Quỹ tín dụng nhân dân được phép cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân được định nghĩa tại khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Bên cạnh đó, việc gia nhập thành viên quỹ tín dụng nhân dân là tự nguyện và không hạn chế.

Ngoài ra, căn cứ Điều 76 Luật Các tổ chức tín dụng, vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào điều lệ. Vì vậy, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát bởi đoàn thể, bao gồm những thành viên vay vốn và gửi tiết kiệm đồng thời là người sở hữu sở hữu tổ chức đó.

Quỹ tín dụng nhân dân được phép cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Điều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân (Ảnh minh họa)

Lãi suất và điều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân

Về điều kiện vay

Hiện nay, hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, căn cứ Điều 7 Thông tư 39, khách hàng có thể được vay tiền tại quỹ tín dụng nhân dân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Khách hàng được quỹ tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

Về lãi suất cho vay

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 và khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1730/QĐ-NHNN năm 2020, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa là 5,5%/năm nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

Trong nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay sẽ bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Về lãi suất quá hạn

Tại khoản 4, 5 Điều 13 Thông tư 39 quy định, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi như trên thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Ngoài ra, trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Nếu có căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Trên đây là một số quy định về quỹ tín dụng nhân dân là gì và điều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Forex là gì? Chơi forex ở Việt Nam có hợp pháp không? 

Mục lục bài viết

  • 1. Ngân hàng hợp tác xã
  • 1.1. Ngân hàng hợp tác xã là gì?
  • 1.2. Đặc điểm ngân hàng hợp tác xã?
  • 2. Quỹ tín dụng nhân dân
  • 2.1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì?
  • 2.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
  • 2.3 Vai trò của quỹ tín dụng Nhân dân
  • Tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương
  • Cung cấp tài chính cho doanh nghiệp vi mô, kinh doanh nhỏ

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Vậy ngân hàng hợp tác xã có đặc điểm và hoạt động như thế nào? Quỹ tín dụng nhân dân là tập con của Ngân hàng hợp tác xã có những hoạt động như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Luật Minh Khuê nghiên cứu và gửi tới bạn đọc trong nội dung bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

- Luật Hợp tác xã năm 2012

- Thông tư 04/2015/TT-NHNN

1. Ngân hàng hợp tác xã

1.1. Ngân hàng hợp tác xã là gì?

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng hợp tác xã được thành lập từ năm 2013 (Giây phép số 166/GP-NHNN ngày 04/6/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nưởc về việc “Cho phép thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ) trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương được thành lập từ năm 1995.

Bản chất pháp lý của Ngân hàng hợp tác xã là Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã nàm 2012 (Khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012)

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng. Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động của ngân hàng thương mại.

1.2. Đặc điểm ngân hàng hợp tác xã?

Ngân hàng hợp tác xã có một số đặc điểm khác vối ngân hàng thương mại và hợp tác xã nói chung như sau

Thứ nhất, chỉ có một Ngân hàng hợp tác xã, vì cụm từ “hợp tác xã” là danh từ chung đã trở thành tên gọi riêng của ngân hàng này, mặc dù pháp luật không quy định rõ điều này;

Thứ hai, thành viên của Ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng (không bị kiểm soát đặc biệt) và các pháp nhân góp vôn khác (hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề), mà không có cá nhân. Như vậy, việc tham gia của các quỹ tín dụng vào Ngân hàng hợp tác xã là bắt buộc và không được chấm dứt tư cách thành viên;

Thứ ba, Đại hội thành viên Ngân hàng hợp tác xã không có thẩm quyền quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể ngân hàng như đốỉ với Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay Đại hội thành viên hợp tác xã.

Thứ tư, vốn điều lệ của Ngân hàng hợp tác xã, ngoài vốn góp như các tổ chức tín dụng khác, còn có phần “vốn hỗ trợ của Nhà nước”.

Thứ năm, mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia Ngân hàng hợp tác xã tối thiểu là 10 triệu đồng; mức vốn góp thường niên tối thiểu là một triệu đồng.

