Sự khác nhau giữa sinh viên và người đi làm

Mọi người thường nói là học những gì sẽ làm những thứ đó sau này, thế nhưng mà trên thực tế thì không hẳn thế. Với ngành IT, môi trường lập trình chuyên nghiệp có kha kha điểm khác biệt cho với môi trường học tập. Cùng tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị tinh thần cho việc đi làm sắp tới nhé.

Không chỉ là code là xong là thôi!

Khi đi học, bạn sẽ được giao bài tập code từ giáo viên, còn đi làm bạn sẽ phải code theo yêu cầu của khách hàng. Dù thầy cô của bạn khó tới đâu thì cũng dễ chán so với các khách hàng, dù họ chẳng gặp bạn ngày một. 

Bởi lẽ khi đi học, bạn chỉ cần code xong, chạy được là oke, nộp bài lấy điểm, qua môn, lấy chứng chỉ mà không cần chỉnh sửa gì nhiều. Với khách hàng thì câu chuyện còn dài. Yêu cầu code của khách hàng không những “oái oăm” hơn và còn nhiều thứ đi cùng. Với khách hàng khó tính, thay đổi nhiều yêu cầu, bạn phải chạy theo, sửa tới sửa lui. Khi đi làm việc liên tục fix bug chỉnh sửa rồi cải tiến code mất nhiều thời gian code “hồi đi học” nhiều. 

Chưa kể, đi học bạn chỉ bị chịu áp lực deadline từ thầy cô. Đi làm bạn sẽ phải chịu áp lực từ khách hàng, từ khách hàng hay đồng nghiệp cùng team.

Sự khác nhau giữa sinh viên và người đi làm

Chuyện dùng lại code và dùng framework

Khi bạn đi làm, quên cái việc “ăn hành” bởi thầy giáo, cô giáo vì tội đi copy code trên mạng đi. Đi làm bạn cứ copy code thoải mái, thời gian thì có hạn, deadline đến gần, việc copy code là liều thuốc rút ngắn thời gian và công sức. Nếu như có sẵn ở thư viện, của đồng nghiệp thì bạn cứ việc sử dụng. Miễn sao copy có tâm, có sửa lỗi và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của mình. Khách hàng không quan tâm bạn lấy code ở đâu, nhưng một khi sai là “ăn hành” hơn cả thầy cô khi đi học đấy nhé.

 Phần đa, thầy cô sẽ không cho học sinh của mình dùng framework. Thế nhưng các công ty lại thường sử dụng framework có sẵn và chẳng mấy khi code từ đầu. Tất nhiên thầy cô có lý của thầy cô, bạn đang còn đi học thì tất nhiên “nên” code từ đâu để hiểu rõ bản chất vấn đề và học được nhiều thứ bổ ích hay ho. Còn đi làm, tương tự như việc sử dụng code có sẵn, việc dùng framework sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn khi đi làm. Ngoài ra, chúng còn tránh các lỗ hổng thường gặp.

Sự khác nhau giữa sinh viên và người đi làm

Đi làm cần nhiều quy trình hơn đi học 

Mỗi công ty lại có một quy trình làm việc khác nhau, nhất là những công ty lớn, nếu như quyết định mình là một nhân tố của công ty thì bắt buộc bạn phải hòa vào guồng quay đó. Có nghĩa tất cả các công việc, dự án của bạn phải theo đúng quy trình, tất cả đều phải có báo cáo để mọi việc được trôi chảy, quản lý dễ dàng. 

Việc theo quy trình này đôi khi khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy thời đi học thật dễ chịu. Code kiểu gì miễn ra kết quả là được, bài tập nhóm đến bài tập cá nhân mọi thứ đều đỡ cứng nhắc hơn nhiều.

Thật ra, dù khác nhau đi chăng nữa thì việc đi làm vận dụng rất nhiều kiến thức mà bạn đang phải học, vậy nên để có một “tương lai tươi sáng và đỡ vất vả” đừng bao giờ bỏ qua những thứ nhỏ nhặt. Ngoài ra, việc đi học và việc đi làm đều cần học. Kiến thức công nghệ rất nhiều thứ nhanh lỗi thời và hết hạn, xu hướng công nghệ là điều cần theo dõi. Ngoài ra,chúng ta nên trau dồi thêm kiến thức cho bản thân là điều bất cứ khi nào khi bạn quyết định gắn bó với ngành lập trình. 

Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:

Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE

trình Python & Odoo Framework với IziSolution

Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp

Lập trình ứng dụng di động Android

Khóa học lập trình Python

Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Sự khác nhau giữa sinh viên và người đi làm

Phóng viên Báo Dân trí ghi nhận những ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề này.

Cơ hội trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm

Diệu Linh, sinh viên năm 2, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Đối với bản thân mình, lúc còn đi học là một thời điểm tốt để các bạn trải nghiệm với công việc làm thêm. Bên cạnh những giờ học trên giảng đường, sinh viên có thể trau dồi và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc các bạn làm. Tuy nhiên, việc quyết định làm thêm không còn tùy thuộc vào mục đích và quỹ thời gian của mỗi người.

