Quy trình thanh toán trong nhà hàng

Quy trình phục vụ nhà hàng là một trong những kiến thức cơ bản của mà bất kỳ nhân viên Phục vụ nào cũng cần nắm rõ để hoàn thành tốt vai trò đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của đơn vị mình. Vậy, bạn đã biết hết quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng chưa? Cùng chefjob.vn tìm hiểu nhé

Thị hiếu ẩm thực ngày càng tăng cao đem đến nhiều cơ hội giúp lĩnh vực kinh doanh nhà hàng “hái ra tiền”. Theo đó, các nhà hàng mới “mọc” lên ngày càng nhiều khiến sự cạnh tranh của các đơn vị trong ngành trở nên náo nhiệt hơn hẳn. Ngoài chất lượng ẩm thực, không gian thưởng thức món ngon thì cung cách phục vụ của đội ngũ nhân tại nhà hàng là yếu tố giữ chân khách hàng. Chính vì thế, quy trình phục vụ nhà hàng là kỹ năng bắt buộc bất kỳ nhân viên Phục vụ nào cũng cần nắm rõ để giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Nếu bạn là một nhân viên Phục vụ mới hoặc đang có ý định xin việc tại vị trí này và băn khoăn về cách phục nhà hàng thì những thông tin thiết thực dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.

 

Phục vụ đúng quy trình là tiêu chuẩn của nhân viên Phục vụ nhà hàng – Ảnh: Internet

Quy trình phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp

1. Chuẩn bị trước khi thực khách đến nhà hàng

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực khách dùng bữa.
  • Sắp xếp bàn ghế, khăn trải bàn, bình hoa đúng vị trí theo tiêu chuẩn nhà hàng.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ ăn uống cho thực khách.
  • Kiểm tra và nắm rõ danh sách khách hàng đã đặt bàn, vị trí ngồi của khách hàng đó.
  • Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất của nhà hàng, đảm bảo mọi thứ đều đạt tiêu chuẩn để sẵn sàng đón tiếp khách.

Trước khi khách đến, nhân viên Phục vụ cần set – up bàn ăn đầy đủ – Ảnh: Internet

2. Đón tiếp thực khách đến nhà hàng

a. Chào khách và tiến hành xác nhận đặt bàn

  • Đầu tiên, khi khách đến, nhân viên Phục vụ phối hợp với Lễ tân chào đón khách bằng ngôn ngữ thích hợp theo tiêu chuẩn của nhà hàng.
  • Bắt đầu hỏi khách về vấn đề đặt bàn, có bao nhiêu người cùng dùng bữa tối tại nhà hàng, có muốn ngồi ở phòng đặc biệt, phòng dành cho người hút thuốc hay không,…

b. Hướng dẫn khách đến vị trí ngồi ưng ý

  • Tiến hành hướng dẫn khách về vị trí ngồi theo mong muốn của khách bằng bàn tay với các ngón tay khép lại, hướng thẳng bàn tay về vị trí bàn.
  • Nhân viên Phục vụ giữ khoảng cách lịch sự với khách, nên đi trước khách từ 1 – 1,5 mét.
  • Khi đã tới vị trí bàn, nhân viên Phục vụ giới thiệu đây là bàn của khách.

3. Mời khách ngồi vào bàn và bắt đầu giới thiệu thực đơn

a. Kéo ghế mời khách ngồi và tiến hành trải khăn ăn cho khách

  • Kéo ghế nhẹ nhàng để khách ngồi, không gây tiếng động lớn gây ồn xung quanh. Lưu ý ưu tiên mời phụ nữ, người lớn tuổi và trẻ em trước.
  • Tiến hành trải khăn ăn cho khách, nếu khách thưởng thức bữa ăn kiểu à la carte thì nhân viên Phục vụ trả khăn ăn vào lòng khách, nếu khách ăn kiểu buffet thì gấp khăn ăn thành hình tam giác rồi để bên trái vị trí ngồi của khách.

