Tại sao cờ lgbt không có màu hồng

Cờ lục sắc được xem là biểu tượng của cộng đồng LGBT, nhưng lại ít người biết được sự ra đời của lá cờ lục sắc và ý nghĩa của nó.

Nghệ nhân Gilbert Baker

Lá cờ lục sắc ra đời 37 năm trước, được thiết kế bởi nghệ nhân Gilbert Baker người Mỹ. Ông sinh năm 1951, nhiều người cho rằng ông lấy cảm hứng để thiết kế là cờ từ bài hát kinh điển Over the Rainbow của Judy Garland thể hiện trong bộ phim The Wizard of Oz.

Nữ diễn viên Judy Garland trong bộ phim The Wizard of Oz.

Năm 1939, nữ diễn viên Judy Garland (1922-1969) sau khi tham gia bộ phim The Wizard of Oz đã trở thành ngôi sao hàng đầu và được nhiều người hâm mộ. Bà được xem là “biểu tượng đồng tính” đầu tiên trong lịch sử.

Nghệ nhân Gilbert Baker chia sẻ rằng, ông đã chịu nhiều ảnh hưởng từ phong trào hippie và nhiều nhóm người vận đồng quyền lợi cho người da màu vào những năm 70 nên ông mới có ý tưởng cho lá cờ “kinh điển” này.

Phiên bản đầu tiên của lá cờ lục sắc là 8 màu.

Lần đầu tiên, lá cờ cầu vồng xuất hiện gồm 8 màu do chính Gilbert Baker cùng với 30 tình nguyện viên đã nhuộm và may thành một lá cờ. Mỗi màu sắc đều mang những ý nghĩa riêng biệt của cộng đồng LGBT. Ví như: Màu hồng là tượng trưng của tình dục; đỏ là sự sống; cam là tượng trưng của sự hàn gắn; vàng là hình ảnh của mặt trời; xanh lá cây là của thiên nhiên hay lam là nghệ thuật; chàm là sự hòa hợp, còn tím chính là nghị lực sống.

Ngày 25/6/1978, là Ngày diễu hành tự do Đồng tính tại thành phố San Francisco, nơi đây được xem là “thủ đô” của cộng đồng LGBT ngày ấy và lá cờ 8 màu này đã xuất hiện lần đầu tiên tại đó.

Sau đó, Gilbert Baker quyết định sẽ sản xuất một loạt cờ để kinh doanh, nhưng do công ty nhuộm không có sẵn vải màu hồng nên lá cờ 8 màu ngày đó được “cắt giảm” đi một màu còn 7 màu.

Vào ngày 27/11/1978, người đồng tính Mỹ đầu tiên được bầu vào chính quyền Mỹ - Harvey Milk bị sát hại. Việc này đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng LGBT Mỹ và trở thành một cuộc biểu tình lớn xảy ra trên khắp mọi nơi.

Năm 1979, Ủy ban Diễu hành Tự hào đồng tính đã quyết định sử dụng lá cờ của Gilbert Baker để thể hiện sự đoàn kết, sức mạnh và thống nhất. Nhưng lần này, lá cờ lại thêm 1 lần nữa thay đổi, họ quyết định bỏ đi màu lam, chuyển màu chàm thành màu xanh hoàng gia để tránh bị quá chìm vào màu tím.

Vào ngày 16/7/2011, tại Việt Nam lá cờ lục sắc đã được giới thiệu trong buổi giao lưu “I love”. Hình ảnh lá cờ lục sắc hay những đồ dùng có màu sắc tương tự thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện của cộng đồng LGBT.

Ngoài ra, trước đó tại Vương quốc Anh thì màu xanh lá chính là biểu tượng của đồng tính. Cho đến cuối những năm 60 thì màu tím được phổ biến là tượng trưng cho người đồng tính, với khẩu hiệu “Purple Power - Sức mạnh tím”. Hay tại một số nơi thì tam giác hồng cũng được xem là biểu tượng đồng tính khá phổ biến. Cũng có vài biểu tượng khác như Lambra, Bàn tay tím hay Labrys,… nhưng được phổ biến rộng rãi và nhiều người biết đến nhất vẫn là lá cờ lục sắc.

Dù ngày nay, ý nghĩa của lá cờ không còn mang riêng biệt từng màu sắc như lúc mới được “khai sinh” nữa, mà chỉ đơn giản là đề cao sự đa dạng của cộng đồng LGBT.

Theo Washington Post sắc cầu vồng này xuất hiện trên hầu hết các bức tranh biếm họa, hình ảnh và ảnh động được người dân Mỹ đăng tải sau khi Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết hôn nhân đồng giới là một quyền trong Hiến pháp nước này.

Tại sao cờ lgbt không có màu hồng
Lá cờ mang màu sắc cầu vồng tượng trưng cho giới đồng tình (Ảnh Reuters)

Vậy hình ảnh sắc cầu vồng là bắt nguồn từ đâu và tại sao nó lại được dùng làm biểu tượng cho quyền và niềm tự hào của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới?

Từ tam giác màu hồng

Trước khi có lá cờ mang sắc cầu vồng, những người đồng tính sử dụng biểu tượng là một hình tam giác màu hồng cho phong trào của mình. Hình tam giác màu hồng này được Đức Quốc xã sử dụng trong các trại tập trung để đánh dấu những người đồng tính hoặc những người có xu hướng lệch lạc về tình dục”.

Những người đồng tính đã sử dụng biểu tượng tam giác màu hồng này trong suốt những năm 70 của thế kỷ trước, tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy có gì đó “gợn gợn” trong việc sử dụng biểu tượng này.

Không chỉ có tam giác màu hồng, những màu sắc sặc sỡ khác, đặc biệt là màu tím, cũng đóng vài trò quan trọng trong việc giúp “nhận diện” những người đồng tính.

Tại sao cờ lgbt không có màu hồng
Tam giác hồng- biểu tượng ban đầu của giới đồng tính (Ảnh AP)

Như biên tập viên cao cấp của tờ Slate Forrest Wickman từng viết, trong lịch sử, người đồng tính thường sử dụng các màu sắc sặc sỡ trong trang phục để thể hiện giới tính của mình. Trong đó nổi bật nhất là đôi tất màu vàng và bông hoa màu xanh mà tác gia nổi tiếng Oscar Wilde thường cài trên áo vest.

Đến lá cờ mang sắc cầu vồng của Gilbert Baker

Câu chuyện cảm động liên quan đến sắc cầu vồng này liên quan nghệ sĩ đồng tính Gilbert Baker, người chuyên đóng giả làm nữ giới và cũng là người đầu tiên sáng tạo ra lá cờ mang sắc cầu vồng vào năm 1978.

Trong cuộc phỏng vấn do Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại- nơi vừa đưa lá cờ mang sắc cầu vồng vào bộ sưu tập của mình- nghệ sĩ Baker cho biết, ông bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc tạo ra một lá cờ về phong trào này vào năm 1976 nhân dịp 200 năm kỷ niệm Quốc khánh Mỹ.

Tại sao cờ lgbt không có màu hồng
Ông Baker cầm một lá cờ mang sắc cầu vồng tại một cuộc diễu hành ủng hộ người đồng tính (Ảnh Reuters)

Ông Baker cho biết, ông coi lá cờ này mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn so với một biểu tượng cụ thể nào khác bởi một lá cờ luôn tượng trưng cho một quốc gia hay một dân tộc.

“Chúng tôi là một dân tộc, và lá cờ là để khẳng định quyền lực của chúng tôi, vì thế lá cờ là rất phù hợp”, ông Baker nói.

“Chúng tôi muốn một thứ gì đó thật đẹp, một thứ gì đó dành riêng cho chúng tôi. Cầu vồng là thứ rất hoàn hảo bởi nó phù hợp với sự đa dạng về chủng tộc, giới tính, tuổi tác và mọi thứ khác của chúng tôi”, ông Baker nói thêm.

Cũng theo ông Baker: “Lá cờ này cũng mang những màu sắc rất tự nhiên. Dù màu sắc cầu vồng này được dùng trong nhiều loại hình nghệ thuật khác. Độ phổ biến của lá cờ này giờ đã vượt xa bất kỳ hình thức sử dụng màu sắc cầu vồng nào khác”.

Không những thế, lá cờ mang sắc cầu vồng cũng có những mối liên hệ với ca sỹ Judy Garland, một trong những ca sỹ được giới đồng tính hết sức mến mộ qua bài hát “Somewhere Over the Rainbow” (Tạm dịch:  Đâu đó phía trên Cầu vồng) trong bộ phim “Phù thủy xứ Oz”. Thậm chí tờ Advocate còn gọi Garland là “Elvis của những người đồng tính”.

Lá cờ 6 màu thay thế cho 8 màu ban đầu

Ông Baker kể lại, bà của ông là chủ của một cửa hàng quần áo phụ nữ và ông cực kỳ thích quần áo và vải vóc ngay từ khi còn nhỏ. Không may cho ông là ông lớn lên trong một thị trấn nhỏ và cực kỳ bảo thủ tại Kansas nên không có cơ hội để học may.

Sau khi ông Baker giải ngũ và đến sinh sống tại San Francisco vào năm 1972, cộng đồng những người đồng tính tại đây đang phát triển rất mạnh.

“Ngay khi được giải phóng khỏi Kansas, điều đầu tiên tôi làm là mua một chiếc máy khâu”, ông Baker viết trên trang web Refinery 29, “lúc đó là năm 1972 và tôi luôn muốn mình giống Mick Jagger (nghệ sỹ đồng tính nổi tiếng của nhóm nhạc rock The Rolling Stones) nên tôi luôn muốn may “những bộ đồ một mảnh” cho mình.

Nhờ tài may vá của mình, ông Baker nhận làm băng rôn biểu tình cho những người đồng tính. Lá cờ mang sắc cầu vồng lần đầu tiên trở nên nổi tiếng khi ông Harvey Milk, một chính trị gia nổi tiếng tại San Francisco, công khai lên tiếng thừa nhận mình bị gay và yêu cầu ông Baker may một lá cờ cho một cuộc tuần hành mà ông đứng ra tổ chức, chỉ vài tháng trước khi ông bị ám sát.

Ông Baker nhớ lại, ông đã làm những lá cờ mang sắc cầu vồng đầu tiên cùng với 30 tình nguyện viên trên tầng cao nhất của tòa nhà Trung tâm Cộng đồng Đồng tính tại số 330 đường Grove, San Francisco.

Nhóm của ông đã treo 2 lá cờ tại Quảng trường Liên Hợp Quốc tại San Francisco vào ngày 25/6/1978. Một trong số đó là lá cờ mang sắc cầu vồng và lá cờ còn lại là quốc kỳ của Mỹ với những vạch mang màu sắc cầu vồng thay vì màu đỏ, trắng và xanh như nguyên gốc.

Ban đầu, lá cờ mang sắc cầu vồng của Baker có tới 8 màu bao gồm: hồng đậm, đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh ngọc, xanh nước biển và tím. Dần dần, các màu sắc được giảm dần và lá cờ mang 6 màu giờ trở nên phổ biến nhất.

Theo ông Baker, mỗi một màu sắc đầu có ý nghĩa khác nhau: màu hồng đậm tượng trưng cho giới tính, màu đỏ cho cuộc sống, màu da cam để hàn gắn, màu vàng cho ánh mặt trời, màu xanh lá cây cho thế giới tự nhiên, màu xanh ngọc cho nghệ thuật, màu xanh nước biển cho sự hài hòa và màu tím cho tinh thần.

Màu hồng đậm bị bỏ đi khi ông Baker mang đến Công ty sản xuất cờ Paramount để cho in hàng loạt lá cờ của mình. Tại thời điểm đó, màu hồng quá hiếm và đắt nên đã không được sử dụng.

Sau đó, màu xanh nước biển cũng bị bỏ đi trong Ngày Tuần hành vì Tự do của Người Đồng tính năm 1979. Những người tổ chức sự kiện này muốn chia lá cờ làm đôi và treo hai phần lên 2 ngọn đèn ở hai bên đường Market. Chính vì vậy lá cờ này chỉ còn 6 màu. Từ đó, lá cờ 6 màu này được giữ nguyên và trở thành biểu tượng quốc tế vào năm 1994, khi ông Baker làm một lá cờ dài tới 1,6km cho lễ kỉ niệm 25 năm cuộc bạo động Stonewall nhằm ủng hộ người đồng tính./.