So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024

Mặc dù ổ đĩa thể rắn (SSD) và ổ đĩa cứng (HDD) đều cho phép người dùng lưu trữ các tập tin nhưng chúng hoạt động khác nhau. Nhiều điểm khác biệt giữa SSD và HDD đến từ những tiến bộ của công nghệ này.

Quy trình đọc

Quy trình đọc là cách thức HDD và SSD truy xuất dữ liệu trên thiết bị của họ.

Khi bạn yêu cầu HDD truy xuất dữ liệu, một tín hiệu được gửi đến bộ điều khiển I/O. Bộ điều khiển sau đó phát tín hiệu đến cánh tay truyền động, cho biết dữ liệu cần thiết ở đâu. Bằng cách đọc lệnh của các bit tại địa chỉ này, đầu đọc/ghi tập hợp dữ liệu. Độ trễ của HDD đo lường thời gian cần thiết để cánh tay truyền động di chuyển đến đúng đường và khu vực.

SSD không có bộ phận chuyển động. Khi bạn cố gắng truy xuất dữ liệu, bộ điều khiển SSD sẽ tìm thấy địa chỉ của khối dữ liệu đó và bắt đầu đọc lệnh của nó. Nếu khối ở trạng thái không hoạt động, quá trình có tên gọi là thu gom rác sẽ bắt đầu. Quá trình này xóa các khối không hoạt động, giải phóng chúng để lưu trữ dữ liệu mới.

Quy trình ghi

Quy trình ghi là cách thức HDD và SSD ghi chép những thông tin mới.

Mỗi rãnh ghi và khu vực trong một HDD là một vị trí mới để lưu trữ dữ liệu. Khi bạn cố gắng lưu dữ liệu mới, đầu đọc/ghi di chuyển đến vị trí có sẵn gần nhất. Sau khi đến đó, đầu đọc/ghi thay đổi lệnh của bất kỳ bit nào cần thiết mà lưu thông tin thành hai bản cho rãnh ghi và khu vực đó. Một thuật toán HDD nội bộ xử lý dữ liệu trước khi ghi, đảm bảo dữ liệu được định dạng chính xác.

Khi bạn thay đổi hoặc ghi lại bất kỳ phần nào của dữ liệu trên SSD, thì phần đó phải cập nhật toàn bộ khối flash. Đầu tiên, SSD sao chép dữ liệu cũ vào một khối có sẵn. Tiếp theo, SSD xóa khối gốc, ghi lại dữ liệu bằng những thay đổi đối với khối mới. SSD có thêm không gian bên trong để di chuyển và tạm thời sao chép dữ liệu. Với tư cách người dùng, bạn không thể truy cập phần lưu trữ bổ sung này.

Hiệu năng

SSD chạy nhanh hơn và sử dụng ít năng lượng hơn HDD. Bạn có thể thấy điều này khi bạn di chuyển các tập tin lớn. SSD có thể sao chép các tập tin với tốc độ lên đến 500 MBp. SDD phiên bản mới thậm chí có thể sao chép lên đến 3.500 MBp. Mặt khác, HDD chỉ truyền ở tốc độ 30–150 MBp.

SSD cũng nhanh hơn khi chạy các ứng dụng. SSD tiến hành quá trình đọc/ghi ở tốc độ 50–250 MBp, trong khi HDD đọc/ghi ở tốc độ 0,1–1,7 MBp. Tốc độ HDD bị giới hạn bởi tốc độ quay đĩa. Tốc độ quay đĩa được giới hạn ở 4.200–7.200 vòng mỗi phút (RPM), làm cho HDD chậm hơn so với SSD điện tử.

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024

Dung lượng lưu trữ

Cả HDD và SSD đều cung cấp dung lượng lưu trữ dồi dào. Tuy nhiên, thường thấy dung lượng lưu trữ ở HDD lớn hơn vì chúng tiết kiệm chi phí hơn. Lưu trữ dữ liệu trên SSD có thể có giá 0,08–0,10 USD/GB, trong khi HDD chỉ có giá 0,03–0,06 USD/GB.

Độ bền

HDD có các bộ phận cơ khí di chuyển khiến chúng dễ bị vỡ. Nếu bạn thả rơi HDD, bạn có thể làm hỏng cánh tay truyền động của cánh tay bên trong và do đó làm hỏng thiết bị. Các bộ phận chuyển động của HDD tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và tỏa nhiệt, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

SSD bền hơn vì chúng không có bộ phận cơ khí. Chúng cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn, khiến chúng chạy mát hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể ghi lại dữ liệu trên một khối với số lần hữu hạn.