b. Giới thiệu thực đơn phục vụ tại nhà hàng

  • Nhân viên Phục vụ đưa thực đơn vào chính diện của khách bằng tay phải, nghiêng thân mình khoảng 30 độ.
  • Lùi về đứng phía sau khác khoảng 1,5 mét và đợi khách chọn món.
  • Nếu khách có yêu cầu được tư vấn món ăn thì tiến hành giới thiệu cho khách dựa trên sở thích và chi phí mà khách đưa ra.

c. Ghi nhận order của khách

  • Điền thông tin món ăn khách chọn vào phiếu order.
  • Xin ý kiến của khách về cách chế biến món ăn: Bình thường, ít cay hay cay nhiều, chín tái hay chín toàn bộ,…
  • Lặp lại order cho khách một lần nữa để đảm bảo không sai sót.
  • Cảm ơn khách, nhận lại thực đơn và chuyển order cho bộ phận bếp hay bar và thu ngân.

Nhân viên Phục vụ cần giữ thái độ niềm nở với khách hàng trong mọi tình huống – Ảnh: Internet

4. Phục vụ món ăn cho thực khách

  • Mang khay thức ăn ra cho khách theo đúng quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng.
  • Mời khách thưởng thức bữa ăn, chúc khách ngon miệng.
  • Đứng ở vị trí thích hợp và dễ dàng để khách nhìn thấy nhằm phục vụ khách nhanh chóng khi khách có yêu cầu.

5. Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp bàn ăn

  • Thanh toán: Báo với thu ngân tiến hành thanh toán và đưa hóa đơn khi thấy khách dùng bữa xong và có nhu cầu thanh toán. Kẹp hóa đơn vào sổ da lịch sự, đựng trong khay và đem ra cho khách thanh toán.
  • Tiến khách: Cảm ơn khách đã đến dùng bữa tại nhà hàng. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại khách vào lần sau.
  • Dọn dẹp: Tiến hành thu dọn rất cả đồ ăn và dụng cụ trên bàn của khách. Dọn dẹp vệ sinh khu vực bàn và chỗ ngồi sạch sẽ. Sắp xếp, bố trí lại bàn mới để tiếp tục đón khách tiếp theo.

Thực hiện đúng quy trình phục vụ nhà hàng giúp đảm bảo khách hàng luôn được đón tiếp và có những trải nghiệm tốt nhất tại đơn vị mình, từ đó mang lại ấn tượng tốt đẹp, giữ chân khách hàng. Là một nhân viên Phục vụ, bạn cần nắm rõ cách phục vụ nhà hàng và luôn thực hiện đúng quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng theo tiêu chuẩn để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Ngành dịch vụ ăn uống F&B là một trong những lĩnh vực “sôi động” nhất hiện nay với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Hàng loạt thương hiệu đua nhau gia nhập thị trường, liên tục đem tới nhiều mô hình kinh doanh “hot trend” một thời như mì cay, trà sữa, trà chanh hay sữa chua trân châu,… Các nhà hàng, quán ăn dần mở rộng quy mô hoạt động, tạo đà cho mô hình kinh doanh nhà hàng dạng chuỗi ngày càng phổ biến.

Trong quá trình vận hành nhà hàng, chủ kinh doanh không những phải tư duy nhạy bén trước những xu hướng của thị trường mà còn cần nắm bắt kịp thời các chỉ số trong báo cáo tài chính. Có như vậy, các quyết định kinh doanh mới có thể được đưa ra nhanh chóng và chính xác. Thực tế này đòi hỏi bộ phận kế toán trong nhà hàng/chuỗi nhà hàng phải thấu hiểu được đặc thù và có quy trình làm việc hiệu quả.

