Quy trình nén mẫu bê tông

Phạm vi áp dụng TCVN 12252 : 2020 – Xác định cường độ bê tông – Mẫu khoan cắt

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu, chế tạo mẫu khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Tiêu chuẩn có thể được sử dụng để xác định cường độ bê tông trong kết cấu nhà và công trình hiện hữu hoặc công trình cần cải tạo trong kiểm tra, kiểm định kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

Mẫu thử

Mẫu thử cường độ nén : mẫu trụ đường kính từ 44mm đến 150mm, chiều cao từ 0,8 đến 2 lần đường kính, kích thước nhỏ nhất (đường kính hoặc chiều cao viên mẫu) không nhỏ hơn 2 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu.

Các viên mẫu được khoan cắt từ kết cấu có kích thước khác viên chuẩn, sau khi thử cường độ phải được tính đổi kết quả thử về viên chuẩn ( viên chuẩn được quy định tại TCVN 3105 : 1993 – thử cường độ nén viên mẫu lập phương 150x150x150mm)

Số viên mẫu thử

Cường độ bê tông được xác định theo từng tổ mẫu.

Kích thước mẫu < 60mm ; Số lượng viê mẫu thử tối thiểu trong một tổ mẫu là 4.

Khoan cắt mẫu từ kết cấu

Vị trí khoan cắt mẫu đảm bảo như sau : hạn chế việc giảm khả năng chịu lực của kết cấu; Cách xa mối nối, mạch ngừng, mép kết cấu, các khuyết tật nhìn thấy (nứt, rỗ, phân lớp, ăn mòn, cháy); Tránh cốt thép lẫn trong mẫu thử.

Xác định lực phá hủy mẫu

Lực nén phá hủy mẫu được xác định theo TCVN 3118 : 1993

Quy trình nén mẫu bê tông

Cường độ nén của bê tông được tính bằng trung bình số học cường độ nén các viên mẫu thử trong tổ mẫu.

Lưu ý : Tiêu chuẩn này chỉ dùng để xác định cường độ mẫu – không dùng để đánh giá Mác hay Cấp độ bền

Download => TCVN 12252 : 2020 – Xác định cường độ bê tông – Mẫu khoan cắt

Theo TCVN 5574 : 2018 Thiết kế kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép như sau :

Như đã biết, các đặc trưng độ bền (cường độ) của bê tông, cũng như của phần lớn các vật liệu, không phải là các đại lượng không đổi. Cường độ bê tông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo thực nghiệm, độ biến động của cường độ bê tông mang tính chất ngẫu nhiên và tuân theo qui luật thống kê xác suất. Vì vậy, để đánh giá cường độ bê tông dùng trong các phương pháp tính toán kết cấu bê tông cốt thép, người ta sử dụng phương pháp xác suất để tiếp cận.

Cấp độ bền của bê tông trong tiêu chuẩn một số nước như Anh, Nga, Việt Nam được xác định trên mẫu lập phương chuẩn kích thước 150x150x150 mm với xác suất đảm bảo 95%, và được sử dụng để kiểm soát chất lượng bê tông. Trong khi đó, tiêu chuẩn một số nước khác như Mỹ, châu Âu sử dụng mẫu trụ tròn kích thước 150x300mm và sử dụng trực tiếp cường độ mẫu này làm cường độ tiêu chuẩn.

Trong tính toán kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành TCVN 5574 : 2018 sử dụng cường độ mẫu lăng trụ kích thước 150x150x600 mm làm cường độ tiêu chuẩn.

Để kể đến khả năng cường độ bê tông thực tế giảm so với cường độ tiêu chuẩn, cũng như cường độ bê tông trong kết cấu có thể khác so với cường độ các mẫu thử, người ta đưa vào hệ số độ tin cậy của bê tông, hệ số này lớn hơn 1. Ngoài ra, còn phải kể đến các hệ số điều kiện làm việc.

Quy trình nén mẫu bê tông

Quy trình nén mẫu bê tông

Quy trình nén mẫu bê tông

Quy trình nén mẫu bê tông

Chú ý : cấp cường độ chịu nén của bê tông B được chỉ định đối với tất cả các loại bê tông và kết cấu (mục 6.1.1.3 – TCVN 5574 : 2018)

Quy trình nén mẫu bê tông

Tóm lại : Hiện nay, việc thiết kế kết cấu BTCT ở nước ta được thực hiện theo TCVN 5574 : 2018 nhưng thiết kế cấp phối và cung cấp bê tông phần lớn thông qua mác bêtông. Do đó, việc đánh giá cường độ bê tông cũng thường được hiểu là thông qua mác bê tông.

Vậy để đánh giá cấp độ bền khi thi công & nghiệm thu ta xem phần dưới tiếp theo

———————————————————————————————————————————————————————————————————–

Theo : TCVN 10303 : 2014, Bê tông – Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén

    Mục 1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc và hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá cường độ chịu nén của bê tông sử dụng trong thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép theo TCVN 5574 : 2012 (TCVN 5574 : 2018)

Tiêu chuẩn này áp dụng trong kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu bê tông theo cường độ chịu nén xác định trên mẫu đúc đối với các kết cấu thi công toàn khối hoặc đúc sẵn.

Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn áp dụng các phương pháp không phá hủy trong kiểm tra, đánh giá cường độ bê rông trên kết cấu công trình

   Mục 5 : Quy trình kiểm tra đánh giá

  • Quy trình T30 – sử dụng không ít hơn 30 giá trị cường độ đơn của các lô đã kiểm tra trong giai đoạn tham chiếu để tính toán hệ số biến động bê tông.
  • Quy trình T15 – sử dụng không ít hơn 15 giá trị cường độ đơn của các lô đã kiểm tra trong giai đoạn tham chiếu để tính toán hệ số biến động bê tông.
  • Quy trình KH – sử dụng các giá trị cường độ đơn bằng phương pháp không phá hủy của một lô kết cấu đang kiểm tra để tính toán hệ số biến động bê tông.
  • Quy trình KT – không tính toán hệ số biến động bê tông.

Ghi chú : trong giai đoạn đầu sản xuất thi công, khi chưa có đủ số liệu để áp dụng quy trình T30 hoặc T15 hoặc đối với các lô đơn lẻ, việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo quy trình KT

     Mục 5.4 : Kiểm tra, đánh giá cường độ theo quy trình kiểm tra KT gồm các bước sau :

  • Tính toán cường độ yêu cầu.
  • Xác địch giá trị cường độ đơn và cường độ của lô đang kiểm tra.
  • Đánh giá cường độ của lô đang kiểm tra.

     Mục 7.3 : Cường độ viên mẫu được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 3118 : 1993 (nay là TCVN 3118 : 2022)

     Mục 7.4 : Cường độ tổ mẫu được tính bằng trung bình cộng cường độ của ba viên mẫu trong tổ mẫu

Nếu giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong ba giá trị cường độ của viên mẫu trong tổ mẫu lệch quá 15% so với giá trị cường độ còn lại thì không sử dụng tổ mẫu này trong kiểm tra, đánh giá. 

      Mục 9 : Xác định cường độ yêu cầu

                    Cường độ yêu cầu đường tính theo công thức

Ryc = kyc x Rqđ

Ryc : Cường độ bê tông yêu cầu là cường độ được sử dụng trong đánh giá sự phù hợp, có giá trị bằng cường độ nhỏ nhất cho phép của lô tính bằng (Mpa)

kyc : hệ số yêu cầu, được xác định vào quy trình kiểm tra, đánh giá áp dụng.

         Khi kiểm tra theo quy trình KT, kyc được lấy bằng 1,33 đối với bê tông silicat và 1,43 đối với bê tông tổ ong và 1,285 đối với bê tông khác.

Rqđ : cường độ quy định, được chỉ định theo cấp hoặc tỷ lệ với cấp cường độ (Mpa). Cường độ này được quy định trong tiêu chuẩn hoặc trong các tài liệu kỹ thuật áp dụng cho lô bê tông toàn khối, bê tông đúc sẵn hay hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Chính là cấp cường độ chịu nén B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50…

Quy trình nén mẫu bê tông

Bảng A1 – TCVN 5574 : 2012 (chỉ tham khảo không dùng giá trị trong này)

      Mục 10 Đánh giá và nghiệm thu

      Mục 10.1 Đánh giá và nghiệm thu bê tông được thực hiện theo từng lô và với từng loại cường độ quy định.

      Mục 10.2 Cường độ của lô được đánh giá là phù hợp khi đáp ứng các điều kiện sau :

  • Cường độ của lô không nhỏ hơn cường độ yêu cầu

Rlô > Ryc

  • Cường độ của mỗi tổ mẫu trong lô không nhỏ hơn cường độ quy định và không nhỏ hơn cường độ yêu cầu trừ 4 Mpa (Ryc – 4) :

Ri > Rqđ

Ri > Ryc – 4

      Mục 10.3 Lô bê tông toàn khối, bê tông đúc sẵn hay hỗn hợp bê tông được nghiệm thu nếu cường độ của lô được đánh giá là phù hợp.

      Mục 10.4 Trong trường hợp cường độ của lô được đánh giá là không phù hợp cần tiến hành kiểm tra đánh giá cường độ thực tế của lô đó trên cấu kiện hoặc kết cấu công trình

Download = > TCVN 10303 : 2014, Bê tông – Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén

————————————————————————————————————————————————————-

Ngoài ra vẫn áp dụng được theo ASTM C42 – 04

  • Tiêu chuẩn này quy định cách lấy mẫu, chế bị và thí nghiệm mẫu bê tông trong các trường hợp sau:
  • Các mẫu bê tông khoan từ cấu kiện dùng để xác định chiều dài, cường độ chịu nén hoặc cường độ chịu kéo khi bửa.
  • Các mẫu bê tông dầm cưa từ cấu kiện để xác định cường độ chịu uốn.
  • Các giá trị biểu thị theo hệ SI là các giá trị tiêu chuẩn
  • Tiêu chuẩn này không nêu ra các yêu cầu về an toàn liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn. Trước khi tiến hành thí nghiệm, người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các quy định về an toàn thích hợp và xác định việc áp dụng các mức giới hạn cho phép.

Download => ASTM C42 – 04 – Lấy mẫu và thí nghiệm mẫu bê tông được khoan và cưa từ cấu kiện