Sự khác nhau giữa giá vốn và giá thành

1. Khái niệm về giá vốn và giá thành

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm đã hoàn thành với công suất hoạt động là ở mức bình thường. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm là chỉ gồm chi phí sản xuất tính cho những sản phẩm đã được hoàn thành trong kỳ.

Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của toàn bộ số hàng hóa được xác định là đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định [thường được tính là trong một kỳ kế toán]. Giá vốn hàng bán cũng là yếu tố phản ánh về tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.

[external_link offset=1]

Phân biệt giá thành và giá vốn với ?

Tạ Duy Hiếu · Tạ Duy Hiếu 00:06 18/03/2016

20 phút trước

Giúp e phân biệt giá thành và giá vốn với ạ?

  • kế toán tổng hợp
  • giá thành
  • giá vốn

5 hữu ích 0 bình luận 44k xem chia sẻ

Tính giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm [product cost] là giá trị bằng tiền của toàn bộ chi phí trực tiếp và gián tiếp cấu thành nên sản phẩm / dịch vụ theo từng công đoạn.

Tính giá thành sản phẩm là tính toán, phân bổ các chi phí liên quan đến việc sản xuất / phân phối một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ.

Để đáp ứng cho nhu cầu hạch toán kế toán cũng như nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải xác định được giá thành hợp lý của từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như giá thành đơn vị của chúng.

Có nhiều phương pháp tính giá thành, tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi loại sản phẩm mà doanh nghiệp chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất

Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành

Có nhiều cách để phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở dữ liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:

  • Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
  • Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế-kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
  • Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi và các chi phí cấu thành

  • Giá thành sản xuất: giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để xác định giá trị Hàng tồn kho trong Bảng cân đối kế toán, xác định giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định theo số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề