Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích


Phần IV: Sinh học cơ thể

Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng

A CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (tiết 1)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài, HS phải:

- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.

4. Năng lực: Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, thu thập thông tin.

B. CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ hoặc bản trong cấu tạo của hệ rễ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK

- Hình động về các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ.

- Máy chiếu.



C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

I. Ổn định tổ chức: KT sĩ số lớp

II. Kiểm tra bài cũ: (không)

III. Dạy bài mới:

ĐVĐ:

(?) Sự khác nhau cơ bản giữa sinh vật và vật vô sinh?

tìm hiểu chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng. Bao gồm: chuyển hoá VC và NL ở thực vật và chuyển hoá VC và NL ở động vật

tìm hiểu A Chuyển hoá VC và NL ở thực vật. VC: nước, chất dinh dưỡng, muối khoáng. NL: từ AS, LK hoá học của các hợp chất hữu cơ tìm hiểu các quá trình liên quan: hấp thụ và vận chuyển nước, muối khoáng, dinh dưỡng nitơ, quang hợp và hô hấp.




Hoạt động

Nội dung

Hoạt động 1:

Mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng.



Gợi ý:

Phân tích hình 1.1 trả lời

1. Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ cây trên cạn.

2. Tìm mối liên hệ giữa nguồn nước ở trong đất và sự phát triển của hệ rễ.

Phân tích hình 1.2 rút ra nhận xét

3. Có nhận xét gì về số lượng lông hút?

VD: Lúa sau khi cấy 4 tuần có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625 km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285 m2 chủ yếu do tăng số lượng tế bào lông hút (khoảng 14 tỉ lông hút ở Lúa mì đen)

4. Số lượng lớn lông hút có ý nghĩa gì đối với sự hấp thụ nước và muối khoáng?


5. Phân biệt sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thuỷ sinh: Nhiều loài thực vật không có lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?

- Thực vật thuỷ sinh: không có lông hút hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.

- Thực vật trên cạn không có lông hút (thông, sồi) qua nấm rễ bao bọc rễ, tế bào rễ còn non


I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ CÁC ION KHOÁNG

Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích


1. Hình thái của hệ rễ:

- Gồm: rễ chính, rễ bên và miền lông hút.

- Hệ rễ với rễ chính cắm sâu và rễ bên phân nhánh, lan toả hướng đến nguồn nước, lông hút phát triển nhanh về số lượng.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

- Hệ rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua miền lông hút.


- Lông hút tăng nhanh về số lượng nhằm tăng diện tích bề mặt hấp thụ.




Hoạt động 2:

HS nghiên cứu SGK trả lời:

(?) Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây?

Đất: MT nhược trương (nồng độ chất tan thấp, loãng)

TB lông hút: MT ưu trương (nồng độ chất tan cao, đặc)

(?) Tại sao TB lông hút lại ưu trương hơn dung dịch đất?


Do 2 nguyên nhân:

- Quá trình thoát hơi nước ở lá giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.

- Nồng độ các chất tan (được rễ hấp thụ, sản phẩm của quá trình chuyển hoá) cao.


II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:

a. Hấp thụ nước:

Cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ đất nơi có thế nước cao vào tế bào lông hút nơi có thế nước thấp.
b. Hấp thụ ion khoáng:

- Cơ chế thụ động: một số ion đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ ion đó thấp).

- Cơ chế chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ, có tiêu tốn năng lượng.

Hoạt động 3:

HS phân tích hình 1.3, nghiên cứu phần II.2 SGK trả lời các câu hỏi

(?) Phân tích hình vẽ và cho biết nước và ion khoáng được vận chuyển trong rễ bằng những con đường nào?
(?) Nêu đặc điểm của con đường gian bào thành tế bào?

- Lượng nước lấy vào?

- Vận tốc dòng nước?

- Khả năng điều chỉnh tốc độ dòng chảy?

(?) Nêu đặc điểm của con đường tế bào chất?

(?) Nêu vai trò của đai Caspari?



2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:

2 con đường vận chuyển của nước và các ion khoáng:



- Con đường gian bào thành tế bào:

+ Lâý vào nhiều nước và tốc độ dòng nước nhanh.

+ Quá trình vận chuyển nước và các chất hoà tan không được điều chỉnh

- Con đường tế bào chất:

+ Lấy được ít nước hơn, tốc độ dòng nước chậm

+ Nước và chất hoà tan được điều chỉnh trong quá trình vận chuyển

- Đai Caspari có vai trò: chặn con đường gian bào, bắt buộc trước khi vào mạch gỗ phải qua con đường tế bào chất con đường sống để điều chỉnh và kiểm tra các chất một cách chọn lọc.


(?) Hãy kể các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ?

(?) Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố trên đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ?

làm gãy, tiêu biến lông hút giảm quá trình hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ


III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY

- Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất

- Độ pH của đất, độ thoáng của đất (hàm lượng oxi của môi trường)


IV. Củng cố:

- Cơ chế thụ động và chủ động

- Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ

- Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Trong đất, rễ cây hấp thụ nước và muỗi khoáng ntn?

a. Rễ cây hấp thụ nước trước, hấp thụ các ion khoáng sau

b. Rễ cây hấp thụ các ion khoáng trước, hấp thụ nước sau

c. Rễ cây hấp thụ nước cùng lúc với các ion khoáng

d. Cả a, b và c.

Câu 2. Rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng chủ yếu qua phần nào của rễ?

a. Qua miền lông hút c. Qua rễ bên

b. Qua đỉnh sinh trưởng d. Qua miền sinh trưởng kéo dài

Câu 3. Cơ chế nào mà nước được hấp thụ vào tế bào lông hút?

a. Cơ chế chủ động c. Cơ chế khuếch tán

b. Cơ chế thụ động d. Cả a và b

Câu 4. Tại sao những cây ở cạn khi bộ rễ ngập nước lâu ngày lại chết?

a. Rễ cây thiếu oxy c. Cây không hấp thụ được nước

b. Chất độc hại tích luỹlàm cho tế bào lông hút chết d. Cả a, b và c

Câu 5. Tìm các từ phù hợp điền vào chỗ trống:

Nước luôn di chuyển thụ động theo ..từ môi trường nhược trương của đất vào dung dịch ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động .của cây.



V. Hướng dẫn về nhà:

- Nhớ phần in nghiêng cuối bài.



- Trả lời câu hỏi SGK.

VI. Rút kinh nghiệm:
Каталог: New
New -> Thông báo số 1 Của Ban tổ chức Hội thi Rạng ngời trang sử Đội ta
New -> Truyện Tiểu thuyết
New -> HưỚng dẫn chung về HÌnh thức trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học về trình bày
New -> I/ LÝ do chọN ĐỀ TÀI
New -> ĐOÀn tncs hồ chí minh bch tp. HỒ chí minh

tải về 33.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích
Số sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh giải thích