Sự khác nhau giữa hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình

Sự khác biệt giữa hữu hình và vô hình

Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 3.2. HÀNG HÓA 3.2.1. Hàng hoá và hai thuộc tính của nó 3.2.1.1. Hàng hóa là gì? * Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. * Các dạng biểu hiện của hàng hóa: + Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm… + Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ… 3.2.1.2. Thuộc tính của hàng hóa: * Giá trị sử dụng của hàng hoá + Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người [khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, xã hội]. Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó [tính có ích đó] làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn… + Giá trị sử dụng của hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên [lý, hoá học] của thực thể hàng hoá quyết định, do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Ví dụ: thuộc tính tự nhiên của nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị do vậy mà nó có thể dùng trong sinh hoạt, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. + Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học-kỹ thuật và của lực lượng sản xuất vì vậy khi xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao. + Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho xã hội,cho người khác chứ không phải cho người sản xuất trực tiếp ra nó. Giá trị sử dụng đến tay người tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì hàng hoá của họ mới bán được. Chương 3: Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa 31 + Trong nền sản xuất hàng hóa giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, người ta không trao đổi những vật phẩm không có giá trị sử dụng. * Giá trị của hàng hoá Để hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. + Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Thí dụ: 1m vải = 5 kg thóc [tức 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc] Tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định [1/5]? Vì giữa chúng có một cơ sở chung, cái chung đó không phải là giá
  2. trị sử dụng, vì giá trị sử dụng của vải là để mặc,giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hoá cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hoá ấy. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hoá là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá. + Giá trị của hàng hoá: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị trao đổi mà chúng ta đề cập ở trên, chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, còn giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá, khi nào còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì những người sản xuất còn quan tâm tới giá trị. Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử. * Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá: Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. + Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng [tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội], nhưng không có giá trị [tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động] như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị [tức có lao động kết tinh], nhưng không có giá trị sử dụng [tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội] cũng không trở thành hàng hoá. + Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất [vải mặc, sắt thép, lúa gạo…] Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá [vải mặc, sắt thép, lúa gạo... đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó]. Chương 3: Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa 32 Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian. - Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. - Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất
  3. ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. 3.2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá Hàng hoá có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó mà là do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt: Vừa mang tính chất cụ thể [lao động cụ thể], lại vừa mang tính chất trừu tượng [lao động trừu tượng]. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó. 3.2.2.1. Lao động cụ thể * Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. * Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động, kết quả lao động riêng. Những cái riêng đó là cơ sở để phân biệt các loại hàng hóa khác nhau [ví dụ lao động của người thợ may, thợ mộc, thợ nề là những loại lao động cụ thể khác nhau nó tạo ra giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa]. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. 3.2.2.2. Lao động trừu tượng * Là sự tiêu hao sức lao động [sức bắp thịt thần kinh] của người sản xuất hàng hóa nói chung. Các hình thức lao động cụ thể rất nhiều, rất khác nhau nhưng đều có một cái chung là sự tiêu hao sức lực của con người bao gồm cả thể lực và trí lực. * Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị của hàng hóa. Vậy có thể nói giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hoá. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa. Tính chất tư nhân của lao động của người sản xuất hàng hóa biểu hiện: Mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là là quyền của họ vì vậy lao động đó mang tính chất tư nhân, lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân. Tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa biểu hiện: Lao động của người sản xuất hàng hóa là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao Chương 3: Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa 33 động xã hội. Căn cứ để trao đổi hàng hóa là lao động trừu tượng vậy lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn, biểu hiện: + Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với
  4. nhu cầu của xã hội [thừa hoặc thiếu]. Nếu sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội sẽ có một số hàng hóa không bán được, không thực hiện được giá trị. + Chi phí cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với chi phí xã hội cho phép, không bán được, không thu hồi được chi phí lao động bỏ ra. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng khoảng.

NộI Dung:

Trong kinh tế học, hàng hóa và dịch vụ thường được phát âm trong cùng một nhịp thở. Những điều này được các công ty cung cấp cho khách hàng để cung cấp tiện ích và thỏa mãn mong muốn của họ. Hiện tại, thành công của doanh nghiệp nằm ở sự kết hợp của chất lượng hàng hóa tốt nhất và dịch vụ hướng tới khách hàng. 'Các mặt hàng' là các đối tượng vật chất trong khi 'Dịch vụ' là hoạt động thực hiện công việc cho người khác.

Hàng hóa có nghĩa là hàng hóa hoặc sản phẩm hữu hình, có thể được giao cho khách hàng. Nó liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu và chiếm hữu từ người bán sang người mua. Mặt khác, các dịch vụ ám chỉ đến các hoạt động vô hình có thể nhận dạng riêng biệt và cung cấp sự thỏa mãn mong muốn.

Một trong những điểm khác biệt chính giữa hàng hóa và dịch vụ là cái trước được sản xuất và cái sau được thực hiện. Để biết thêm sự khác biệt về cả hai, hãy đọc bài viết được trình bày cho bạn.


Giải đáp: Hữu hình là gì?

Giải đáp: Hữu hình là gì?

Hữu hình tiếng anh là gì? Hữu hình tiếng Anh sử dụng với từ Material. Nó được hiểu là có thể nhìn thấy rõ ràng một vật thể, vật dụng, sản phẩm,… Nghe cụm từ hữu hình có vẻ trừu tượng, tuy nhiên nó lại mang ý nghĩa về một vật hoàn toàn hiện hữu mà các bạn nhìn, nắm, sờ hay ngửi được.

Trên thực tế thì cụm từ hữu hình không dùng đơn lẻ và nó thường được ghép với những cụm từ khác để thể hiện một ý nghĩa nào đó. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua những kiến thức chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề