Tại sao cơ thể đổ mồ hôi

10/06/2021 10:27:00

Mồ hôi giúp con người không bị nóng quá mức. Chúng được ví von là một chiếc điều hòa tự nhiên của cơ thể. Việc không đổ mồ hôi sẽ kéo theo rất nhiều nguy cơ về bệnh tật như nhiễm trùng, đột quỵ và sỏi thận. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi quá nhiều lại là nỗi phiền toái cho mọi người, nhất là với những bạn trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên. ThS BS. Lê Quang Đình - Khoa Lồng ngực – Mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này.

Mồ hôi của cơ thể được hoạt động theo cơ chế nào?

Đổ mồ hôi là một phản xạ bình thường của cơ thể. Mồ hôi càng tiết ra nhiều hơn khi thời tiết nóng nực. Hoặc trong những lúc chúng ta hoạt động nhiều. Hiện tượng này được cho là giúp tạo độ ẩm trên da, làm mát. Từ đó giúp cơ thể ổn định thân nhiệt cũng như loại bỏ các tạp chất trong cơ thể.

Tăng tiết mồ hôi trong thời gian dài là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều ở các khu vực bàn tay, nách, chân, vùng bẹn,… mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao được gọi là chứng cường giao cảm không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ và khởi phát trong độ tuổi dậy thì.

Theo thời gian, tình trạng này có thể được cải thiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sẽ sống chung đến suốt đời. Nguyên nhân chính của bệnh được xác định là do hệ thống thần kinh bên trong cơ thể bị kích thích quá mức. Từ đó, khiến hệ phản xạ của người bệnh không thể tự điều chỉnh được. Nếu trong gia đình bạn có người bị tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh giao cảm thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn là 28%. Những người trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên cũng sẽ gặp phải hiện tượng cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, hiện tượng này lại là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý hoàn toàn khác. Một số bệnh thường gặp là béo phì, cường giáp, viêm khớp; hoặc gút, rối loạn tiền mãn kinh, rối loạn tiền sinh dục ở nam; hay ung thư, bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lao. Vì vậy, nếu cơ thể bỗng dưng đổ mồ hôi bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Hướng điều trị dành cho những trường hợp ra quá nhiều mồ hôi?

Nếu mồ hôi nhỏ giọt xuống tay và làm cơ thể luôn trong tình trạng ướt át, người bệnh sẽ cần thực hiện các phương pháp can thiệp sâu hơn. Cụ thể, khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các giải pháp như sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa tiết mồ hôi, điều trị ion; hoặc tiêm botox để làm tê liệt các vị trí tiết mồ hôi nhiều. Tuy nhiên những cách này chỉ có tác dụng ngắn hạn và hiệu quả ở vài vùng da nhất định. Bên cạnh đó, việc ngâm nước ion cũng dễ xảy ra biến chứng như viêm da, nấm. Để giải quyết triệt để, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt hạch thần kinh giao cảm. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, hiệu quả cao. Đồng thời, nó cũng có tác dụng lâu dài với những trường hợp bị đổ mồ hôi nhiều ở tay và nách. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại yếu điểm là sẽ gây đổ mồ hôi bù trừ. Điều này có nghĩa mồ hôi sẽ ra nhiều hơn ở những vùng thân dưới như bụng, đùi, lòng bàn chân… và không thể khôi phục trở lại.

Nguồn: Tạp chí Tiếp thị và Gia đình

Đổ mồ hôi nhiều thường xảy ra khi bạn vận động mạnh như tập thể dục hoặc khi thời tiết quá nóng. Bên cạnh đó, cơ thể cũng tiết ra mồ hôi nhiều hơn khi bạn căng thẳng, lo lắng. Sự bốc hơi chất lỏng từ da tạo ra hiệu ứng làm mát, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi quá mức có thể gây khó chịu và lo ngại. Vì vậy, bác sĩ YouMed sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chúng.

Tuyến mồ hôi là gì?

Có 2 loại tuyến mồ hôi chính là tuyến eccrine và tuyến apocrine, giup đảm nhiệm vai trò tiết ra chất lỏng làm mát cho cơ thể.

Các tuyến eccrine có ở hầu hết khắp cơ thể bạn. Khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên như trong thời tiết quá nóng hoặc tập thể dục, các tuyến này sẽ tiết ra chất lỏng làm mát cơ thể.

Các tuyến apocrine được tìm thấy ở những nơi có lông . Chẳng hạn như da đầu, nách, háng, vùng hậu môn sinh dục. Những tuyến này tiết ra chất lỏng không mùi. Chất lỏng này kết hợp với chất thải của vi khuẩn trên da, tạo ra chất lỏng màu trắng đục gồm protein và chất béo. Những phân tử này chính là thủ phạm gây mùi khó chịu của cơ thể. Tuyến apocrine cũng tiết nhiều mồ hôi hơn khi bạn căng thẳng, lo lắng. Vì vậy khi stress, mồ hôi của bạn có mùi khó chịu hơn bình thường.

Tuyến mồ hôi trên cơ thể

Thế nào là tình trạng đổ mồ hôi nhiều?

