nhau. Nó xảy ra khi lãi suất thị trường của các công cụ tài chính khác nhau, hoặc các chỉ số được sử dụng để định giá tài sản có và tài sản nợ thay đổi vào những thời điểm khác nhau, hoặc thay đổi những lượng khác nhau. 
  • Rủi ro trả trước / gia hạn: Rủi ro mà việc hoàn trả tài sản tăng tốc vào thời điểm lãi suất thấp, dẫn đến thu nhập lãi giảm và nhu cầu tái đầu tư các khoản đã hoàn trả vào các tài sản có năng suất thấp hơn. Rủi ro này gia tăng khi khách hàng cho vay hoặc công ty phát hành trái phiếu thực hiện các tùy chọn gọi vốn rõ ràng của họ để thanh toán tài sản của ngân hàng trước khi đáo hạn và lãi suất giảm. Mặt trái của rủi ro trả trước là rủi ro gia hạn, bắt nguồn từ việc kéo dài tỷ lệ hoàn trả tài sản trong môi trường tỷ giá tăng, do đó làm giảm nguồn vốn có sẵn để đầu tư với lợi suất cao hơn.
  • Rủi ro đường cong lợi suất: Rủi ro mà những thay đổi không song song trong đường cong lợi suất sẽ ảnh hưởng không cân đối đến giá trị tài sản hoặc dòng tiền. Ví dụ, tài sản thế chấp có xu hướng được định giá theo lãi suất Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm. Giả sử lãi suất Kho bạc kỳ hạn 10 năm thay đổi đáng kể, trong khi tất cả các lãi suất Kho bạc khác không đổi. Giá trị và dòng tiền từ các khoản vay thế chấp và chứng khoán liên quan đến thế chấp cũng sẽ thay đổi đáng kể, nhưng các tài sản và nợ phải trả khác sẽ không có những thay đổi tương tự. Do đó, các ngân hàng có tài sản thế chấp đáng kể sẽ chịu rủi ro đường cong lợi suất lớn hơn so với các ngân hàng có tài sản thế chấp chiếm tỷ lệ tài sản thấp hơn.

Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất là gì?

Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là gì?

Rủi ro lãi suất có thể xảy ra do ba nguyên nhân chính đến từ sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản; Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng và cuối cùng là do các ngân hàng áp dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Cụ thể:

Thứ nhất, sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản. Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau. Khi gắn nguồn và tài sản với lãi suất, các ngân hàng quan tâm đến kỳ hạn đặt lãi. Căn cứ vào kỳ hạn khoản vay mà ngân hàng có kỳ hạn đặt lại lãi suất cho phù hợp.

Thứ hai, sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng. Lãi suất thị trên thị trường luôn có sự biến động không ngừng phụ thuộc vào sự thay đổi thường xuyên của mối quan hệ cung - cầu về tín dụng trên thị trường và ngân hàng rất khó để có thể kiểm soát được sự biến động này. Việc duy nhất mà ngân hàng mà ngân hàng có thể làm trong trường hợp này là theo dõi và đưa ra các phản ứng điều chỉnh hoạt động của mình để thích ứng với sự biến động lãi suất.

Thứ ba, ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Trong các ngân hàng thương mại, các dự án cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay, đồng thời, các dự án này cũng thường được áp dụng mức lãi suất cố định. Trong trường hợp lãi suất thị trường thay đổi thì những hợp đồng này có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Quản trị rủi ro lãi suất là gì?

Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất là gì?

Hiểu một cách đơn giản, quản trị rủi ro là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nắm giữ vai trò nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ xảy ra từ rủi ro lãi suất. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách liên tục, đầy đủ và toàn diện.

Hiện nay, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, công tác quản lý rủi ro nhất là quản lý rủi ro lãi suất đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại. Có thể nói, quản trị rủi ro lãi suất là vấn đề mang tính chiến lược của nhiều ngân hàng. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO: Ngân hàng có nghiên cứu và công tác quản trị rủi ro hiệu quả cũng đồng nghĩa với ngân hàng đó có khả năng khẳng định được đẳng cấp, vị thế và giá trị của mình. 

Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Thẩm định dự án đầu tư là gì? Lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư

Tầm quan trọng của thực hiện quản trị rủi ro lãi suất trong Ngân hàng Thương mại

Thứ nhất, rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro phổ biến và cơ bản nhất của các ngân hàng thương mại. Từ sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại chịu nhiều tác động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Về mặt bản chất, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói một cách dễ hiểu là sử dụng uy tín và năng lực quản trị rủi ro của mình để thu hút nguồn vốn, sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Lãi suất chính là giá cả đầu vào cũng như đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro xảy ra do những biến động về lãi suất luôn luôn thường trực trong hầu hết những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, cơ bản nhất chính là rủi ro lãi suất. Ngân hàng chỉ hoạt động hiệu quả trong điều kiện mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được. Cũng có nghĩa là ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro. 

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro lãi suất. Quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng làm giảm ảnh hưởng của những biến động đối với giá trị của ngân hàng. Hay nói cách khác, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất giúp làm giảm xác suất mà ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thiếu vốn khả dụng.

Thứ ba, quản trị rủi ro lãi suất tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong điều kiện công tác quản trị rủi ro lãi suất được quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn, chất lượng tín dụng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng từ đó làm tăng chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về rủi ro lãi suất là gì? Quản trị rủi ro lãi suất là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!