Tại sao bóng đá nam asiad ít đội

(PLO)- Đêm 8-6, khi vòng chung kết U-23 châu Á bước vào những lượt đấu cuối xác định các suất vào tứ kết thì ở cấp đội tuyển, hàng loạt đội ở châu Á bước vào lượt trận đầu vòng loại Asian Cup 2023.

Đội tuyển Việt Nam không phải đá vòng loại do có thành tích tốt trong 12 đội vào giai đoạn cuối vòng loại World Cup 2022 nên được vào thẳng vòng chung kết Asian Cup 2023.

Sáu bảng đấu được phân chia như sau:

+ Bảng A: Kuwait (chủ nhà) và các đội Indonesia, Jordan, Nepal.

+ Bảng B: Mông Cổ (chủ nhà) và Philippines, Yemen, Palestine.

+ Bảng C: Uzbekistan (chủ nhà) và Thái Lan, Sri Lanka, Maldives.

+ Bảng D: Ấn Độ (chủ nhà) và Campuchia, Hong Kong, Afghanistan.

+ Bảng E: Malaysia (chủ nhà) và Bangladesh, Turkmenistan, Bahrain.

+ Bảng F: Kyrgyzstan (chủ nhà) và Tajikistan, Myanmar, Singapore.

Các đội thi đấu vòng tròn một lượt chọn sáu đội nhất bảng và năm đội nhì có thành tích tốt nhất vào vòng chung kết cùng 12 đội đã tham dự vòng loại cuối World Cup 2022 trong đó có Việt Nam.

Tại sao bóng đá nam asiad ít đội

Malaysia sau vòng chung kết U-23 châu Á là bước vào chiến dịch săn vé Asian Cup 2023.
Ảnh: ANH DUY

Đối với các đội Đông Nam Á thì tại bảng A, Indonesia của thầy trò HLV Shin Tae-yong sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Kuwait để giành ngôi nhất bảng hoặc chí ít cũng vào nhóm năm đội nhì bảng có thành tích tốt.

Bảng B đội tuyển Philippines sẽ phải cạnh tranh với Yemen để đánh chiếm ngôi đầu bảng.

Tương tự, Thái Lan của thầy trò HLV Polking sẽ căng với chủ nhà Uzbekistan để tìm suất đầu bảng C.

Bảng D, Campuchia khó cạnh tranh với Ấn Độ, Hong Kong và Afghanistan.

Malaysia chủ nhà bảng E với ưu thế ở “chảo lửa” Bukit Jalil được xem là nhiều khả năng sẽ vượt qua các đối thủ Bangladesh, Turkmenistan, Bahrain để kiếm suất dự vòng chung kết.

+ Bảng F thi đấu tại Kyrgyzstan sẽ rất khó cho Singapore và Myanmar khi ngoài chủ nhà còn có thêm Tajikistan.

Theo kế hoạch ban đầu, vòng chung kết Asian Cup 2023 sẽ thi đấu tại Trung Quốc nhưng vừa qua phía Trung Quốc xin rút quyền đăng cai do ảnh hưởng dịch bệnh nên AFC đang tìm một đơn vị đăng cai vòng chung kết. Hiện có hai quốc gia xin đăng cai là Nhật Bản và Malaysia nhưng AFC vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

TẤN PHƯỚC

  • Phan Ngọc
  • Gửi cho BBC từ TP.HCM

16 tháng 10 2017

Tại sao bóng đá nam asiad ít đội

Nguồn hình ảnh, Vietnamnet

Chụp lại hình ảnh,

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đăng quang ngôi vô địch tại SEA GAMES 29 hồi tháng Tám

SEA Games 29 đã khép lại hơn một tháng song theo truyền thông trong nước, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa được giải ngân khoản tiền thưởng 3 tỷ đồng từ VFF.

Thiệt thòi như nữ cầu thủ Việt Nam

Ở Việt Nam, bóng đá là môn thể thao số 1, đó là điều không thể bàn cãi.

Nhưng cũng từ lâu, ai cũng ngầm hiểu luận đề này chỉ đúng với bóng đá nam, còn đối với các cô gái, chưa bao giờ họ được ghi nhận một cách công bằng với những gì cống hiến.

Không nói đâu xa, SEA Games 29 là lần đầu tiên sau 4 năm bóng đá nữ vốn là niềm hi vọng vàng của thể thao Việt Nam được tổ chức trở lại.

Tưởng như điều đó sẽ giúp thầy trò HLV Mai Đức Chung nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

Trước SEA Games 29, HLV Mai Đức Chung hơn một lần giãi bày về việc đội tuyển nữ Việt Nam phải tập luyện trong điều kiện thiếu thốn, đặc biệt là vấn đề thuốc phục vụ công tác y tế.

Đến SEA Games, lại đến chuyện cả đội phải ăn mì tôm trong những ngày đầu ở nước bạn rồi cả bị truyền thông bỏ quên mà dồn tất thảy sự chú ý cho đội U.22 Việt Nam.

Kể cả khi mang về tấm huy chương vàng, mọi chuyện vẫn không khá khẩm hơn cho thầy trò HLV Mai Đức Chung mà vụ lùm xùm 3 tỷ đồng tiền thưởng chưa được giải ngân từ VFF là minh chứng rõ ràng nhất.

Cái khó ló cái khôn

Nhìn sang chế độ đãi ngộ dành cho các đồng nghiệp nam, không nhiều thì ít những Đặng Thị Kiều Trinh, Nguyễn Thị Tuyết Dung và đồng đội hẳn sẽ cảm thấy buồn lòng.

Tuy nhiên, suy cho cùng điều quan trọng nhất và cũng là mục tiêu mà những khoản đầu tư hướng tới không gì khác ngoài thành tích.

Ở khía cạnh này thì bóng đá nữ hoàn toàn vượt trội so với bóng đá nam dù luôn gánh phần thiệt về mình.

Hai bộ mặt trái ngược mà đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và U22 Việt Nam thể hiện ở SEA Games 29 thì tất cả chúng ta đã được chứng kiến.

Nhưng đó không chỉ là câu chuyện trên đất Malaysia.

Đã từ lâu, các đội bóng đá nam dù được đầu tư không biết bao nhiều tiền bạc thì vẫn chỉ là cái bóng của những đồng nghiệp nữ.

Tính từ năm 2010 đến nay, đánh đổi lại biết bao nhiêu tiền của và sự kỳ vọng, những gì tốt nhất mà các đội bóng đá nam làm được chỉ là ba lần dừng bước ở bán kết AFF Suzuki Cup và huy chương đồng SEA Games 2015.

Ngược lại, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã mang về 1 chức vô địch Đông Nam Á và 1 tấm huy chương vàng SEA Games.

Trên đấu trường châu lục, trong khi đội tuyển nam đều dừng bước ngay từ vòng loại 2 kỳ Asian Cup 2011 và 2015 thì đội tuyển nữ đã khẳng định vị thế vững chắc của mình trong top 8 châu lục với việc góp mặt ở cả hai kỳ Asian Cup 2010 và 2014.

Thậm chí ở Asian Cup 2014 đồng thời cũng là vòng loại World Cup bóng đá nữ 2015, nếu may mắn hơn, đội tuyển nữ Việt Nam đã có thể làm nên lịch sử khi chỉ để thua tiếc nuối Thái Lan.

Nếu VFF công bằng hơn...

Lại trở về với câu chuyện đầu tư cho bóng đá nữ.

Không phải đợi đến SEA Games 29 người ta mới thấy cái hố ngăn cách trong chế độ đãi ngộ giành cho bóng đá nam và bóng đá nữ.

"Lương cầu thủ nữ nói ra không ai tin. Cách đây một hai năm lương tuyển thủ nữ ở CLB có khi chỉ được vài trăm nghìn đồng. Giờ khá hơn nhưng cũng chỉ 1-2 triệu/tháng. Chưa có tuyển thủ nào được lương tới 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của các cầu thủ nữ chẳng đủ ăn, thế mới có chuyện nhà vô địch Kim Hồng phải đi bán bánh mì".

Đó là chia sẻ của HLV Mai Đức Chung trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2013 và bốn năm sau, có vẻ mọi việc không tiến triển hơn là mấy

Khó khăn là vậy nhưng bóng đá nữ Việt Nam vẫn đang thể hiện sự tiến bộ qua từng ngày.

Sau tấm huy chương vàng SEA Games 29, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ chinh phục mục tiêu quan trọng là tấm vé tham dự World Cup bóng đá nữ 2019.

Trong khi đội tuyển nam vẫn đang chật vật tìm kiếm vị thế trên đấu trường châu lục thì đây là lần thứ hai các nữ tuyển thủ tiến sát đến giấc mơ World Cup.

Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng nhìn những gì các nữ tuyển thủ được đầu tư và vinh quang họ mang lại, chúng ta không thể không đặt ra chữ "nếu"…

Nếu VFF đầu tư cho bóng đá nữ nhiều hơn, và nếu được ngang bằng với các đồng nghiệp nam thì đội tuyển nữ của chúng ta sẽ còn tiến xa đến đâu?

Hay chỉ đơn giản nếu lãnh đạo VFF quyết tâm thuyết phục các nước chủ nhà SEA Games tổ chức môn bóng đá nữ như cái cách đề xuất lứa tuổi U22 dự môn bóng đá nam thì liệu đội tuyển nữ Việt Nam có phải đợi đến SEA Games 29 vừa qua để hoàn thành giấc mơ lần thứ 5 vô địch SEA Games?

Tất nhiên đó chỉ đơn thuần chỉ là những giả thiết đặt ra để mong đòi lại công bằng cho các nữ cầu thủ.

Bởi với họ, kể cả khi chế độ đãi ngộ không cân xứng thì họ vẫn sẵn sàng hy sinh vì màu cờ sắc áo, như cái cách một tuyển thủ dù có thai vẫn thi đấu ở SEA Games như tiết lộ của HLV Mai Đức Chung.