Đổ mồ hôi quá mức được định nghĩa là quá trình tiết mồ hôi ngay cả khi cơ thể không cần được làm mát. Không đổ mồ hôi đủ hoặc đổ mồ hôi quá nhiều đều có thể nói lên vấn đề bất thường.

Việc không có mồ hôi đủ có thể nguy hiểm vì nguy cơ nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Khi đó nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Đổ mồ hôi nhiều có thể đem lại tổn hại về mặt tâm lý nhiều hơn là tổn thương về thể chất, được chia làm 2 loại :

Nguyên phát 

  • Có thể xảy ra ở các vị trí trên cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân, nách hoặc trán. Trong khi phần còn lại của cơ thể vẫn khô. Thông thường cả hai bên của cơ thể đều bị ảnh hưởng như nhau.
  • Thường bắt đầu khi thức dậy vào buổi sáng. Đổ mồ hôi nhiều ban đêm không phổ biến.

Thứ phát

  • Tiết mồ hôi xảy ra trên toàn bộ cơ thể hoặc có thể chỉ ở một bên của cơ thể.
  • Có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung, hoặc tiêu thụ tỏi, caffeine, nicotine, gia vị, cà ri và các thực phẩm có mùi khác. Bên cạnh đó, một số bệnh lý thực thể cũng có thể là thủ phạm gây đổ mồ hôi nhiều

Nguyên nhân đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi là điều bình thường và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, một loạt các nguyên nhân có thể kích thích tăng tiết mồ hôi như:

Nhiệt độ cao

Nhiệt độ cơ thể hoặc môi trường tăng cao là nguyên nhân chính của tăng tiết mồ hôi.

Cảm xúc và căng thẳng

Những cảm xúc có thể khiến bạn toát mồ hôi bao gồm: Phẫn nộ, sợ hãi, lúng túng, lo lắng, căng thẳng cảm xúc

Thực phẩm

Đổ mồ hôi có thể do phản ứng với các loại thực phẩm mà bạn ăn. Chẳng hạn như :

  • Thức ăn cay.
  • Đồ uống chứa caffein, bao gồm soda, cà phê và trà.
  • Thức uống có cồn.

Thuốc và bệnh lý

Mồ hôi cũng được tiết ra do sử dụng thuốc và gặp trong một số bệnh, như:

  • Ung thư.
  • Sốt và uống thuốc hạ sốt.
  • Nhiễm trùng.
  • Hạ đường huyết.
  • Thuốc giảm đau, bao gồm cả morphin.
  • Dùng hormone tuyến giáp tổng hợp.
  • Hội chứng đau khu vực phức tạp [Đây là một dạng đau mãn tính hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến cánh tay hoặc chân].
  • Mãn kinh [sự dao động nội tiết tố liên quan đến mãn kinh cũng có thể kích hoạt đổ mồ hôi. Phụ nữ mãn kinh thường bị ra mồ hôi đêm và đổ mồ hôi khi bị bốc hỏa].

Tại sao mồ hôi luôn có mùi?

Mùi mồ hôi là một trong những nguyên nhân khiến bạn mất tự tin

Nếu mồ hôi của bạn dường như luôn có mùi, nhất là khi đổ mồ hôi nhiều, các nguyên nhân sau có thể là thủ phạm :

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân kém có thể làm cho vi khuẩn phát triển quá mức làm mồ hôi có mùi.

Căng thẳng

Bạn có ngửi thấy nặng mùi cơ thể hơn trong các tình huống căng thẳng như đến thời hạn nộp dự án, trong các buổi thuyết trình không? Khi bạn stress, các tuyến apocrine sẽ hoạt động tiết nhiều mồ hôi có mùi hơn.

Chất liệu quần áo

Các sợi tổng hợp như rayon, polyester và nylon giữ mồ hôi trên bề mặt da của bạn, tạo ra một nơi sinh sản cho vi khuẩn. Để tránh mồ hôi bốc mùi, hãy mua quần áo làm từ sợi tự nhiên như cotton, len, lanh. Những chất liệu này thấm mồ hôi và cho phép nó bay hơi.

Bệnh lý

Có thể bạn đang mắc một số bênh dẫn sự thay đổi đột ngột mùi mồ hôi. Bao gồm: Bệnh tiểu đường, cường giáp, rối loạn chức năng thận và gan, rối loạn gen.

Nếu sự thay đổi mùi mồ hôi đột ngột kèm theo tình trạng không khỏe của cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị tốt nhất.

Chế độ ăn uống

Thực phẩm giàu choline

Choline là một loại vitamin B có trong cá, thịt và trứng. Nó có mùi tanh tự nhiên. Một số người có khiếm khuyết di truyền khiến cơ thể tạo mùi tanh sau khi ăn thực phẩm có choline. Những người này có thể tiết ra choline trong mồ hôi của họ. Nếu bạn cảm nhận được mùi tanh này, thì chế độ ăn ít choline có thể giúp ích.

Chế độ ăn ngọt

Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra sự phát triển quá mức của vi sinh vật lên men. Chúng chuyển hóa đường thành rượu, góp phần gây ra mùi cơ thể.

Chế độ ăn ít tinh bột

Chế độ ăn nhiều chất béo, ít tinh bột như chế độ ăn kiêng Atkins thực sự có thể gây ra mùi mồ hôi và hôi miệng.

Khi cơ thể rơi vào tình trạng nhiễm ceton. Nó bắt đầu đốt cháy chất béo thay vì tinh bột để lấy năng lượng và tạo ra một lượng ceton cao trong máu. Chúng có thể khiến hơi thở và mồ hôi của bạn có mùi trái cây.

Thiếu hụt Magie

Magie là chất quan trọng cho tim, cơ bắp, dây thần kinh và thận của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu magie có mùi cơ thể nặng hơn so với những người ăn đủ chất. Ăn thực phẩm giàu magie như sô cô la đen, hạnh nhân thô, và hạt vừng có thể giúp bổ sung lượng magie thiếu hụt.

Thuốc

Tiết quá nhiều mồ hôi có thể là tác dụng phụ tiềm ẩn của Tylenol, thuốc dị ứng và một số loại thuốc theo toa như ADHD và thuốc tránh thai.

Cách kiểm soát chứng đổ mồ hôi nhiều và mùi cơ thể

Những phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị việc ra mồ hôi quá nhiều và mùi cơ thể phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể xác định thông qua kiểm tra và xét nghiệm thể chất của bạn. Phương pháp điều trị bao gồm:

Sử dụng chất chống tiết mồ hôi bôi tại chỗ

Hoạt động bằng cách kéo mồ hôi trở lại tuyến mồ hôi. Khi cơ thể nhận được tín hiệu rằng các tuyến mồ hôi đã đầy, việc sản xuất mồ hôi sẽ giảm. Nếu thuốc chống mồ hôi không kê đơn không giúp kiểm soát mồ hôi của bạn, bác sĩ có thể kê một sản phẩm khác theo toa. Đây là những giải pháp mạnh mẽ hơn để chống tiết mồ hôi. Tuy nhiên, nó có thể gây đỏ da, sưng và ngứa ở một số người.

Chất khử mùi

Ngoài vai trò khử mùi hôi, nó cũng giúp giảm tiết mồ hôi. Chúng thường có chứa cồn và làm cho da bạn có tính axit. Do đó ít thu hút vi khuẩn hơn. Chất khử mùi thường chứa nước hoa có mục đích che dấu mùi hôi.

Thiết bị cầm tay phát ra sóng điện từ

Phương pháp này ó thể phá hủy tuyến mồ hôi dưới cánh tay.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể loại bỏ các tuyến mồ hôi từ dưới cánh tay hoặc ngăn các tín hiệu thần kinh đến các tuyến mồ hôi. Ví dụ như: phẫu thuật cắt hạch giao cảm.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể tự làm một số việc sau để giảm mồ hôi và mùi cơ thể. Các đề xuất sau đây có thể giúp ích:

Vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Tắm thường xuyên, đặc biệt là với xà phòng kháng khuẩn, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trên da của bạn.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều

Chọn quần áo phù hợp

Thường xuyên giặt quần áo, mặc quần áo sạch và phù hợp với hoạt động của bạn. Đối với trang phục hàng ngày, chọn các loại vải tự nhiên, chẳng hạn như cotton, len và lanh. Những chất liệu này cho phép làn da thở. Đối với trang phục tập thể dục, có thể sử dụng các loại vải tổng hợp dễ thấm mồ hôi.

Giữ cho nách được cạo sạch

Để mồ hôi bay hơi nhanh hơn và không có nhiều thời gian để tương tác với vi khuẩn.

Thử các phương pháp thư giãn

Chẳng hạn như yoga, thiền. Những biện pháp này có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng. Từ đó giúp giảm tiết mồ hôi có mùi khó chịu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Đồ uống chứa caffein và thức ăn có mùi mạnh có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn hoặc có mùi cơ thể mạnh hơn bình thường. Hạn chế thực phẩm cay và tỏi trong chế độ ăn. Hạn chế ăn thịt đỏ. Loại bỏ những thực phẩm này có thể giúp giảm tiết mồ hôi một phần.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Một số người tự nhiên đổ mồ hôi nhiều hơn hoặc ít hơn những người khác. Bạn cần gặp bác sĩ nếu:

  • Đột nhiên ra mồ hôi nhiều hoặc ít hơn bình thường.
  • Đổ mồ hôi làm gián đoạn thói quen hàng ngày của bạn.
  • Đổ mồ hôi đêm mà không có lý do rõ ràng.
  • Nhận thấy một sự thay đổi trong mùi cơ thể.

Tiết mồ hôi là một chức năng bình thường của cơ thể. Đổ mồ hôi nhiều hoặc quá ít có thể chỉ ra một vấn đề bệnh lý. Tình trạng này khi kết hợp với các triệu chứng khác cũng có thể chỉ ra một tình trạng bất thường về sức khỏe. Nếu việc đổ mồ hôi quá mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, và điều trị phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề