Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

(VietQ.vn) - Thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2021, cùng với sự phát triển của công nghệ và tác động của đại dịch Covid-19, thị trường giao thức ăn trực tuyến tiếp tục tăng tốc và ngày càng sôi động.

Thị phần dịch vụ giao thức ăn trực tuyến hiện nay được chia cho nhiều thương hiệu. Trong đó, nổi bật là GrabFood, Now và BAEMIN- ứng dụng giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc là Woowa Brothers. Ngoài ra còn có Go Food và Loship.

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

BAEMIN giữ vững vị trí quán quân về mức độ hài lòng của khách hàng theo báo cáo mới nhất cuối năm 2021.

Theo kết quả khảo sát mới nhất về thị trường giao đồ ăn trực tuyến được thực hiện bởi Q&Me vào cuối năm 2021, BAEMIN tiếp tục giữ vững vị trí quán quân về mức độ hài lòng của khách hàng so với kết quả khảo sát cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, BAEMIN còn là ứng dụng giao thức ăn có độ phủ hàng đầu Việt Nam với dịch vụ hiện được cung cấp trên khắp 21 tỉnh thành, phục vụ đông đảo người dùng. Dù có bước tiến đáng kể trong việc mở rộng quy mô, song trải nghiệm của khách hàng vẫn luôn là vấn đề cốt lõi mà BAEMIN quan tâm và chú trọng.

Ông Jinwoo Song- Tổng Giám đốc BAEMIN Việt Nam cho biết: Để có thể phát triển bền vững trong ngành hàng vô cùng cạnh tranh như giao thức ăn trực tuyến, BAEMIN đã phấn đấu không ngừng để trở thành lựa chọn tin dùng đem lại những trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng và đối tác của mình.

Trong tương lai, tham vọng của chúng tôi là khiến BAEMIN trở thành người bạn, người đồng hành, giúp khách hàng có cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn- ông Jinwoo Song chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở việc tăng trưởng kinh doanh, đem đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng mà BAEMIN còn tích cực tạo ra những giá trị bền vững cho các đối tác nhà hàng, đối tác tài xế và cộng đồng, đặc biệt trong các đợt giãn cách vừa qua.

Bên cạnh những chương trình hỗ trợ và thúc đẩy tiềm năng phát triển của đối tác nhà hàng, BAEMIN còn cho ra mắt chiến dịch “BAEMIN Zone” giúp các đối tác nhà hàng phủ xanh quán xá, tạo điểm khác biệt, giúp họ dễ dàng thu hút khách hàng mới.

Với các đối tác tài xế, BAEMIN không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động đào tạo kiến thức và nâng cao kỹ năng để giúp họ tăng thu nhập mà còn chú trọng vào việc xây dựng “ngôi nhà chung” để gắn kết và làm giàu đời sống tinh thần cho các đối tác của mình.

Trong đợt giãn cách vừa qua, ông Kim Bongjin- nhà sáng lập BAEMIN đã đóng góp 20 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 cho Việt Nam. Ngoài ra, BAEMIN còn phối hợp với Thành Đoàn TP.HCM trao tặng hơn 6.000 suất ăn miễn phí và 1.000 túi an sinh cho những người dân khó khăn.

Lê Kim Liên

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam dự kiến đạt tăng trưởng giá trị hơn 38 triệu USD trong năm 2021 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Trong một chiến dịch truyền thông của Baemin. (Ảnh: Baemin).

Theo báo cáo của Reputa, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ và nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực này. 

Đáng chú ý, cuộc chiến chiếm lĩnh thị phần giữa các ứng dụng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thậm chí ngày càng khốc liệt hơn khi Baemin đang tăng tốc bám sát "kẻ dẫn đầu" GrabFood

Năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do COVID. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2021, đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Dịch Covid-19 đã giúp dịch vụ giao đồ ăn tăng trưởng cực thịnh. Trong đó, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23,16% lượng thảo luận trên social, thứ ba là Baemin với 21,95%. 

Tháng 5/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Kênh Fanpage vẫn đang là nơi đem lại các thảo luận nhiều nhất cho các thương hiệu (55,48%), tiếp theo đó là ở các group Facebook chuyên về review thức ăn, quán ăn (22,90%).

Giao đồ ăn trực tuyến: Nhanh chưa chắc đã thắng

Theo phân tích từ Reputa, lý do chính yếu làm khách hàng hài lòng với dịch vụ là "Chương trình ưu đãi, khuyến mãi" (chiếm đến 84%). Không phải tốc độ lúc nào cũng là điểm vượt trội, điều khách hàng quan tâm thật sự là dịch vụ nào có mã khuyến mãi nhiều nhất thay vì là tốc độ giao hàng (yếu tố chỉ chiếm 2%). 

Ngoài ra, thời điểm bữa tối là lúc khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều nhất, nhiều thương hiệu đã tận dụng tốt điểm này để thu hút lượng đơn hàng. Nếu xét về các chính sách ưu đãi khuyến mại, Baemin đang là kẻ dẫn đầu thị trường với hàng loạt chiến dịch truyền thông đặc sắc, gắn với Trấn Thành, bộ nhận diện thương hiệu "mèo béo" bắt mắt và loạt content marketing "bắt trend".

NowFood và GrabFood dẫn đầu về thị phần thảo luận dịch vụ giao hàng, đặc biệt các đánh giá về sự chuyên nghiệp của shipper, tốc độ giao hàng mang tính tích cực. GoFood có tỷ trọng thảo luận cao về trải nghiệm app khi thương hiệu này mới thay đổi app; đứng sau đó là Loship với đa dạng dịch vụ được tích hợp như Lo-supply, Lozat, Lomec.

Thừa hưởng lợi thế về hệ sinh thái lớn mạnh bao gồm Grabbike và ví Moca, GrabFood dễ dàng chinh phục Khách hàng khi có mạng lưới tài xế đông đảo, hệ thống nhà hàng, quán ăn liên kết khá đa dạng và ứng dụng Grab có trải nghiệm tiện dụng. 

Trong năm 2020, GrabFood giảm dần các hoạt động "giảm giá", nhưng vẫn tiếp tục gia tăng các hoạt động quảng cáo, truyền thông với các thông điệp ý nghĩa được độc giả đón nhận tích cực, với 69,11% bàn về mã giảm giá và 16,29% chia sẻ và thảo luận về các thông điệp truyền thông của GrabFood.

Theo đánh giá của Reputa, so với khu vực, quy mô thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam hiện rất nhỏ. Tuy vậy, việc mở rộng thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ trong ngõ ngách, hẻm sâu được tiếp cận khách hàng nhiều hơn, giúp họ có thể sống sót qua mùa dịch.

Bên cạnh đó, dịch vụ giao đồ ăn cũng giúp sức cho nhiều người, hộ gia đình nhỏ không có khả năng thuê mặt bằng được phát triển khả năng nấu nướng và kinh doanh. Các ứng dụng giao đồ ăn cũng là một lựa chọn đối với dân văn phòng hay những bạn trẻ bận rộn, không có khả năng nấu ăn.

Thùy Trang

Cuộc đua cạnh tranh giành thị phần trên các ứng dụng giao hàng trực tuyến và người đầu tiên về đích?

Theo nghiên cứu của Euromonitor International, năm 2018 thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có quy mô trị giá 33 triệu USD, dự kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD từ năm 2021 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến năm 2018 là khoảng 5.3 triệu người. Dự báo đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ này sẽ tăng hơn gấp 2 lần khoảng 13 triệu người và năm 2024 là 17 triệu người. Theo Reputa, năm 2020, Việt Nam ghi nhận 1,140,397 lượt thảo luận về các ứng dụng giao đồ ăn trên mạng xã hội, đặc biệt kênh Fanpage là nơi mang lại các cuộc thảo luận diễn ra nhiều nhất cho các thương hiệu (chiếm 55.48%). Trong đó, Grab Food chiếm tỷ lệ cao nhất 33.38% trong nội dung thảo luận, đứng thứ hai là Now 23.16% và lần lượt là Baemin 21.95%, Loship 15.14% và Go Food 6.37%.

Thị trường giao đồ ăn xuất hiện lần đầu tiên với đơn vị tiên phong là Now đã làm nổi bùng lên cuộc cạnh tranh khốc liệt khi ngày càng có thêm nhiều đối thủ đáng gờm gia nhập lĩnh vực này như Grab Food, Baemin, Go Food, Loship. Tiếp theo, cùng Vietdata điểm qua một số điểm nổi bật của các ứng dụng và bức tranh tài chính đầy tiềm lực của các đối thủ “cừ khôi” sau đây:

GRAB FOOD 

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Grab bắt đầu với ứng dụng đặt xe từ năm 2014 và Grab Food chính thức gia nhập thị trường giao thức ăn nhanh từ tháng 6/2018, mặc dù theo sau Now nhưng với nguồn lực tài chính và mức độ phủ sóng trên diện rộng, hiện Grab Food đang đứng đầu thị trường Food Delivery. Vào đầu tháng 10/2019 Grab cũng cho ra mắt Grab Kitchen, hoạt động theo mô hình Cloud Kitchen. Hiện nay, Grab đã mở rộng dịch vụ trên 15 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, chủ yếu được sử dụng phổ biến ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ứng dụng Grab đã được tải xuống trên hơn 130 triệu thiết bị di động, giúp người dùng tiếp cận với hơn 175 nghìn đối tác nhà hàng, quán ăn. Trong nửa đầu năm 2019 Grab Food đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400% ghi nhận số lượng đơn hàng trung bình một ngày là 300,000 đơn.

NOW 

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Now là đơn vị tiên phong và thử nghiệm việc giao đồ ăn trực tuyến từ năm 2014, Now có được thành công và tăng trưởng nhanh là nhờ dịch vụ giao hàng mới mẻ và độc quyền tại thời điểm đó và cùng phối hợp với kênh truyền thông tốt là Foody – một trang giới thiệu các quán ăn và đồ ăn ngon. Now hiện nay đã phủ sóng 16 tỉnh thành với 59,424 địa điểm ở TP Hồ Chí Minh, 30,979 địa điểm ở Hà Nội và 8,619 địa điểm ở Đà Nẵng. Trước cuộc chiến khốc liệt đầy cạnh tranh này, Now đã liên kết với Shopee, kết hợp với một loạt chương trình khuyến mãi để thu hút và tăng lượng đơn đặt hàng. Đặc biệt, chương trình ưu đãi vào ngày 12-12-2020 đã ghi nhận hơn 1 triệu đơn hàng món ăn và thức uống được giao khắp Việt Nam trong 24 giờ. Đây là con số tăng đột biến so với trung bình một ngày.

BAEMIN 

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Woowa Brothers được biết đến là một start-up “kỳ lân” của Hàn Quốc trong lĩnh vực giao thức ăn trực tuyến, với ứng dụng có tên gọi là Baedal Minjok được ra mắt vào năm 2010 và gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2019. Woowa Brothers mua lại Vietnammm – là một trong những dịch vụ tiên phong trong thị trường giao đồ ăn Việt Nam. Với nền tảng sẵn có về công nghệ, nguồn lực tài chính, Baemin đã thu hút được lượng lớn khách hàng và đạt mức tăng trưởng tốt, trở thành một trong những đối thủ “cứng” của Grab Food và Now. Khu vực hoạt động hiện tại của Baemin ở 4 Thành phố lớn là: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ với hàng chục nghìn shipper đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng. Năm 2020, Baemin với hình tượng trẻ trung, năng động, giao diện ứng bắt mắt đồng thời đẩy mạnh các chương trình giảm giá “sâu” đã thu hút lượng lớn giới trẻ tiêu dùng.

GO FOOD

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Go Food là một trong những ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được phát triển từ Gojek (thương hiệu cũ là Go Việt, xuất thân từ mảng xe ôm công nghệ như Grab. Go Food gia nhập thị trường vào tháng 11/2018, liên kết với hơn 80,000 đối tác, có mặt tại các Thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội. Bằng những chiến dịch khuyến mãi mạnh mẽ cho người dùng như miễn phí giao hàng trong bán kính 5km đã giúp Go Food có thể chiếm giữ thị phần trong lĩnh vực này.

LOSHIP

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Loship (tiền nhiệm là Lozi) gia nhập lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến vào năm 2018 , lúc này Loship phải đối đầu với các ông lớn nước ngoài đầy tiềm lực trên thị trường. Hiện nay, Loship đã có hơn 50,000 đối tác cửa hàng ăn uống và hơn 15,000 đối tác ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sắp tới, Loship sẽ tiếp tục mở rộng thị trường sang các tỉnh, thành phố lớn khác. Đặc biệt, bên cạnh các ưu đãi giảm giá Loship còn miễn vận chuyển cho đơn có khoảng cách dưới 5km, điều này thu hút khách hàng và làm tăng số lượng đơn hàng một cách đáng kể.

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Grab Food hiện đứng đầu với doanh thu 3.759 tỷ đồng năm 2020, tăng 11.1% so với năm 2019 với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2016 - 2020 là 200%. Sau nhiều năm chịu lỗ, năm 2019 lỗ hơn 1,600 tỷ đồng thì năm 2020 Grab Food đã bước đầu gặt hái thành quả, đạt mức lợi nhuận sau thuế dương gần 238 tỷ đồng. Có lẽ một phần là nhờ quản lý tốt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/Doanh thu ngày càng giảm dần, năm 2020 là 0.61.

Báo cáo tài chính của Now cho thấy doanh thu năm 2020 tăng 66.3% so với năm 2019, đạt 863 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 2016 - 2020 là 141%. Tuy nhiên, Now năm 2020 Now phải chịu mức lỗ cao nhất khoảng 1500 tỷ đồng, với tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý là 2.55.

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Nhờ nắm bắt được xu hướng giới trẻ, làm tăng lượng đơn đặt hàng, doanh thu Baemin có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 484% so với năm 2019 đạt 441 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu chỉ đủ bù giá vốn do Baemin đã thực hiện các chương trình giảm giá “sâu”, và phải chịu lỗ hoàn toàn chi phí cho bán hàng và quản lý hơn 1,400 tỷ đồng. Mặc dù chi phí tăng cao nhưng tỷ lệ Chi phí bán hàng và quản lý/Doanh thu của Baemin giảm đáng kể từ 6.75 (năm 2019) xuống còn 3.22 (năm 2020).

Quy mô Go Food vẫn còn khá nhỏ, trong năm 2020 doanh thu đạt 247 tỷ đồng tăng 187% so với năm 2019, và chịu lỗ -766 tỷ đồng – mức lỗ thấp hơn so với năm 2019. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/Doanh thu giảm mạnh từ 17.9 (năm 2019) xuống còn 3.47 (năm 2020).

Loship vẫn còn ở mức quy mô nhỏ, doanh thu năm 2019 hơn 1,300 tỷ đồng tăng 27% so với cùng kỳ, tuy nhiên, có mức lỗ gần 10,000 tỷ đồng.  Tỷ lệ Chi phí bán hàng và quản lý/Doanh thu là 7.84.

Quy mô thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam

Với tình hình dịch COVID-19 hiện tại, sau khi TP HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 09/07, tất cả các ứng dụng giao đồ ăn đều đã thông báo tạm ngừng dịch vụ. Để thích nghi với hoàn cảnh này các ứng dụng đã chuyển mình, đẩy mạnh tính năng Đi Chợ trên các ứng dụng, đồng thời liên kết với các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi,.. điều này đã một phần hỗ trợ các cửa hàng sống sót qua mùa dịch và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về số lượng shipper, đối tác, giới hạn khung giờ giao hàng và lượng nhu cầu quá lớn . Trong trạng thái thay đổi đột ngột, các ứng dụng vẫn chưa đáp ứng đủ lượng nhu cầu lớn và đang trong tình trạng quá tải.