Hợp tác xã nói chung không có quy định về việc góp vốn thường niên.

Thứ sáu, tổng vốn góp (bao gồm: vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên) tối đa của mỗi thành viên (kể cả vốn nhận chuyển nhượng) không vượt quá 30% vốn điều lệ của Ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại Ngân hàng hợp tác xã;

Thứ bảy, thành viên là quỹ tín dụng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tôì thiểu; thành viên pháp nhân khác được chuyển nhượng và hoàn trả vốn góp theo quy định chung;

Thành viên hợp tác xã có thể góp vốn vào hợp tác xã bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam (Điều 42 Luật hợp tác xã năm 2012)

Thứ tám, thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi điều hòa vốn; cho vay (điều hòa vốn để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản); mở tài khoản thanh toán, cung cấp các phương tiện thanh toán; xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới và thực hiện các hoạt động ngân hàng khác cho các quỹ tín dụng thành viên. Ngoài ra, Ngân hàng hợp tác xã được cho vay đối với khách hàng khác sau khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng thành viên và thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài các quỹ tín dụng thành viên. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định hạn chế việc cấp tín dụng của Ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng thành viên;

Thứ chín, Ngân hàng hợp tác xã có một trong các trách nhiệm là có ý kiến tham gia đối với danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng thành viên khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu;

Thứ mười, việc quản trị, kiểm soát và điều hành của Ngân hàng hợp tác xã được quy định như sau:

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Ngân hàng hợp tác xã có quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;

- Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên và Hội đồng quản trị;

- Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

2. Quỹ tín dụng nhân dân

2.1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống (khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Trước năm 2011, pháp luật quy định quỹ tín dụng bao gồm 3 loại: quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, quỹ tín dụng nhân dân khu vực và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Cho đến năm 2010 Quỹ tín dụng vẫn còn được gọi là hợp tác xã tín dụng. Việc thể hiện trên các văn bản quy phạm pháp luật quy định không rõ ràng qua các năm như sau:

Năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính chỉ đề cập hợp tác xã tín dụng, mà không đề cập đến quỹ tín dụng;

Năm 1993, quỹ tín dụng được thành lập thí điểm theo đề án của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 1997, Luật Các tổ chức tín dụng, ngoài “hợp tác xã tín dụng”, đã quy định cả “quỹ tín dụng nhân dân”. Đồng thời năm 1997, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn “Hợp tác xã tín dụng chuyển đổi sang mô hình quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật Hợp tác xã tín dụng”. Thời kỳ này, Chính phủ còn ban hành Điều lệ mẫu cho quỹ tín dụng;

Năm 1998, Chính phủ đã ban hành mức vốn pháp định khác nhau giữa hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng;

Năm 2004 khi sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng đã bở “hợp tác xã tín dụng” mà chỉ còn “quỹ tín dụng”.

Việc kèm theo từ “nhân dân” trong tên gọi quỹ tín dụng nhân dân là không cần thiết, không có ý nghĩa pháp lý. Tên gọi quỹ tín dụng lúc đầu cũng không có từ nhân dân. Tên gọi hợp tác xã tín dụng cũng không gắn với từ nhân dân, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.

Thành viên của quỹ tín dụng bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn. Khác với thời kỳ mới ra đời vào những năm 1950, thành viên hợp tác xã tín dụng chỉ là “nông dân lao động và những dân nghèo ở nông thôn từ 16 tuổi trở lên”.

Khi hộ gia đình tham gia làm thành viên của hợp tác xã nói chung, quỹ tín dụng nói riêng theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 thì phải tham gia với tư cách của các thành viên của hộ gia đình, chứ không còn là người đại diện của hộ gia đình như trước năm 2017. Vấn đề chưa được làm rõ là khi đó thì mỗi thành viên hộ gia đình hay cả hộ gia đình biểu quyết là một thành viên hợp tác xã.

