Switch 3-pin là gì

Nếu bạn đang có ý định custom bàn phím máy tính của mình sau một khoản thời gian sử dụng, vây thay switch bàn phím cơ như thế nào, bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những dụng cụ gì là nhưng câu hỏi mà ai cũng gặp phải. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm anh em lưu ý từ các chuyên viên tại GEARVN.

Khi nào cần thay switch bàn phím cơ?

Trong quá trình sử dụng bàn phím bên cạnh việc cần phải vệ sinh để tránh những yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng. Người dùng vẫn có thể gặp một số lỗi như ấn phím không được, double-click [nhấp đúp], triple-click [nhấn 3 lần] hay nhấn một phím lại hiện lên nhiều ký tự khác nhau.

Hơn hết, một trong những lý dogây khó chịu nhất mà cần thay switch chính là người dùng không nghe được tiếng clicky quen thuộc hay cảm giác ấn không còn mượt. Nếu phải gặp một trong những dấu hiệu trên thì đã đến lúc bạn nên tiến hành thay switch cho chiếc bàn phím của mình rồi đấy.

Để tiến hành thay switch cho bàn phím cơ sẽ không hề khó như bạn nghĩ. Đặc biệt, nếu cẩn thận hơn bạn có thể tiến hành thay switch tại nhà đấy nhé!

Cần chuẩn bị gì để tiến hành thay switch bàn phím cơ?

Trước khi thực hiện các bước thay switch bàn phím cơ, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết sau:

- Hàn sắt.

- Bơm hàn.

- Hàn cấp điện tử.

- Keypuller hoặc dùng O-ring.

- Tua vít nhỏ.

- Thanh nâng để mở vỏ bàn phím.

- Công tắc switch bàn phím thay thế tương thích.

- Nhíp hoặc kìm nhỏ.

- Đèn Led tương ứng và máy cắt dây.

Lưu ý: Khi chuẩn bị dụng cụ để thay các công tắc cho bàn phím chính là việc chọn được dòng switch phù hợp với nhà sản xuất. Nhằm tránh được tình trạng các khớp công tắc không khớp với mề mặt tiếp xúc với bản mạch.

Hướng dẫn cách thay switch bàn phím cơ đơn giản

Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ để thay công tắc switch như trên bạn chỉ cần thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận với một số bước đơn giản dưới đây.

Bước 1: Tiến hành tháo rời bàn phím một cách thật cẩn thận.

Trước hết bạn cần ngắt kết nối giữa bàn phím với hệ thống PC của mình và chọn không gian sạch sẽ để tiến hành bước tháo rời bàn phím.

Sau khi tiến hành tháo keycaps bằng keypuller, đối với một số loại bàn phím đơn giản bạn chỉ cần gỡ ốc vít ở các cạnh ra [nhớ dùng một chiếc hộp nhỏ để đựng, tránh rơi mất]. Các kiểu phức tạp hơn thì tháo keycap, gỡ bít nhựa, tháo ốc vít, chân giữ ra khỏi bàn phím.

Khi đã tháo gỡ hoàn toàn thì anh em sẽ thấy toàn cảnh bảng mạch in phía trong của bàn phím gồm một loạt các công tắc với tấm kim loại.

Bước 2: Chuẩn bị khử hàn cho bản mạch.

Làm nóng hàn và máy bơm hàn, lật ngược PCB lại trên mặt bàn sao cho mặt sau hướng lên trên và các công tắc nằm hẳn trên bàn. Nhưng trước hết, một trong những lưu ý chính là việc bạn phải làm sạch bản mạch.

Khi máy hàn đủ nóng hãy tiến hành làm sạch các chất cặn bị oxy hóa sau một khoản thời gian sử dụng. Sau đó, nhấn đầu nhọn của máy hàn vào ngạnh điện của switch cần thay để làm tan chảy mối hàn cũ.

Khi mối hàn đã chuyển sang dạng lỏng hãy nhanh dẹp mỏ hàn qua một bên, chuyển qua dùng bơm hàn lên trên đỉnh mối hàn và hút hết phần chất lỏng trước khi nguội và đông cứng lại. Bước này có thể lặp đi lặp lại hai đến ba lần tùy theo kích cỡ mối hàn. Tương tự làm như vậy cho tiếp điểm thứ hai của switch.

Lưu ý: Hãy luôn làm sạch que hàn trong toàn bộ quá trình và cẩn thận để tay không chạm vào vật liệu không dẫn điện của PCB kẻo làm hỏng các phần còn lại trên bảng mạch. Đồng thời tiếp tục lặp lại thao tác này cho các chân của LED [chỉ áp dụng cho trường hợp Led đính trên switch]. 

Bước 3: Tháo các công tắc switch cũ ra khỏi bàn phím.

Khi đã khử các mối hàn cũ, việc làm đơn giản lúc này sẽ tiến hành gỡ switch cũ ra khỏi bảng mạch. Theo kinh nghiệm của bản thân khi gỡ phần Led ra là cần ghi chú kỹ hướng nằm của led trên để sau này đặt lại đúng vị trí. Đặc biệt, là trên các dòng bàn phím bluetooth gaming.

- Nếu bàn phím dùng switch gắn PCB, chỉ cần rút nó ra bằng ngón tay hoặc một chiếc kìm nhỏ. Thao tác tháo lắp vô cùng dễ dàng.

- Đối với một số dòng switch được gắn trên tấm nhựa hoặc kim loại, bạn cần ấn xuống và lắc nhẹ để rút switch ra khỏi bề mặt kết nối. Nếu trong quá trình tháo, lắp switch gặp một số tình trạng cứng hoặc gặp khó khăn thì hãy đưa lại gần để xem kỹ coi mối hàn cũ đã thật sự bong ra hết chưa hay còn sót ở phần chân. Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của bảng mạch.

Bước 4: Lắp switch mới đã chuẩn bị vào bàn phím.

Sau khi đã tháo các switch cũ bạn chỉ cần kiểm tra công tắc mới lần nữa trước gắn vào đảm bảo hai chân của switch thẳng không có vết chất liệu thừa nào.

Đến đây, các thao tác lắp gần như vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cố định các switch mới bằng các mối hàn để gắn cố định switch mới vào PCB và đóng mạch hoàn chỉnh. Sau khi làm sạch máy hàn, đặt lên ngạnh của switch để làm nóng phần kim loại trong vài giây, sau đó cẩn thận cho dây hàn vào vị trí để làm nóng xung quanh pin và phần tiếp xúc điện.

Đối với một số dòng switch có hỗ trợ đèn Led thì bạn cần lắp một cách thật cẩn thận và cân chỉnh lại cho đúng hướng. Sau khi hàn xong có thể uốn cong phần dây của Led một chút để giữ nó vững đúng vị trí và cắt các dây gần với điểm hàn để tăng thêm phần thẩm mỹ và gọn gàng.

Lưu ý: Chỉ nên dùng đủ chất hàn nóng chảy tại chỗ để bao quanh toàn phần chân của switch nhưng không quá nhiều dễ chảy tràn vào vật liệu không dẫn điện của mạch.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng các switch mới thay.

Để kiểm tra việc thay switch mới thay có hoạt động ổn định không? Bạn chỉ cần di chuyển bảng mạch với switch mới thay và kết nối với máy tính đang mở để thử.

Đây cũng là cách mình thường chọn để kiểm tra sau mỗi lần thay switch bàn phím đã ổn chưa và vận hành thế nào bằng cách mở trình duyệt web, xử lý các thao tác soạn thảo văn bản. Nếu không còn lỗi như trước khi thay switch thì quá trình thay switch đã thành công.

Bước 6: Lắp lại bàn phím và sử dụng.

Sau khi kiểm tra switch đã được thay, bạn chỉ cần đặt bảng mạch trở lại vào trong vỏ keyboard, đóng chặt lại và gắn lại các ốc vít đã mở ra trước đó. Đồng thời gắn từng keycap vào đúng vị trí bang đầu và trải nghiệm.

Tổng kết

Với một số kinh nghiệm và hướng dẫn thay switch bàn phím cơ trên đây từ GEARVN chắc chắn bạn sẽ có thể từ custom hoặc thay switch bàn phím cơ của mình một cách nhanh chóng.

Nếu bạn có nhu cầu thay hoặc mua một chiếc bàn phím cơ, bàn phím cơ không dây mới hãy đến ngay các chi nhánh của GEARVN để trải nghiệm sản phẩm trước khi mua để có sự lựa chọn hợp lý về nhu cầu sử dụng và giá cả nhé!

Nhắc tới bàn phím cơ chắc hẳn điều đầu tiên mà người sử dụng nghĩ tới đó là chiếc bàn phím cơ đó được sử dụng loại switch gì, và loại switch đó phù hợp với đối tượng người sử dụng nào, ở bài viết này Phúc Anh xin được chia sẻ với các bạn thông tin về các loại switch phổ biến và thông dụng nhất đang có trên thị trường hiện nay.

Các loại bàn phím cơ trên thị trường nói chung sẽ được chia ra làm 3 loại cơ bản và thân thuộc với người dùng nhất, lần lượt là Blue switch, Red Switch và Brown Switch, thường thì các loại switch được làm từ hãng Cherry của Đức sẽ luôn được ưa chuộng hơn do cảm giác gõ và độ hoàn thiệt tốt, tuy nhiên thì các phím sử dụng switch Cherry sẽ ở phân khúc giá cao một chút, ở tầm thấp sẽ hầu hết là các switch tự làm của các hãng Trung Quốc là chủ yếu, những đặc điểm của các loại switch được đề cập bên dưới sẽ mang tính chung nhất có thể.

*Thuật ngữ thường thấy khi nhắc đến bàn phím cơ:

• Clicky: Khi nhấn phím, người sử dụng sẽ nghe thấy một tiếng kêu “tách” rất đặc trưng,có âm thanh to.

• Tactile: Khi nhấn phím, người sử dụng sẽ cảm thấy nút trượt qua một khấc.

• Linear: Khi nhấn phím thì gần như sẽ không có cảm giác gì so với 2 loại switch trên.

1/ Bảng thông số cơ bản

 

2/ Đặc điểm của Blue Switch

Cách thức hoạt động của Blue Switch

• Lực nhấn: 50g

• Các bàn phím được sử dụng Blue Switch khi gõ sẽ có tiếng clicky và tactile, thường thì những người dùng phổ thông mới sử dụng bàn phím cơ sẽ rất thích loại Switch này do âm thanh đặc trưng nghe rất vui tai, vì thế nên các loại bàn phím cơ ở tầm giá trong khoảng 1.000.000đ sẽ thường chỉ được thiết kế sử dụng Blue Switch. Điểm yếu của loại switch này đó là độ ồn sẽ to hơn so với các loại switch còn lại, gây cảm giác khó chịu cho người dùng ở cạnh và nếu như sử dụng lâu dài sẽ dần mất đi tiếng clicky đặc trưng do bụi bám.

• Blue Switch hợp người sử dụng gõ văn bản, code là chủ yếu, về phần chơi game thì hơi khó thao tác một chút tuy nhiên vẫn gọi là chấp nhận được.

• Các sản phẩm sử dụng Blue Switch: DareU DK1280, ACGAM AG-109R, Geezer GS4, Corsair K70 LUX, K68 RGB

3/ Đặc điểm của Brown Switch:

Cách thức hoạt động của Brown Switch

• Lực nhấn: 45g

• Bàn phím sử dụng Brown Switch khi gõ sẽ không có tiếng clicky như Blue Switch nhưng sẽ có tactile, cảm giác mà Brown Switch đem lại là trung hoà, người mới sử dụng vẫn có thể cảm nhận được khấc tactile khi gõ và âm thanh của Brown Switch so với Blue là êm hơn hẳn. Có thể nói là Brown Switch được nhiều người ưa thích do vẫn cảm nhận được cảm giác một chiếc bàn phím cơ đem lại nhưng lại không ồn ào, gây khó chịu cho người xung quanh.

• Brown Switch là loại switch hợp với nhiều người sử dụng để chơi game lẫn văn bản, làm việc ở nơi công cộng vì độ ồn không quá to như Blue Switch.

• Các sản phẩm sử dụng Brown Switch: Corsair K70 LUX, DareU DK880.

4/ Đặc điểm của Red Switch

Cách thức hoạt động của Red Switch

• Lực nhấn: 45g

• Red Switch đối với những người mới làm quen, tìm hiểu phím cơ chắc có lẽ sẽ không thích loại switch này lắm do đặc điểm của red switch khi gõ phím là gần như không có sự phản hồi lại về cảm giác bấm nên người dùng sẽ có suy nghĩ “không khác gì bàn phím thường”. Tuy nhiên thì Red Switch khá là được ưa chuộng trong cộng đồng game thủ do độ nhạy cao, dễ dàng thao tác các hành động nhanh do cấu thành của switch không có điểm nào ngăn cản hành trình phím như Brown Switch và Blue Switch. Điểm yếu của loại switch này là khi sử dụng lâu dài sẽ hay có hiện tượng “double-click” giống với chuột.

• Bàn phím sử dụng Red Switch với những người chơi game cần tốc độ nhanh hoặc làm văn phòng và hay gõ lướt thì sẽ rất thích hợp.

• Các sản phẩm sử dụng Red Switch: Corsair K70 LUX, K68 RGB.

-----

*Ngoài các loại Switch phổ biến nhất ở trên, chúng ta vẫn sẽ còn rất nhiều loại switch khác tuy nhiên độ phổ biến của chúng là chưa rộng rãi, ví dụ điển hình như:

• Black: tương tự như Red Switch nhưng có lực nhấn khá nặng: 60g nên ít phù hợp với người Châu Á nói chung.

• Speed: cũng giống như Red Switch nhưng hành trình và điểm nhận phím ngắn hơn.

• Pink: Là một phiên bản êm hơn của Red Switch do thiết kế có một miếng cao su bên trong làm giảm tiếng ồn.

• Clear: Một dạng switch giống với Brown Switch tuy nhiên có lực nhấn nặng hơn và có phần hơi rít hơn.

Qua bài viết này, Phúc Anh hi vọng sẽ giúp bạn chọn được một sản phẩm bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu chơi game cũng như làm việc của bạn.

> Tham khảo và đặt mua sản phẩm bàn phím cơ tại: //www.phucanh.vn/gaming-keyboard.html

-------

 Hệ thống Showroom Phúc Anh
* Showroom 1: 15 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
✆ Tel: [024] 35737383 [ext 1]
* Showroom 2: 133 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
✆ Tel: [024] 38571919
* Showroom 3: 152-154 Trần Duy Hưng , Cầu Giấy, Hà Nội
✆ Tel: [024] 37545599
* Showroom 4: 150 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
✆ Tel: [024] 62543626
* Showroom 5: 63 Nguyễn Hoàng Q.Nam Từ Liêm- Hà Nội. 
✆ Tel: [024] 629 255 25
Website: www.phucanh.vn
Youtube: www.youtube.com/c/phucanhsmartworld
Fanpage Hiend & Gaming World: //www.facebook.com/PhucAnhGamingWorld/

Video liên quan

Chủ Đề