Sự khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Tin cùng chuyên mục

  • Ngày 24/02: Số ca Covid-19 tăng vọt lên 69.128 F0; nhiều hơn hôm qua gần 8.800 ca
  • F0 trong trường học tăng cao, các bậc phụ huynh cần lưu ý gì?
  • Khám hậu Covid-19 có được hưởng bảo hiểm y tế không?
  • Mắc những bệnh này không được hiến gan, thận
  • 4 trường hợp được hoãn đi tù

Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào?

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào? Giá trị pháp lý của hai văn bản này có gì khác nhau theo quy định pháp luật.

Sự khác nhau giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền

Tiêu chí

Hợp đồng ủy quyền

Giấy ủy quyền

1.Khái niệm

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự 2015).

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

2. Căn cứ pháp luật

Bộ luật Dân sự năm 2015

Chỉ được công nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể

3.Chủ thể

Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)

4.Bản chất

Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền

5. Ủy quyền nối tiếp

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

6.Giá trị khi thực hiện

Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)

Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

7.Thời hạn ủy quyền

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. (Điều 563 BLDS 2015)

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)

Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

8.Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền

Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyềnlà một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được coi là một hình thức ủy quyền theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam, mà tùy theo hoàn cảnh, có thể là bắt buộc phải có để người được ủy quyền có đủ thẩm quyền đại diện cho người ủy quyền. Đa số các trường hợp được ủy quyền bằng giấy ủy quyền đều đòi hỏi phải được công chứng, chứng thực hoặc có con dấu của pháp nhân (nếu là ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Trong trường hợp đó là giao dịch dân sự thì đây còn là căn cứ để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam.

Ngược lại, người ủy quyền có thể thừa nhận hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền sau khi hành vi đó đã xảy ra. Trong trường hợp này, hành vi đó được coi là phù hợp với phạm vi ủy quyền mà không cần sửa đổi bổ sung giấy ủy quyền, tuy nhiên, nó sẽ không còn được coi là căn cứ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và người ủy quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành vi mà mình đã thừa nhận đó

Xem thêm: Hành vi pháp lý đơn phương

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Theo điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng uỷ quyền như sau:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định của luật thì hợp đồng ủy quyền phải có chữ ký của hai bên gồm bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền. Đối với giấy ủy quyền thì không bắt buộc. Mặt khác, hợp đồng ủy quyền có tính ràng buộc cao hơn, do đó khi ký hợp đồng ủy quyền, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền thực hiện công việc. Hợp đồng ủy quyền cũng thường đi kèm với thù lao

Bài viết liên quan

  • Giao dịch dân sự với chính mình
  • Thời hạn tạm giữ xe gây tai nạn giao thông
  • Hậu quả pháp lý khi tuyên bố một người đã chết
  • Đăng ký thường trú cho con
  • Cho vay qua tin nhắn có đòi lại được không?