Vậy đặc thù của kế toán nhà hàng là gì? Quy trình chuẩn của bộ phận kế toán trong nhà hàng cần xây dựng như thế nào? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đặc thù của kế toán nhà hàng

Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tưởng chừng là một công việc rất đơn giản nhưng thực tế lại đòi hỏi nhiều kiến thức kế toán liên quan tới các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, từ thương mại cho tới sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Do vậy kế toán nhà hàng chắc chắn sẽ có những đặc thù nhất định:

Đặc thù trong quản lý kho của nhà hàng

Quản lý kho trong nhà hàng là khâu phức tạp và chiếm nhiều thời gian nhất của kế toán. Lượng hàng lưu trữ trong kho nhà hàng đa dạng nhiều chủng loại nhưng theo tính chất của hàng hóa bao gồm các nhóm chính:

Hàng chuyển bán: Là các mặt hàng mua về và bán cho khách hàng luôn mà không cần qua khâu chế biến như bia, rượu… Cách quản lý kho của hàng chuyển bán tương tự cách quản lý kho của lĩnh vực thương mại.

Nguyên vật liệu: Là các loại hàng thường không bán trực tiếp cho khách hàng mà dùng để làm đầu vào cho việc chế biến như nguyên liệu thịt bò phục vụ cho món phở bò, nguyên liệu cà phê cho cốc cà phê sữa…. Đặc thù của nguyên liệu là số lượng chủng loại nguyên liệu nhiều, thời gian lưu trữ trong kho ngắn. Bên cạnh các nguyên liệu chính, có giá trị lớn còn có rất nhiều nguyên liệu phụ giá trị nhỏ lẻ như gia vị, rau thơm… nên nếu việc quản lý nguyên liệu kho không chặt chẽ rất dễ gây nên tình trạng thất thoát nguyên liệu, ngoài ra nếu không tỉnh táo sẽ mất nhiều thời gian sa đà vào các nguyên liệu không thiết yếu mà giá trị mang lại không cao.

Hàng chế biến: Là các mặt hàng phải qua khâu sơ chế, chế biến mới có thể phục vụ đến khách hàng. Kế toán nhà hàng cần làm quen với hai khái niệm: thành phẩm [là sản phẩm đã hoàn thành, có giá trị sử dụng và được cung cấp trực tiếp tới khách hàng như cốc trà sữa, suất cơm,…] và bán thành phẩm [là sản phẩm trung gian giữa nguyên liệu và thành phẩm chưa thể bán cho khách hàng, chẳng hạn như các loại nước sốt, đế bánh pizza…]. Đặc thù của thành phẩm trong nhà hàng là không có tồn kho, khách hàng gọi mới chế biến và thời gian lưu trữ ngắn.

Kế toán nhà hàng có nhiều đặc thù riêng so với các lĩnh vực khác

Kế toán nhà hàng cần kết hợp với các bộ phận bếp/bar để xây dựng định mức nguyên vật liệu cho mỗi món ăn, đồ uống. Nhờ đó, nhà hàng có thể quản lý kho chặt chẽ, tránh sự hao hụt, lãng phí và thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản và chế biến.

Đặc thù về quản lý dòng tiền và công nợ

Khác với các ngành nghề khác, kế toán nhà hàng có đặc thù riêng về dòng tiền và công nợ. Thông thường, nhà hàng sẽ ít có chính sách cho khách hàng nợ tiền. Tuy nhiên, công nợ của nhà cung cấp thường được nhà hàng tập hợp và thanh toán theo kỳ một tháng hoặc nửa tháng một lần. Đặc thù này dễ khiến chủ kinh doanh nhầm lẫn rằng trong quỹ có nhiều tiền, nhà hàng đang nhiều lãi, trong khi trên thực tế vẫn cần phải chi trả một khoản lớn công nợ và chi phí khác.

Đặc thù về quản lý doanh thu

Thông thường, giá bán của sản phẩm trong nhà hàng là giá đã bao gồm thuế VAT. Sau khi có số liệu bán hàng, kế toán phải bóc tách được đâu là khoản doanh thu thực, đâu là khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Hơn nữa, trong thời đại bán hàng online phổ biến như hiện nay, mô hình bán mang về thông qua các kênh tự chủ và qua các ứng dụng của bên thứ ba như Grab, ShopeeFood, Baemin, Gojek… cũng mang lại số lượng đơn hàng rất lớn. Vì vậy, kế toán nhà hàng cũng cần xây dựng quy trình để đối soát được doanh thu và lợi nhuận từ những nguồn đơn trên.