Nếu mong muốn ra trường với kết quả học tập tốt, thì các bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc học, nghiên cứu những điều mà các bạn hứng thú và hỗ trợ cho mục tiêu của bạn. Còn các bạn trẻ mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn để trở nên năng động, tự tin và có thêm nhiều kinh nghiệm có thể lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, năng lực và thời gian của bản thân".

Trong khi đó, Vũ Phương Anh, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Nếu có thể, các bạn sinh viên nên đi làm thêm. Đây là một cách để các bạn áp dụng những kiến thức được học ở lớp vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa, đi làm thêm còn giúp các bạn trẻ năng động hơn, trau dồi được kỹ năng mềm của bản thân và xây dựng được các tác phong nghiệp vụ, phục vụ cho công việc sau này và việc làm thêm sẽ giúp mỗi người có thêm thu nhập, đỡ đần được bố mẹ.

Việc làm nào cũng tốt và ý nghĩa chỉ cần đó là công việc chân chính và phù hợp với bản thân, khi làm việc, ta cảm thấy thoải mái với nó là được. Cá nhân mình luôn hướng đến những công việc đem lại nhiều kinh nghiệm và kĩ năng liên quan đến ngành nghề mình theo học. Qua đó, mình có cơ hội cọ xát, trải nghiệm nhiều hơn. Công việc làm thêm còn mang đến cho mình nhiều cơ hội để được học hỏi và làm quen với nhiều người có kinh nghiệm, tích lũy thêm kiến thức mới".

Sự khác nhau giữa sinh viên và người đi làm

Bên cạnh học tập trên lớp, Phương Anh còn làm thêm hai công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông, marketing. Không chỉ đảm bảo được kiến thức và điểm số của mình, cô còn nhận được học bổng của trường.

Quyết định có làm thêm hay không phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu của mỗi người. Đối với một số bạn trẻ, làm thêm nhiều công việc, trải nghiệm nhiều hơn là cách mà họ tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân hay đơn giản là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Mình thích gì? Mình muốn làm gì?".

Bạn Hương Trang, sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thẳng thắn bày tỏ: "Mình đi làm thêm chủ yếu để quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Mình không quá quan trọng việc lương bổng, chỉ hy vọng sẽ tìm thấy công việc phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, vì còn là sinh viên nên mình vẫn ưu tiên việc học và cố gắng cân đối thời gian để không bị ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chúng".

Hương Trang chia sẻ thêm: "Cư xử lễ độ, lịch sự khi đi làm thêm là lễ tiết cơ bản và vô cùng cần thiết, nhưng như vậy không có nghĩa là quá khép nép và không dám thể hiện chính kiến. Trong môi trường làm việc sẽ có nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên tốt nhất là giữ thái độ lịch sự với mọi người để thể hiện sự tôn trọng".

"Làm thêm" có gì khác "làm thật"?

Khánh Giang, sinh viên năm 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: "Đi làm cũng chính là đang đi học, việc học ở đây là chúng ta đang học từ cuộc sống và thực tế công việc. Dù là làm thêm, mình vẫn luôn nghiêm túc, cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Khi đang là sinh viên, chúng ta cần biết sắp xếp công việc một cách hợp lí, cân bằng giữa việc học trên trường và việc đi làm để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cá nhân mỗi người thì các bạn sẽ có những cách lựa chọn và phân bổ khác nhau".

Sự khác nhau giữa sinh viên và người đi làm
Khánh Giang tin rằng khi cố gắng, nỗ lực hết sức với công việc mình làm thì chắc chắn sẽ được đền đáp bằng trái ngọt.

Bày tỏ suy nghĩ về sự khác nhau giữa "làm thêm" và "làm thật", Khánh Giang nói: "Dù là đang đi làm thêm hay đi làm chính thì đó cũng là cơ hội để học hỏi và luôn phải làm việc với thái độ nghiêm túc và chỉn chu nhất. Hai loại công việc chỉ khác nhau ở chỗ hiện tại chúng ta đang là sinh viên nên cần có sự cân bằng giữa học và làm một cách hợp lí, còn khi đã ra trường và đi làm thì chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc.

Đồng thời, làm việc giờ đây là thời điểm chúng ta đưa tất cả những thứ được tích lũy thông qua quá trình làm thêm đó phục vụ cho công việc hiện tại. Giá trị mang lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và cơ hội thăng tiến của mỗi người".

Thu Thảo, sinh viên năm 3, Đại học Ngoại thương, chia sẻ: "Mình nghĩ, làm thêm và làm "thật" đều có những đặc thù riêng. Khi làm "thật" là bạn có sự ràng buộc với đối phương, thường là ký hợp đồng công việc. Như vậy tức là bạn phải có trách nhiệm với công việc mình làm. Công việc của bạn phải mang lại lợi ích, giá trị cho công ty. Công ty trả lương thưởng dựa trên doanh số, giá trị công việc mà bạn mang lại".

Thảo nói thêm: "Khi đi xin việc làm, bạn nên lễ phép và có tinh thần cầu tiến để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn xác định được vị trí và giá trị của bản thân, như thông thạo hai ngoại ngữ, tốt nghiệp loại xuất sắc, bảng thành tích học tập và kinh nghiệm hoạt động, làm việc phong phú, thì bạn có thể đàm phán với nhà tuyển dụng về những mong muốn của bản thân, như vị trí làm việc, cơ hội, lương thưởng...".

Diệu An