Thành viên quỹ tín dụng góp vốn theo hai loại, gồm góp xác lập tư cách thành viên và góp vốn bổ sung, trong đó mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tôì thiểu là 300.000 đồng, mức vốn góp bổ sung theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân (trước 2020 quy định mức vốn góp thường niên tôì thiểu là 100.000 đồng/năm).

2.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

- Hoạt động quỹ tín dụng nhân dân theo quy định

Quỹ tín dụng hoạt động trong địa bàn một xã, phường, thị trấn. Quỹ hoạt động liên hiệp xã (là các xã liền kề với xã nơi quỹ đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh từ trước năm 2020) được tiếp tục hoạt động.

Quỹ tín dụng được thực hiện một số dịch vụ cho các thành viên như cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, tư vấn về ngân hàng, tài chính; nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản.

Quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản, nên không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên pháp luật cũng không có quy định cho phép quỹ tín dụng được mở tài khoản khác cho khách hàng. Đây là điều bất cập vì việc mở tài khoản cho khách hàng là không thể thiếu khi thực hiện hoạt động huy động vốn, cho vay và một số dịch vụ khác.

Ngoài việc tham gia bảo hiểm tiền gửi như các tổ chức tín dụng khác, quỹ tín dụng còn phải tham gia vào “Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng”.

- Những hoạt động hạn chế đối với quỹ tín dụng nhân dân

Pháp luật quy định một số điều hạn chế đối với quỹ tín dụng như sau:

Thứ nhất, không được phép thành lập một bộ máy vừa quản trị vừa điều hành (các công ty đại chúng không bị cấm);

Thứ hai, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tối thiểu bằng từ 50 - 70% tổng mức nhận tiền gửi quỹ, tùy thuộc vào địa bàn và quy mô hoạt động của quỹ;

Thứ ba, không được vay vốn từ quỹ tín dụng khác (được vay vốn của Ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính khác và tiếp nhận vôn ủy thác cho vay;

Thứ tư, không được cho vay bảo đảm bằng số góp vốn của thành viên;

Thứ năm, chỉ được cho vay đối với pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên của quỹ không vượt quá số tiền gửi của chính pháp nhân, cá nhân đó tại quỹ;

Thứ sáu chỉ được cho vay đốì với pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên quỹ dựa trên cơ sở toàn bộ khoản nợ được bảo đảm bằng số tiền gửi của chính khách hàng tại quỹ.

Thứ bảy, quỹ tín dụng không bị cấm cho vay đối với các thành viên và cha, mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên quản trị, kiểm soát, điều hành như đối với các tổ chức tín dụng nói chung.

2.3 Vai trò của quỹ tín dụng Nhân dân

Dưới đây là những vai trò của quỹ tín dụng nhân dân mang đến cho các thành viên tham gia quỹ cũng như cộng đồng địa phương.

Tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương

  • Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo hình thức tương trợ nên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tài sản tập thể cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Do đó, vai trò của hợp tác xã là tạo ra những dịch vụ tài chính có sẵn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cho đối tượng ưu tiên.
  • Các hoạt động tập thể của QTDND sẽ tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng, tạo nguồn thu nhập cho người dân. Đối tượng mà quỹ nhắm tới là người nghèo, người thiệt thòi, phụ nữ…
  • QTDND có vai trò tích cực trong việc huy động nguồn lưc tài chính, đáp ứng các nhu cầu gửi tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm…của các nhóm đối tượng.

Cung cấp tài chính cho doanh nghiệp vi mô, kinh doanh nhỏ

  • Khả năng tiết kiệm của người nghèo, phụ nữ luôn ở mức thấp. Vì thế, nếu chúng ta gửi một khoản vào một tổ chức an toàn không chỉ giúp bạn giữ được tiền mà còn có tác dụng điều hòa dòng tiền.
  • Việc quy vòng vốn an toàn vào hoạt động của cộng đồng sẽ giúp phát triển môi trường, mang đến cho người dân một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê