Sau khi nộp đơn tại careerlink thì sao nữa

Tham khảo thông tin tuyển dụng mới nhất tại careerlink.vn

Sau khi nộp đơn tại careerlink thì sao nữa

Lạc vào “ma trận” cổng kết nối việc làm

Chỉ cần gõ vào công cụ tìm kiếm những từ khóa như “việc làm”, “tìm việc”, người tìm việc có thể nhận được hàng triệu kết quả trả về từ các website khác nhau, tuy nhiên trong số đó là không ít những trang tin việc làm trung gian theo kiểu “trá hình”. Tin đăng tuyển dụng trên các trang web này đa số được “chôm chỉa” bởi các thuật toán chuyên dụng với mục đích làm đầy nội dung để thu lợi từ quảng cáo, bán hàng online... Vì các trang web này không nhắm vào mục đích tuyển dụng và việc làm nên khi vô tình nộp đơn ứng tuyển người tìm việc sẽ không bao giờ nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng.

Không chỉ bị làm “khó” từ các trang web “giả danh”, người tìm việc còn cảm thấy hụt hẫng ở ngay các trang web việc làm chính thống. Đó là những trang web với giao diện đẹp, thoạt nhìn rất “giàu” các việc làm hấp dẫn, nhưng đa số lại theo kiểu “bình mới rượu cũ” - là các thông tin tuyển dụng đã hoàn tất. Điều này không chỉ làm mất công sức và thời gian của người tìm việc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nhà tuyển dụng.

Từ những “rào cản” này, một câu hỏi lớn được đặt ra là “Liệu đâu là nơi người tìm việc và nhà tuyển dụng có thể đặt niềm tin một cách trọn vẹn?".

Vẫn còn nhiều mảng sáng trong “bức tranh” việc làm

Dù rằng “bức tranh” tổng thể vẫn còn bộc lộ nhiều gam màu tối, nhưng đừng vì vậy mà chúng ta phớt lờ đi viễn cảnh “sáng sủa” được đóng góp bởi các mảng màu tươi - những cầu nối việc làm thực sự uy tín. Trong đó, Careerlink.vn được nhắc đến là một trang tuyển dụng và tìm kiếm việc làm nhận được nhiều thiện cảm từ nhà tuyển dụng và ứng viên. Vậy, CareerLink đã làm gì để giúp người tìm việc và nhà tuyển dụng vượt qua những “rào cản” trên? Chúng ta sẽ được biết ngay sau đây qua phần chia sẻ của Giám đốc công ty - ông Takafumi Yamada.

Tình hình tuyển dụng trực tuyến hiện nay khá phức tạp bởi tin tuyển dụng không xác thực được đăng tràn lan, cũng như việc gia tăng đáng kể các nhà tuyển dụng với mức độ tin cậy thấp. Ông nghĩ gì về điều này?

Ông Yamada: Trang web về tuyển dụng là nơi gặp gỡ và kết nối giữa những người tìm việc và những nhà tuyển dụng nghiêm túc. Nếu không phát huy được vai trò gắn kết, hỗ trợ người tìm việc nắm bắt được thông tin việc làm của những nhà tuyển dụng nghiêm túc, thì tôi nghĩ những trang web như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người tìm việc.

Vậy Careerlink.vn có chính sách riêng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người tìm việc cũng như nhà tuyển dụng nghiêm túc không, thưa ông?

Ông Yamada: Ngay từ khi thành lập với phương châm “Kết nối thành công mục tiêu nghề nghiệp”, CareerLink luôn nhấn mạnh vào tính thiết thực và hiệu quả vào từng hoạt động. Cụ thể, công ty tích cực khuyến khích các nhà tuyển dụng nên xem tất cả các hồ sơ và hồi âm cho mỗi ứng viên dù hồ sơ đạt hay không. Bởi đứng trên phương diện của ứng viên, họ sẽ rất nóng lòng và hồi hộp trong suốt quãng thời gian nộp hồ sơ ứng tuyển. Do vậy, khi ứng viên được chủ động hơn trong việc nhận thông báo kết quả, hoặc nhận được câu trả lời thỏa đáng, thì tôi tin rằng họ có lẽ sẽ vui vẻ và hài lòng hơn dù cho phải tìm kiếm công việc mới.

Ngoài ra, đối với nhà tuyển dụng đã liên lạc lại với tất cả ứng viên nhưng chưa tìm được người thích hợp thì sẽ được hỗ trợ đăng lại thông tin và hiển thị cùng với các công việc mới khác nhờ chức năng “Job Refresh”. Các tin đăng tuyển này xuất hiện càng nhiều trên các trang đầu, nhà tuyển dụng càng có nhiều cơ hội tìm được ứng viên phù hợp.

Careerlink.vn được thiết kế như vậy để hỗ trợ tối đa cho cả nhà tuyển dụng và người tìm việc nghiêm túc.

Với mỗi công việc được đăng lên, nhà tuyển dụng có thể nhận đến hàng trăm CV của ứng viên gửi về. Careerlink.vn sử dụng công cụ nào để nhà tuyển dụng có thể trả lời cho tất cả ứng viên.

Ông Yamada: Bên cạnh việc thông báo cho ứng viên tình trạng của từng hồ sơ thông qua các nút chức năng thì Careerlink.vn cũng đã phát triển chức năng nhắn tin giúp nhà tuyển dụng và người tìm việc giao tiếp với nhau dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Với chức năng này, nhà tuyển dụng sẽ không còn ngại tình trạng thư mời tuyển dụng sẽ rơi vào mục thư rác, còn ứng viên sẽ tránh được việc bỏ lỡ cuộc gọi từ nhà tuyển dụng mà vẫn nhận được đầy đủ thông tin.

Cảm ơn ông đã dành thời gian để trao đổi, và xin chúc Careerlink.vn luôn mãi là bạn đồng hành tốt với người tìm việc, cũng như mọi nhà tuyển dụng trong tương lai.

Trung Thành

Bên cạnh kiến thức, việc trang bị đầy đủ kỹ năng mềm để đạt được vị trí công việc như mục tiêu đã đề ra là điều hết sức quan trọng.

Để giúp các ứng viên tự tin hơn trong khâu tìm việc, CareerLink.vn - một trong những Công ty tuyển dụng, tìm kiếm việc làm trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam đưa ra lời khuyên “chậm lại một chút, làm những điều sau nếu bạn muốn xin việc thành công”.

Cập nhật mẫu CV xin việc tại https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/mau-don-xin-viec

Sau khi nộp đơn tại careerlink thì sao nữa

Hiểu rõ bản thân trước khi xin việc

Trả lời những câu hỏi về bản thân để có những bước chuẩn bị tốt nhất trước khi nộp đơn xin việc.

"Trình độ học vấn của tôi đến đâu?" Hãy chọn và liệt kê thông tin về bằng cấp, học lực hay những thành tích cá nhân mà bạn cho là nổi bật nhất. Trả lời câu hỏi này, bạn sẽ đánh giá chính xác trình độ của mình. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn vị trí công việc một cách phù hợp nhất.

"Tôi đã có những kinh nghiệm làm việc gì?" Hãy liệt kê ra tất cả những công việc mà bạn đã từng làm, những hội nhóm mà bạn là thành viên, những hoạt động mà bạn đã tham gia và đóng vai trò nhất định. Chắt lọc ra những thông tin mà bạn cho là hữu ích và có liên quan đến ngành nghề mà bạn xin việc nhất. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn có thể nhìn vào đó và đánh giá chính xác về năng lực làm việc của bản thân.

"Điểm mạnh của tôi là gì?” Liệt kê những điểm mạnh mà bạn nghĩ là có liên quan và bổ trợ cho ngành nghề mà mình lựa chọn. Điều này giúp bạn tự tin và chủ động hơn khi ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một phóng viên, ngoài điểm mạnh là khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, thì các kỹ năng liên quan đến việc quay phim, dựng “clip” cũng nên được đề cập đến.

"Điểm yếu của tôi là gì?". Nhà tuyển dụng thường quan tâm điểm yếu của bạn sẽ ảnh hưởng đến công việc ra sao. Do vậy, bên cạnh mỗi điểm yếu, bạn hãy trình bày kế hoạch để khắc phục thiếu sót của bản thân.

Hiểu rõ bản thân mình, bạn đã đi được một nửa chặng đường đến với công việc mơ ước.

Tìm hiểu vị trí và công ty dự định ứng tuyển

Sau khi hiểu và đánh giá được bản thân, điều tiếp theo cần làm là xác định được mục tiêu mà mình nhắm đến. Cụ thể ở đây là công việc mong ước.

Trước tiên, hãy xác định rõ vị trí mà mình muốn xin việc. Bạn sẽ làm vệc trong ngành nào? Ứng tuyển vào vị trí quản lý hay nhân viên? Bạn mong muốn chế độ đãi ngộ như thế nào? Mức lương ra sao? Sau khi trả lời những câu hỏi này, hãy tìm thông tin và lọc ra danh sách vị trí công việc của các công ty mà bạn cảm thấy phù hợp với yêu cầu của mình để nộp đơn ứng tuyển.

Bước tiếp theo, tìm hiểu kỹ thông tin về vị trí cũng như công ty mà bạn nhắm đến. Có thể tìm hiểu trực tiếp trên website của doanh nghiệp, qua thông tin báo chí, và các trang mạng xã hội. Tại các trang web hỗ trợ tìm kiếm việc làm đáng tin cậy, thông tin về yêu cầu công việc của doanh nghiệp được mô tả chi tiết và tương đối đầy đủ, bạn có thể đọc và so sánh các công ty với nhau về vị trí công việc tương đương, từ đó có được cái nhìn tổng quan về mặt bằng chung yêu cầu ứng tuyển. Càng có nhiều thông tin bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và cơ hội xin việc thành công cũng sẽ cao hơn.

Hiểu rõ bản thân, xác định rõ mục tiêu công việc, bạn gần như đã đi được đến đích. Việc tiếp theo là một kế hoạch cụ thể để chắc chắn xin việc thành công.

Lên kế hoạch để đạt được thành công

Nếu sau khi tìm hiểu về vị trí và công việc mong ước mà bạn cảm thấy chưa thực sự tự tin hoặc mình chưa đủ khả năng để ứng tuyển thì cũng đừng nản lòng. Có thể vị trí đó có yêu cầu cao, đòi hỏi bạn phải có thêm thời gian phấn đấu và tích lũy. Lập ra kế hoạch hướng đến mục tiêu và kiên trì thực hiện nó, bạn sẽ đạt được công việc mơ ước.

Hãy đánh giá xem mình có những điểm gì chưa thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng để có thể lên kế hoạch cải thiện bản thân. Nếu đó là trình độ học vấn, hãy bổ sung thêm cho mình kiến thức. Nếu đó là kinh nghiệm làm việc, hãy ứng tuyển vào những vị trí khác có yêu cầu thấp hơn để tích lũy. Kiên trì, nhẫn nại, bạn sẽ được đền đáp.

Đừng vội vàng "nhắm mắt" nộp hồ sơ đến nhiều công ty với nhiều vị trí khi bạn chưa xác định được mình là ai và mình mong muốn điều gì. Cũng đừng nản lòng khi bạn thất bại nhiều lần khi ứng tuyển vào vị trí mong ước. Hãy bình tĩnh, suy xét vấn đề, lên kế hoạch cụ thể và nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu. Chắc chắn bạn sẽ thành công.