Sự tích linh sơn thánh mẫu

Ngọn núi Bà Đen không chỉ nổi tiếng với danh xưng “nóc nhà Nam Bộ” mà còn thu hút du khách xa gần bởi những câu chuyện truyền thuyết lâu đời.

Sự tích linh sơn thánh mẫu

Xưa kia, tại huyện Hoang Hóa (nay là huyện Trảng Bàng) có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương mỗi ngày rằm thường lên núi lễ Phật. Tuy diện mạo cô đen đúa, nhưng duyên dáng và tài năng khiến lòng người say đắm. Trong đó, có chàng Lê Sĩ Triệt văn võ song toàn cũng ấp ủ mộng lòng. Ngờ đâu tên công tử, con của một viên quan trong vùng bấy giờ cũng để ý đến nàng, quyết tìm cách bắt cóc nàng về làm thiếp. Giữa lúc nguy khốn chàng Lê Sĩ Triệt xông ra giải cứu và được cha mẹ nàng hứa gả nàng để đáp tạ ân sâu.

Sự tích linh sơn thánh mẫu

Những tưởng mộng đẹp thành đôi nhưng buổi bấy giờ giặc giã nổi lên. Chàng lên đường tòng quân, nàng ở lại vò võ trông ngày đoàn tụ. Một hôm, nàng lên núi cầu khẩn, lúc trở về gần chân núi, gia nô của vị công tử kia thình lình nhảy ra vây bắt. Nàng nhào xuống hố tử tiết không ai hay. Ba hôm sau, Lý Thị Thiên Hương mới báo mộng cho vị hòa thượng trụ trì trên núi: “Ta đây là Lý Thị Thiên Hương, năm 18 tuổi chẳng may gặp bọn gia nô của con quan trấn ở Trảng Bàng đuổi bắt, ta nhào xuống hố thẫm tử tiết mà bỏ xác phàm. Nhờ căn tu mấy kiếp đã trải qua, nên linh hồn siêu thoát, đắc quả vị thần thông. Xác ta dù đã 3 ngày nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Hòa thượng xuống triền núi phía Đông Nam mà tìm thi hài ta về chôn cất giùm.” Hòa thượng theo lời mách bảo đã tìm gặp đem về chôn cất. Nàng nhiều lần hiển linh về báo mộng giúp cho người dân biết được thiên tai địch họa và cách chống lại thú dữ. Để đáp lại công ơn của Nàng, Sư trụ trì và người dân trong vùng lập tượng thờ tự.

Tích truyện thứ hai về Linh Sơn Thánh Mẫu lại liên quan đến cuộc đời của vua Gia Long. Bấy giờ,  khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi đến vùng đất này, ông và quân lính bị cùng đường, lâm vào thế khó thì được người dân mách nước rằng nhìn về hướng núi cầu nguyện sẽ được bà cứu giúp. Đêm đó, ông đang nằm ngủ thì được báo mộng chỉ đường trốn thoát, chỉ hướng tìm thức ăn, giúp ông và quân lính thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Sau khi vua Gia Long lên ngôi nhớ lại chuyện năm xưa, bèn sắc phong cho bà Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Tự ngự ở núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay. 

Sự tích linh sơn thánh mẫu

Những tích cổ về sự linh thiêng của Linh Sơn Thánh Mẫu, cũng như nét cổ kính của những ngôi chùa trăm năm đã tạo cho nơi đây một nét đẹp huyền bí.

Ngày nay, khám phá núi Bà Đen đã không còn là một hành trình chỉ dành cho những người có đủ sức khỏe. Người già, trẻ nhỏ cũng chỉ cần 5 phút di chuyển bằng cáp treo Bà Đen, để được chiêm bái tượng bà, lắng nghe những truyền thuyết còn lưu. Hệ thống cáp thuộc Khu du lịch Sun World BaDen Mountain, bao gồm 2 tuyến cáp treo Vân Sơn và tuyến cáp treo Chùa Hang, chính thức khai trương vào ngày 18/01/2020 hứa hẹn sẽ đem lại cho du khách tham gia Hội Xuân Núi Bà Đen một lựa chọn di chuyển an toàn, thuận tiện và nhanh chóng.

Núi Bà Đen không chỉ được biết đến là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ mà còn là nơi có nhiều truyền thuyết tín ngưỡng dân gian, là điểm hành hương tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương khắp bốn mùa.

Sự tích linh sơn thánh mẫu

Được biết, vị thần thờ chính trên Núi Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu, tức Bà Đen. Bà được thờ cúng tại một Điện thờ nằm trong thạch động lưng chừng núi, cạnh chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Lễ Vía Bà vào tháng 5 âm lịch được xem là lễ hội dân gian quan trọng nhất ở núi hằng năm. Mặc dù sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là điều thường thấy ở các đền, chùa qua các mô hình thờ cúng, thế nhưng một mô hình lễ hội có sự kết hợp giữa dân gian và tôn giáo như Lễ Vía Bà Đen là một sự hiếm có. Bà Linh Sơn Thánh Mẫu – một trong những biểu tượng thờ mẫu điển hình ở Nam bộ đã được “Phật hóa” tại núi Bà Đen – Tây Ninh, vì thế Lễ Vía Bà nơi đây có sắc thái riêng, ít gặp ở nơi nào khác. Bởi lẽ, Bà vừa là Bồ tát, nhưng cũng là một Nữ thần, một Thánh Mẫu trong tâm thức dân gian.

Có rất nhiều truyền thuyết về sự tích núi Bà Đen, về Bà Linh Sơn Thánh Mẫu. Hầu hết các truyền thuyết được kể lại đều dựa trên cơ sở văn hóa – xã hội, lịch sử, địa lý của Tây Ninh. Truyền thuyết mà mọi người hay nhắc đến nhất kể rằng, ở vùng quê xưa thuộc huyện Trảng Bàng ngày nay có người con gái tài sắc mang tên Lý Thị Thiên Hương, tuy nước da ngăm đen nhưng rất có duyên. Thuở ấy, núi Bà Đen còn mang tên là núi Một, trên núi có pho tượng phật bằng đá, người dân thường đến đó cúng bái. Xinh đẹp nên Lý Thị Thiên Hương bị con nhà quan lại ép uổng nhân duyên; không ưng thuận nên bị chúng lập mưu chặn đường cưỡng bức trong một lần viếng núi.

Sự tích linh sơn thánh mẫu

Được chàng trai nghèo giỏi võ trong vùng tên là Lê Sĩ Triệt ra tay cứu thoát, cảm ơn ân nghĩa nên nàng xin gia đình hai bên cho hẹn ước nhân duyên, nhưng gặp thời loạn lạc chàng trai phải tòng quân. Ở nhà, nàng Thiên Hương chung thủy đợi chờ và thường lên núi cầu trời khấn Phật cho người đi chinh chiến. Một lần, bị bọn tay sai quan lại vây bắt, nàng gieo mình xuống vực sâu tử tiết, không chịu ô uế tấm thân. Vài ngày sau, nàng báo mộng cho nhà sư trụ trì chùa trên núi đến tìm, mang xác về chôn cất. Từ đấy, chuyện về nàng gắn liền với những điều linh thiêng thường xuyên xuất hiện, qua truyền tụng của nhân dân đã đến tai quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Chuyện được tâu về triều đình và vua Gia Long sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu; còn người dân căn cứ vào nước da của bà nên gọi là Bà Đen.

Dù là huyền thoại bí ẩn nhưng truyền thuyết về Bà Đen thể hiện hình tượng người phụ nữ Nam bộ thủy chung và trung trinh tiết liệt; cũng góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa lý, lịch sử vùng đất Tây Ninh trong những ngày đầu khai phá. Trong truyền tụng dân gian, người ta kể rằng chính Vua Gia Long đã sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi động thờ bà là Linh Sơn Tiên Thạch Động; và cũng chính vua đã cho đúc cốt bà thành tượng đồng đen để phụng thờ. Như vậy, cho đến tận năm 1849, núi mới được đặt tên là Linh Sơn và chính thức được triều đình ghi vào danh sách những vị trí linh thiêng, cần được thờ tự của non sông, đất nước. Tờ sắc phong của Vua Gia Long đã không còn, đến đời Bảo Đại, bà lại được sắc phong “Linh Sơn Thánh Mẫu tôn thần”, do chiến tranh nên tờ sắc phong thứ hai cũng không còn, nhưng bia đá ghi lại sự kiện này thì vẫn còn hiện diện trên sân điện (cạnh miễu Ông Tà). Từ sự công nhận của triều đình nhà Nguyễn về một vị thần núi ở Nam bộ, khi gặp tín ngưỡng thờ mẫu trong tâm thức dân gian đã hội tụ thành một Thánh Mẫu được phụng thờ: Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, tức Bà Đen.

*Lễ Vía Bà được tổ chức trong ba ngày, bắt đầu từ sáng Mùng 4 và kết thúc vào trưa ngày Mùng 6 tháng 5 Âm lịch. Lễ chính được thực hiện trên các điện, chùa trong quần thể kiến trúc trên sân núi Điện Bà. Ngoài lễ cúng chính trên Điện Bà và Linh Sơn Tiên Thạch Tự, các vị sư ở núi còn tổ chức Lễ Vía tại chùa Linh Sơn Phước Trung Tự (Chùa Trung) ở chân núi, nhưng tiết chế các nghi thức hơn. Lễ Vía chỉ diễn ra trong vòng một ngày rưỡi và lệch trước một ngày; bắt đầu từ Mùng 3 và đến trưa Mùng 4 tháng 5 âm lịch là mãn lễ. Việc có thêm một Lễ Vía nữa ở Chùa Trung là để phục vụ cho một bộ phận khách hành hương là người cao tuổi không đủ sức khỏe lên tận Chùa Bà để chiêm bái Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu Núi Bà Đen – Tây Ninh.

Báo Du lịch


Nguồn:quehuongonline.vn Copy link