2. Quy trình chuẩn dành cho kế toán nhà hàng và chuỗi nhà hàng

Sơ đồ tổng quan về quy trình kế toán nhà hàng

Quy trình kế toán sau đây phù hợp với mô hình kinh doanh nhà hàng hoặc chuỗi nhà hàng có từ 2 đến 5 điểm:

2.1. Quản lý về dòng tiền

Quản lý dòng tiền là công việc quan trọng giúp nhà hàng tránh khỏi các vấn đề tài chính không đáng có. Do vậy cần xây dựng quy trình quản lý dòng tiền thu và chi hợp lý.

Quản lý dòng tiền thu

Nhà hàng nên có quy trình quản lý tiền thu từ bán hàng với thu ngân, khách hàng, các bên đối tác thanh toán [Momo, VnPay, ZaloPay,…] và đối tác nền tảng bán hàng [Grab, ShopeeFood, Baemin, Gojek,…]. Một số dòng tiền thu khác cần quản lý là thu hồi công nợ với khách hàng, thu góp vốn, thu thanh lý đồ,… Ngoài việc ghi nhận số liệu vào phần mềm, kế toán cần đối chiếu số liệu với thủ quỹ hàng ngày, hàng kỳ và lưu trữ chứng từ kế toán để kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

Quản lý dòng tiền chi

Kế toán nhà hàng sẽ đảm nhận công việc xây dựng quy định cho các bộ phận về giấy tờ, chứng từ thanh toán như đề nghị thanh toán, hóa đơn, hợp đồng, phiếu mua hàng…. Tương tự như dòng tiền thu, số liệu dòng tiền chi cũng cần được nhập vào phần mềm, lưu trữ chứng từ và đối chiếu với thủ quỹ hàng ngày, hàng kỳ.

2.2. Quản lý mua hàng

Nhà hàng cần xây dựng quy trình mua hàng chi tiết từ khi làm việc với nhà cung cấp đến thời điểm giao nhận hàng hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm, cụ thể như sau:

  • Theo dõi giá mua, kiểm soát việc tăng giảm, tính chính xác của giá mua với giá thị trường.
  • Tập hợp nhu cầu hàng hóa của các điểm để đặt hàng nhà cung cấp.
  • Kết hợp với bộ phận Bếp/bar xây dựng tiêu chuẩn đầu vào hàng hóa, để bộ phận liên quan thực hiện nhận hàng, kiểm tra chất lượng hàng ngày.
  • Xây dựng bộ chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ nhận hàng hóa [hóa đơn, phiếu nhập, chứng từ liên quan khác,…].
  • Ghi nhận số liệu vào phần mềm: Kế toán thực hiện nhập số liệu vào Phần mềm kế toán để theo dõi số liệu và phục vụ mục đích lên báo cáo, sổ sách.
  • Lưu trữ chứng từ liên quan phục vụ mục đích kiểm tra đối chiếu.

2.3. Quản lý doanh thu

Để theo dõi tình hình doanh thu nhanh chóng và chính xác, nhà hàng cần xây dựng quy trình làm việc khép kín giữa các bộ phận bếp/bar, thu ngân và kế toán:

