Sự khác nhau về quan điểm sống của hai hạt mầm

Đề số 23 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănBình chọn:Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 23 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănĐề số 24 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănĐề số 25 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănĐề số 26 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănĐề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănXem thêm: ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂNĐề bàiI. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦMCó hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốnlớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đấtcứng phía trên...Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảmnhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.Và rồi hạt mầm mọc lên.Hạt mầm thứ hai bảo:- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phảiđiều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéođến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra đượcthì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây chođến khi cảm thấy thật an toàn đã.Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõngtrên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệmnhững thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đườngmới.(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biếtPhương thức biểu đạt chính của văn bản trênCâu 2: (0.5 điểm) Thông hiểuTác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểuSự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng caoViết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển nàyđã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảmtrong bài Sang thu”.(SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017)Bằng sự cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Lời giải chi tiếtCâu 1.1.Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã họcCách giải:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.2.Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất.3.Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:- Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảmđương đầu với thử thách.- Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.4.Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:* Nêu vấn đề.* Giải thích vấn đề- Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì tốt đẹp mà ta luôn hướng tới. Mỗi người sẽ cónhững ước mơ khác nhau.- Con đường đạt được ước mơ chính là cách thức để ta biến ước mơ thành hiện thực.* Phân tích, bàn luận vấn đề.- Tại sao con người cần có ước mơ?+ Ước mơ chính là động lực thúc đẩy ta hành động.+ Người có ước mơ là người sống có lí tưởng riêng và nhất định sẽ thành công với những sựlựa chọn của mình.- Con đường thực hiện ước mơ:+ Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi tri thức và kĩ năng.+ Không chùn bước trước khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại.+ Con đường thực hiện ước mơ phải bắt đầu từ ngày hôm nay, từ những bước nhỏ nhất.+ Điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến ước mơ đôi khi không phải là đích đến mà làhành trình.- Phê phán những kẻ bất chấp tất cả để đạt được ước muốn của mình.- Liên hệ bản thân: Em cóXem thêm tại: https://loigiaihay.com/de-so-23-de-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-c36a48880.html#ixzz5wAF8ZlzO

“Hai hạt mầm”.

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo:

– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây

cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Bài làm.

Đã có ai đó từng nói rằng “không bao giờ nên cho kẻ chỉ giăng buồm lúc mọi nguy hiểm đã qua ra biển”. Đời người là một chặng đường dài với nhiều điều mà ta không thể nào lường trước được, nhưng mỗi chúng ta dù theo cách này hoặc cách khác đều phải lớn lên phải đi qua mọi giông tố. Tôi từng đọc một câu chuyện bàn về vấn đề này, đó là câu chuyện “Hai hạt mầm”, câu chuyện thực sự đã để lại nhiều suy ngẫm trong tôi và mọi người.

Có những câu chuyện thậm chí là tiểu thuyết rất dài nhưng đọc xong chỉ là chút cảm xúc mơ hồ, thoáng chốc rồi tan biến ngay, nhưng cũng có những câu chuyện dù ngắn gọn xúc tích không màu mè nhưng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc và không thể quên. “Hai hạt mầm” là câu chuyện như vậy. Truyện nói về hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên cùng một mảnh đất. Hạt mầm thứ nhất thì muốn vươn lên mạnh mẽ để đâm chồi, nảy lộc, những điều tốt đẹp trong tương lai, lại được hưởng ánh nắng sương mai rồi chờ những bông hoa thật đẹp, hạt mầm thứ hai thì ngược lại bi quan, nghĩ đến những nguy hiểm trong tương lai rồi sợ sệt không muốn vươn lên và cuối cùng hạt mầm thứ hai bị một chú gà mổ ăn mất. Trong câu chuyện suy nghĩ của hạt mầm thứ nhất là suy nghĩ của lối sống tích cực, lạc quan, mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách luôn mơ ước những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Còn hạt mầm thứ hai lại đại diện cho người sống bi quan, sợ sệt trước những khó khăn trong cuộc sống luôn nghĩ đến những điều trở ngại, thử thách và dễ nản lòng bỏ cuộc. Câu chuyện đã để lại cho ta một triết lý, một bài học về cách sống, quan niệm sống, ở đời hãy luôn lạc quan mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống, nếu bạn muốn thành công. Còn khi bạn bi quan, sợ sệt trước khó khăn cuộc đời bạn sẽ thất bại.

Vì sao chúng ta nên sống lạc quan, yêu đời, mạnh mẽ vươn lên đối mặt với thử thách của cuộc đời? Chúng ta được sinh ra trên đời lớn lên được dưới sự bao bọc chăm sóc của gia đình. Khi chúng ta biết bước đi từng bước vững chãi, biết suy nghĩ bản thân cần gì, muốn gì, là khi chúng ta có thể lựa chọn con đường cho cuộc hành trình làm người của mình. Trong cuộc hành trình đó sẽ có những khó khăn, thử thách, những trở ngại mà chúng ta phải vượt

qua. Cuộc sống là bức tranh phong phú đầy màu sắc, mỗi người sinh ra với nhiệm vụ tô vẽ thêm cho bức tranh đó những điều kỳ diệu và tốt đẹp . Khó khăn thử thách của cuộc sống không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực giúp con người thêm trưởng thành trên con đường đến với ước mơ của mình.

Mỗi con người ai ai cũng ấp ủ cho mình những ước mơ, khát vọng, đã là ước mơ thì đương nhiên phải đẹp, phải cao cả. Ứớc mơ là thứ vô giới hạn và miễn phí chưa cần biết chúng ta có thể đạt được hay không nhưng một khi có ước mơ con người có mục đích, có lý tưởng hơn trong cuộc sống. Như là “hạt mầm thứ nhất” vậy mặc dù mới là một hạt mầm bé nhỏ chưa nẩy chồi chưa nở những bông hoa rực rỡ sắc màu, chưa được đón ánh nắng ấm áp của mặt trời, nhưng hạt mầm đã mơ ước và nghĩ đến những điều tốt đẹp đó không cần bận tâm mình sẽ phải trải qua những trở ngại nào để lớn lên. “hạt mầm thứ nhất”, đã đặt ra mong muốn với ý nguyện nhất định là được mạnh mẽ lớn lên, dũng cảm trưởng thành, dám mơ ước, dám thể hiện là điều con người nên nhận thức và nên hành động. Con người để lớn lên về mặt thể xác là điều rất dễ dàng, nhưng lớn lên trong tâm tưởng là điều đòi hỏi ở con người sự mạnh mẽ, dũng cảm, tha thiết với cuộc sống. Ước mơ tiếp thêm cho con người sức mạnh bản lĩnh trước giông tố của cuộc đời, động lực cho con người đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa kết trái, thôi thúc con người phát triển, trưởng thành, dũng cảm, lớn lên mạnh mẽ, bước những bước chân vững chắn trên đường đời. Cuộc sống chỉ thật sự ý nghĩa khi con người biết mơ ước, biết lạc quan vươn lên và thành quả chính là sự thành công với ước mơ, là sự mọc lên của một hạt mầm.

Mạnh mẽ vươn lên dũng cảm, ước mơ để khẳng định mình chính là bước đệm vững chãi bước đến một cuộc đời tươi đẹp, còn ngược lại với điều này chính là sự rụt rè, nhút nhát không dám mơ ước đến những điều tốt đẹp như hạt mầm thứ hai. Sống như vậy con người sẽ bị vùi dập, gạt ra khỏi cuộc sống. Chúng ta không nên có lối sống như thế, Vì sao vậy? cùng là con người, cùng được sinh ra lớn lên trong một môi trường như nhau, mỗi người có một cách sống riêng, có một cách nảy mầm riêng, cũng như trên cùng một mảnh đất màu mỡ “hai hạt mầm”, lại chọn cách sinh tồn khác nhau, hạt mầm thứ hai là đại diện cho những người hèn nhát, luôn có suy nghĩ tiêu cực về tương lai, sợ sệt trước khó khăn nên vì thế mà không dám ước mơ, những giấc mơ như vậy họ tưởng tượng ra đủ thứ nghịch cảnh, để ngụy biện cho sự hèn nhát của bản thân, sống không có ước mơ họ trở thành những người không có động lực, họ không có lòng dũng cảm đương đầu với những thử thách. Họ trở nên sợ sệt, e dè trước những khó khăn cuộc đời. Họ sống rất thụ động, rất vô nghĩa, chỉ biết nằm im và chờ đợi nhưng lại chẳng thể hiểu bản thân chờ đợi điều gì, và có đủ bản lĩnh để nắm bắt cơ hội cho mình hay không? thật nực cười khi ta đọc suy nghĩ của hạt mầm thứ hai “tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã”. Đối với hạt mầm thứ hai, đều tốt hơn hết mà nó cho rằng là nằm chờ đến khi thật an toàn rồi mới tính tiếp đến việc nảy mầm. Đều khiến ta nực cười là ở chỗ một khi đã thụ động rút nhát như vậy, thì đến bao giờ mới có cảm giác thật sự an toàn. Đây là lỗi suy nghĩ của những con người không có lòng dũng cảm vươn lên và những người đã quen sống trong sự bao bọc, che chở của người khác, với lối sống như vậy con

người sẽ thất bại trong cuộc sống, bị đào thải và gạt sang một bên giữa nhịp sống vội vã của cuộc đời, của xã hội.

Chúng ta ai cũng đều biết đến Beethoven, nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là người dám mơ ước và dũng cảm sống mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hồi nhỏ Beethoven bị khiếm thính sau đó bị điếc hoàn toàn, sau đó nhờ vào ước mơ cháy bỏng vào sự dũng cảm vượt qua mọi trở ngại. Ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại nổi tiếng thế giới. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc khác, nhạc sĩ và khán giả về sau chúng ta thật khâm phục và ngưỡng mộ ông.

Trong cuộc sống bên cạnh những người có mơ ước, không ngừng vươn lên để đạt được những thành quả tốt đẹp, cũng có không ít người luôn sợ hãi, rụt rè, nhút nhát trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Sống không có ước mơ, không học được cách lớn lên và trưởng thành. Ngoài ra có những người có ước mơ nhưng đó lại là những ước mơ nhỏ nhặt, vị kỷ, không mang ý nghĩa cao cả, tốt đẹp. Đó là những ham muốn cá nhân không phải là ước mơ cao đẹp, những người những việc làm như vậy đáng bị chỉ trích, phê phán và dễ bị đào thải giữa cuộc sống hối hả, tấp nập của con người.

Qua câu chuyện “hai hạt mầm”, ta rút ra được bài học, hãy luôn mạnh mẽ vươn lên trong mọi hoàn cảnh, dũng cảm lớn lên dám ước mơ, dám thể hiện. Chúng ta là những người trẻ những người đang sống trong khoảng thời gian đẹp nhất tràn đầy sức sống nhất của đời người. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những con người sống có lý tưởng, có ước mơ, khát vọng, luôn ước mơ không ngừng cố gắng để vượt lên. Ta được ước mơ, khẳng định chính mình, có như vậy ta mới có thể có một cuộc sống ý nghĩa, trở thành người có ích cho xã hội.

Peter Marshall từng nói, “khi chúng ta mong ước cuộc đời không nghịch cảnh, hãy nhớ rằng cây sồi trở nên mạnh mẽ trong gió ngược và kim cương hình thành dưới áp lực”. Cuộc đời con người không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách, nhưng hãy nhớ một điều, đủ nắng hoa sẽ nở, đủ hương gió sẽ bay, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy. Hãy chọn cách sống, cách nghĩ tốt nhất để bản thân được nảy mầm một cách hoàn thiện.