Sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS KHƯƠNG ĐÌNH

Trưởng ban biên tập: Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Nga

Địa chỉ: 16 Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: http://www.thcskhuongdinh.pgdthanhxuan.edu.vn

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC Trưởng ban biên tập: Hiệu trưởng - Đặng Thị Thảo

Địa chỉ: Thôn 1, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 02438611868 - 0967823597

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN 6 2023; MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG MÔN NGỮ VĂN 6 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG MÔN NGỮ VĂN 6”​

MỤC LỤC

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1

I.1. Lý do chọn đề tài 1

I.2. Đối tượng nghiên cứu. 1

I.3.Mục đích nghiên cứu. 2

I.4.Phương pháp nghiên cứu. 2

PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM... 3

II.1.Cơ sở lí luận. 3

II.2.Cơ sở thực tiễn. 3

II.2.1.Thuận lợi 3

II.2.2.Khó khăn. 4

II.3. Giải pháp. 4

II 3.1. Khởi động bằng việc tạo tình huống. 4

II.3.2. Khởi động thông qua việc tổ chức các trò chơi, đóng vai nhân vật văn học, thi kể chuyện, đọc thơ, đuổi chữ…... 5

II.3.3. Khởi động thông qua kể chuyên, chia sẻ, văn mẫu. 10

II.3.4. Khởi động thông qua âm nhạc. 11

II.3.5. Khởi động bằng hình ảnh ấn tượng, thông tin gây sốc. 12

II.3.6. Tổ chức khởi động bằng tranh ảnh, sơ đồ, bảng, biểu. 14

II.3.7. Kết quả của biện pháp. 16

PHẦN III : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 17

III.1. Kết luận. 17

III.2. Khuyến nghị 17

III.3. Kết luận chung. 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ​

I.1. Lý do chọn đề tài

Bất cứ môn học nào, việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Clay P. Bedford từng nói: “ Bạn có thể dạy một học sinh một bài học trong một ngày; nhưng nếu bạn có thể dạy anh ta học bằng cách tạo ra sự tò mò, anh ta sẽ tiếp tục quá trình học tập cho đến khi còn sống”. Như vậy, trong quá trình dạy học, việc tạo ra sự tò mò để gây hứng thú cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. Bởi học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn, mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt. Đặc biệt là môn Ngữ văn, một môn học xưa nay vốn bị coi nhẹ, cả phụ huynh và HS đều không thích. Hầu hết các bậc phụ huynh định hướng cho con ngay từ khi còn bé là nghiêng về các môn như Tiếng Anh hay Toán, Lí, Hóa. Vì họ cho rằng đây là các môn thời thượng. Từ sự định hướng đó đã vô tình làm cho các em không thích học Văn, chỉ nghe đến nó là không thích và không muốn học. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh học môn Ngữ văn, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Phải làm sao để truyền cảm hứng cho các em, để các em thấy được cái đẹp qua mỗi tác phẩm, từ đó hình thành cho các em cái chân, thiện, mĩ.

Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một sô giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn 6” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triểngiáo dục .

Với nội dung nghiên cứu này, tôi mong rằng sẽ đúc kết được những kinh nghiệm có giá trị thực tiễn đem đến cho các em tinh thần hào hứng trong học tập. Bởi nó chính là hoạt động để kết nối giáo viên và học sinh gần gũi nhau hơn, kết nối học sinh với các hoạt động tiếp theo trong bài sao cho tự nhiên nhất, không gò bó tâm lí người học. Vì vậy, giáo viên nhất định phải tìm được cách khởi động bài học sao cho hấp dẫn để có hiệu quả cao nhất.

I.2. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn bộ sách “Cánh Diều” cho HS lớp 6 ở trường THCS Minh Tân.

I.3.Mục đích nghiên cứu​

Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.

Căn cứ điều 24.2 của Luật Giáo dục cùng với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS là: ham tìm hiểu cái mới lạ nhưng lại chóng chán, tôi thực hiện sáng kiến nghiên cứu những giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động trong các bài dạy Ngữ văn ở bộ sách “Cánh Diều” nhằm các mục đích sau:

+ Trước hết, với sáng kiến này, bản thân tôi có cơ hội và điều kiện hiểu thêm về đối tượng HS mà mình trực tiếp giảng dạy, từ đó có những biện pháp phù hợp trong dạy học để giúp các em yêu thích môn học Ngữ văn và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

+ Đồng thời, tôi mong muốn sáng kiến này có thể giúp cho đồng nghiệp áp dụng cho các lớp, các bài cụ thể trong giờ học Ngữ văn..

+ Giáo viên và học sinh thấy được vai trò quan trọng của hoạt động khởi động trong giờ học văn

+ Học sinh thấy thích và yêu văn hơn

I.4.Phương pháp nghiên cứu​

Trong sáng kiến này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp đàm thoại ( hỏi, đáp) : Giáo viên đặt câu hỏi ,học sinh trả lời theo sự hiểu biết của bản thân.

+ Phương pháp thảo luận : Giáo viên đưa ra một vấn đề liên quan yêu cầu học sinh thảo luận để đưa ra câu trả lời

+ Phương pháp giảng dạy : dùng lời nói để giảng giải,kể chuyện,đọc tài liệu

+ Phương pháp trực quan: dùng hình ảnh,video

+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

+ Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

+ Phương pháp thống kê số liệu

Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học văn

\

THẦY CÔ TẢI NHÉ!​