Để đảm bảo rằng một số khối không bị sử dụng hết trước những khối khác, SSD sử dụng một quy trình gọi là cân bằng hao mòn. Quy trình cân bằng hao mòn đảm bảo tất cả các khối được sử dụng như nhau trong quá trình đọc/ghi. SSD cũng sử dụng một kỹ thuật gọi là cắt, loại bỏ việc phải ghi lại dữ liệu trùng lặp khi SSD xóa khối gốc.

Độ tin cậy

Bạn có thể khôi phục dữ liệu bị mất hoặc bị hỏng trên cả SSD và HDD. Tuy nhiên, SSD ghi đè lên các tệp dữ liệu cũ, khiến cho việc khôi phục trở nên phức tạp hơn. Bạn phải tìm đến một chuyên gia có thiết bị phù hợp để khôi phục dữ liệu từ một SSD bị hỏng.

Là một phần của công nghệ, HDD đã tồn tại lâu hơn. Điều này, kết hợp với các quy trình đọc/ghi của chúng, khiến cho việc phục hồi dữ liệu từ chúng dễ dàng hơn.

Điều đó có nghĩa là không phương tiện nào có thể tránh được việc hư hỏng dữ liệu. Do đó, việc sao lưu và phục hồi dữ liệu được quản lý tốt nhất thông qua dự phòng và sao chép dữ liệu ở cấp độ phần mềm.

Ổ cứng SSD là gì, tại sao nó ngày càng được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhiều như vậy. Hiện có những loại ổ cứng SSD nào? Cách kiểm tra máy tính đang sử dụng ổ cứng SSD hay HDD như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây, các bạn hãy tìm hiểu cùng Sforum nhé.

Tìm hiểu ổ cứng SSD là gì

Để hiểu rõ về ổ cứng SSD, Sforum sẽ phân tích theo định nghĩa, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của loại ổ cứng này, các bạn hãy cùng theo dõi.

Định nghĩa

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Tìm hiểu ổ cứng SSD là gì

SSD là viết tắt của Solid State Drive, đây là loại ổ đĩa thể rắn có khả năng lưu trữ dữ liệu giống như ổ đĩa HDD. Tuy nhiên, SSD sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hay FLASH để lưu trữ dữ liệu thay vì sử dụng cơ học như ổ đĩa HDD truyền thống.

Nguyên lý hoạt động

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Nguyên lý hoạt động

Ổ đĩa SSD sử dụng các ô nhớ để truyền và nhận dữ liệu với tốc độ cực nhanh. Các ô nhớ này được chia thành các phần gọi là trang, có kích thước từ 2KB - 16KB, và nhiều trang được gom lại thành một khối.

Ổ đĩa SSD hoạt động khác với HDD. Thay vì ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ, ổ đĩa SSD chỉ có thể ghi dữ liệu lên những trang trống trong một khối.

Trên ổ đĩa SSD, khi các trang không còn sử dụng được đánh dấu, dữ liệu của toàn bộ khối sẽ được xác định và xóa. Sau đó, dữ liệu được lưu trữ lại trong bộ nhớ và các trang không còn sử dụng được đánh dấu trống để sử dụng cho các dữ liệu mới.

Ưu điểm của ổ cứng SSD

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Ưu điểm của ổ cứng SSD

SSD có tốc độ đọc và ghi dữ liệu cực kỳ nhanh, giúp tránh tình trạng "full disk" thường xảy ra khi sử dụng ổ cứng HDD. Tốc độ khởi động máy và chạy phần mềm cũng được cải thiện đáng kể.

Với thiết kế dạng rắn, bạn có thể di chuyển laptop mà không phải lo lắng về những va chạm không mong muốn gây hỏng hóc cho ổ cứng. SSD hoạt động êm ái và mát hơn, cũng như tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Nhược điểm của ổ cứng SSD

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Nhược điểm của ổ cứng SSD

Mặc dù có dung lượng tương đương với ổ cứng HDD, xong giá cả của ổ SSD vẫn khá cao. Ngoài ra, ổ SSD có hạn chế về số lần ghi dữ liệu. Mỗi lần ghi hoặc xóa dữ liệu sẽ làm tăng điện trở trong của mỗi ô, đến một thời điểm nào đó ổ cứng sẽ không còn khả năng ghi dữ liệu.

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về điều này vì nó không có nghĩa là tuổi thọ của ổ cứng SSD sẽ ngắn hơn ổ cứng HDD.

Các loại thường gặp của ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD có 3 dạng thường gặp dưới đây, mỗi loại sẽ có công dụng và phạm vi ứng dụng riêng. Chính vì vậy mà bạn nên chọn các loại máy có ổ cứng phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

SSD 2.5 SATA

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
SSD 2.5 SATA là gì?

Ổ cứng SSD này có kích thước và chuẩn cắm giống như ổ cứng HDD trên laptop. Với giá cả phải chăng, nó trở thành sự lựa chọn phù hợp với phần lớn người dùng.

SSD m (mSATA và mPCle)

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
SSD m (mSATA và mPCle) là gì>

Khi nhắc đến mSATA, nhiều người nghĩ ngay đến ổ cứng nhỏ gọn được sử dụng trên các dòng laptop nhỏ.

Về thiết kế bên ngoài, cổng mSATA khá giống với cổng mPCIe, còn về mặt điện tử và truyền tải dữ liệu thì chúng không nhất thiết phải giống nhau. Do đó, để lắp đặt các ổ cứng SSD mSATA, máy tính của bạn cần phải có chip điều khiển mSATA riêng, không thể sử dụng chip của PCI Express.

SSD M2 (M2 SATA và M2 PCle)

SSD M2 là gì? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn băn khoăn, thắc mắc. Ổ cứng SSD M2 được ra đời vào tháng 8 năm 2004 với giao diện khác biệt hoàn toàn so với các loại SSD thông thường.

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
SSD M2 (M2 SATA và M2 PCle) là gì?

Với kích thước nhỏ gọn và tốc độ xử lý dữ liệu nhanh (khoảng 550MB/s cho M2 SATA và 3500MB/s cho M2 PCIe), ổ cứng SSD M2 đã trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các laptop hiện nay. Hiện nay, laptop được trang bị ổ cứng SSD M2 là sự lựa chọn ưu tiên và được tin dùng.

Như vậy thông qua nội dung trên bạn đã nắm rõ chức năng các loại ổ cứng SSD là gì rồi đúng không nào? Còn về hiệu năng của ổ cứng SSD so với HDD như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

So sánh SSD và HDD loại nào tốt hơn?

Để so sánh và phân biệt hai loại ổ cứng SSD và HDD bạn phải test ở nhiều phương diện khác nhau. Bạn hãy thực hiện so sánh theo một số các tiêu chí dưới đây.

Tốc độ đọc/ ghi

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Tốc độ đọc/ ghi

So sánh ổ cứng HDD và SSD về tốc độ đọc, ghi và khởi động, thấy rằng ổ cứng HDD có tốc độ đọc, ghi dữ liệu chỉ đạt mức 100MB/s, trong khi ổ cứng SSD có tốc độ đọc, ghi có thể lên đến 3500MB/s, vì vậy có thể thấy rõ sự khác biệt về tốc độ giữa hai loại ổ cứng.

Khi khởi động máy tính, ổ cứng SSD chỉ mất vài giây để mở máy, trong khi HDD có thể tốn khoảng 1 phút hoặc hơn. Ngoài ra, tốc độ xử lý các dữ liệu, đồ họa hay chơi game cũng bị ảnh hưởng theo loại ổ cứng sử dụng.

Điện năng tiêu thụ

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Điện năng tiêu thụ

Ổ cứng HDD tiêu thụ nhiều năng lượng hơn ổ cứng SSD do phải sử dụng điện năng để quay mặt đĩa và cấu tạo cơ học. So với ổ cứng SSD, ổ cứng HDD tiêu tốn năng lượng nhiều hơn gấp 4 lần.

Độ phân mảnh

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Độ phân mảnh

Trái với ổ cứng HDD, ổ cứng SSD được thiết kế với các chip rời, cho phép dữ liệu được phân tán đồng đều trên các chip. Nhờ cấu trúc này, SSD không bị ảnh hưởng đến hiệu năng và tránh được tình trạng phân mảnh dữ liệu.

Với ổ cứng HDD, do sử dụng mặt đĩa quay, hiệu năng hoạt động sẽ bị ảnh hưởng và mất thời gian cho việc đọc dữ liệu được phân tán trên các vùng của mặt đĩa.

Độ bền

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Độ bền

Ổ cứng HDD sử dụng cơ chế quay đĩa và có bộ phận cơ khí, khiến cho việc va đập hoặc rơi laptop có thể làm hỏng ổ cứng và dữ liệu.

Trong khi đó, ổ cứng SSD hoạt động trên cơ sở bộ nhớ điện tử, giúp dữ liệu truyền điện trực tiếp vào ổ cứng, giảm thiểu rủi ro hư hỏng. Do đó, máy tính hay laptop trang bị ổ cứng SSD sẽ có độ bền cao hơn so với HDD.

Độ ồn

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Độ ồn ổ cứng HDD và SSD là gì?

Nếu ổ cứng HDD hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian dài thì sẽ tạo ra rung động và tiếng ồn khá lớn trong quá trình lưu và xuất dữ liệu.

Còn ổ cứng SSD làm việc mượt mà và yên tĩnh hơn nhiều, không gây ra tiếng ồn khó chịu. Do đó, ổ cứng HDD thường phát ra độ ồn cao hơn so với ổ cứng SSD.

Kích thước

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Kích thước ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD có kích thước chuẩn 2.5 inch và độ dày 7mm, tuy nhiên, những ổ cứng SSD nhỏ gọn chỉ có kích thước bằng một thanh RAM hay card wifi trên laptop.

Ổ cứng HDD có kích thước khoảng 1.8 inch đến 3.5 inch và dày khoảng 9.5mm. Bởi vì ổ cứng SSD được ra đời sau, nên các nhà sản xuất đã có nhiều cải tiến về kích thước, vì thế ổ cứng SSD có kích thước nhỏ gọn và nhẹ hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD.

Mức độ phổ biến

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Mức độ phổ biến

HDD vẫn phổ biến hơn SSD do có sự đa dạng và phong phú về mẫu mã. Trên thị trường, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy ổ cứng HDD từ nhiều thương hiệu khác nhau như Toshiba, Western Digital, Seagate, và Hitachi,... Trong khi đó, SSD vẫn đang tiếp tục phát triển và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Giá thành

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Giá thành ổ cứng HDD và SSD là bao nhiêu

Về mặt giá thành, ổ cứng HDD rẻ hơn rất nhiều so với SSD trong cùng một dung lượng. Ví dụ, với dung lượng 1TB trên ổ cứng HDD, giá chỉ từ 1-2 triệu đồng, trong khi đó, với ổ cứng SSD, bạn sẽ phải bỏ ra gấp đôi hoặc gấp ba số tiền đó, khoảng 4-6 triệu đồng.

Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD

Để thực hiện kiểm tra máy tính của bạn đang chạy HDD hay SSD, thao tác khá đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện như sau:

Bước 1: Tại thanh tìm kiếm, nhập từ khóa "optimize drives" > Nhấn chọn Defragment and Optimize drives.

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Tìm optimize drives.

Bước 2: Trên màn hình hiện lên cửa sổ Optimize drives, bạn kiểm tra ở cột Media type (Soid state drive là SSD, Hask disk drive là HDD).

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Kiểm tra ở cột Media type xem ổ cứng HDD hay SSD là gì?

Khi nào nên sử dụng ổ cứng SSD

Hiện nay, giá cả của ổ cứng SSD đã giảm đáng kể so với trước đây. Vì vậy, nếu có điều kiện, chúng ta nên sử dụng ổ cứng SSD thay vì HDD trong mọi trường hợp.

Thực tế đã chứng minh rằng sự khác biệt về tốc độ giữa máy tính sử dụng SSD và máy tính dùng HDD rất rõ ràng (ví dụ như thời gian khởi động máy tính ASUS Vivobook X507 được trang bị ổ cứng SSD là khoảng 10-15 giây, trong khi khi sử dụng ổ cứng HDD thì mất khoảng 50-70 giây).

So sánh ổ cứng ssd và thẻ sd năm 2024
Khi nào nên sử dụng ổ cứng SSD

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ổ cứng SSD là gì, cách phân biệt ổ SSD và HDD, từ đó sẽ giúp được bạn trong việc lựa chọn được ổ cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài kiến thức về lĩnh vực các linh phụ kiện máy tính, Sforum còn chia sẻ rất nhiều các thông tin bổ ích khác. Các bạn hãy ủng hộ và cùng theo dõi trong các bài viết tiếp theo nhé.