  • Hàng ngày thu ngân tập hợp hóa đơn bán hàng và chốt ca nộp lại cho bộ phận kế toán.
  • Kế toán căn cứ vào hóa đơn ghi nhận sổ sách để đảm bảo tính chính xác và khách quan. Nhà hàng nên sử dụng hệ thống phần mềm kế toán được tích hợp với phần mềm bán hàng để hệ thống ghi nhận tự động, giảm thiểu thời gian nhập liệu.
  • Xuất hóa đơn VAT: Kế toán thực hiện xuất hóa đơn VAT cho khách hàng. Có thể sử dụng phần mềm Hóa đơn điện tử có kết nối với phần mềm bán hàng hoặc phần mềm kế toán để việc xuất hóa đơn được thuận tiện, chính xác
  • Thực hiện đối soát doanh thu: Với thu ngân và bên thứ 3 [Grab, ShopeeFood, Gojek, Baemin…]
  • Lưu trữ chứng từ liên quan phục vụ mục đích kiểm tra đối chiếu
Kế toán cần đối soát doanh thu với thu ngân để quản lý dòng tiền chặt chẽ

2.4. Quản lý kho

Kế toán nhà hàng cần kết hợp với Quản lý các bộ phận xây dựng, Quy trình quản lý kho của nhà hàng:

  • Xây dựng bộ mã quy chuẩn, chuẩn hóa Dữ liệu về nguyên liệu, hàng hóa, món ăn
  • Kết hợp với Bếp/bar hoặc chủ nhà hàng xây dựng bộ định mức món ăn chuẩn, có thời gian áp dụng rõ ràng giữa các bộ phận. Khi có sự thay đổi, cần thống nhất thông tin giữa các bộ phận để đưa ra được báo cáo, số liệu chuẩn xác
  • Xây dựng bộ quy trình chuẩn về các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh trong kho nhà hàng như:
  • Luân chuyển kho giữa các bộ phận, điểm nhà hàng
  • Quy trình sản xuất bán thành phẩm
  • Quy trình hủy nguyên liệu [hạn chế hàng hỏng, gọi đồ nhiều, bảo quản không chuẩn…]
  • Xây dựng kế hoạch kiểm kê nguyên liệu định kỳ phù hợp với tính chất nguyên liệu chính, phụ, nhiên liệu,…
  • Quy định thưởng, phạt rõ ràng để gắn trách nhiệm, quyền lợi của nhân viên với công việc trong khâu kiểm soát kho cho nhân viên
  • Ghi nhận số liệu vào phần mềm: Kế toán thực hiện nhập số liệu vào Phần mềm kế toán để theo dõi số liệu và phục vụ mục đích lên báo cáo, sổ sách
  • Lưu trữ chứng từ liên quan phục vụ mục đích kiểm tra đối chiếu

2.5. Quản lý công cụ dụng cụ và tài sản cố định

Đối với hạng mục công cụ dụng cụ và tài sản cố định, kế toán cần xây dựng bộ mã quy chuẩn, theo dõi số lượng theo từng bộ phận và tình trạng sử dụng. Nếu công cụ dụng cụ và tài sản cố định xảy ra hỏng hóc, kế toán sẽ ghi nhận trường hợp và đề xuất kế hoạch mua mới. Nhà hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm kê, đồng thời có quy định thưởng, phạt trong kiểm soát công cụ dụng cụ, tài sản cố định cho nhân viên.

Hy vọng bài viết trên đã giúp chủ kinh doanh có cái nhìn tổng quan về công việc của kế toán nhà hàng, từ đó xây dựng được bộ quy trình chuẩn áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Khi nhà hàng có quy trình hợp lý và số liệu chuẩn hóa, kế toán sẽ dễ dàng cung cấp bộ báo cáo quản trị kịp thời, chính xác cho chủ kinh doanh.

Xem thêm: Phương án tối ưu hóa quy trình và chi phí để khôi phục lợi nhuận cho nhà hàng sau dịch

Bạn có thể tham khảo bài viết về: “Bộ báo cáo quản trị cho ngành F&B” tại đây!

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ kế toán thuê ngoài chuyên biệt cho ngành nhà hàng, hãy tham khảo thêm gói Dịch vụ kế toán nhập liệu và Dịch vụ kế toán kiểm soát do Công ty iPOS.vn đang cung cấp. Click TẠI ĐÂY để đăng ký tư vấn miễn phí 24/7.

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề