Tại sao công ty có nợ

Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được hiểu giống như một bộ sơ yếu lí lịch về doanh nghiệp giúp chúng ta nắm được những thông tin cơ bản nhất về việc tình hình kinh doanh, cơ cấu tài sản cũng như dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là các thông tin hữu ích giúp người nắm rõ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tưởng tượng được xu hướng tăng trưởng trong tương lai để có thể một phần ra quyết định đầu tư.

Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:

🔹 Báo cáo của Ban giám đốc

🔹 Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập

🔹 Bảng cân đối kế toán

🔹 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

🔹 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

🔹 Thuyết minh báo cáo tài chính

Bước 1: Xem ý kiến của Kiểm toán viên

Rất nhiều người khi đọc BCTC thường bỏ qua phần Ý kiến của kiểm toán, trong khi đây là phần quan trọng đầu tiên mà bạn cần chú ý đến vì các số liệu trên BCTC sẽ không có ý nghĩa nếu kiểm toán không chắc chắn về tính trung thực của nó.

Có 4 mức độ hay ý kiến của KTV về tính trung thực của 1 bộ báo cáo. Đó là:

▪ Chấp nhận toàn phần

▪ Ngoại trừ

▪ Không chấp nhận

▪ Từ chối

Ví dụ:

Tại sao công ty có nợ

Khi KTV đưa ra ý kiếm kiểm toán là Chấp nhận toàn phần. Điều này có nghĩa BCTC đã phản ánh trung thực, hợp lý. Bạn có thể tin tưởng và sử dụng báo cáo cho việc phân tích. Vì nếu BCTC có sai sót đáng kể thì đã được KTV phát hiện và doanh nghiệp đã điều chỉnh theo đề nghị của KTV.

Tại sao công ty có nợ

Mức độ tin cậy của BCTC sẽ giảm dần tương ứng với 4 ý kiến kiểm toán trên. Và khi ý kiến Từ chối được đưa ra cho BCTC của 1 doanh nghiệp, thì tốt nhất, bạn nên tránh xa doanh nghiệp đó.

Bước 2: Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán

Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của Bảng cân đối sẽ gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn

Phương trình cân bằng trong Bảng cân đối kế toán:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản của doanh nghiệp được hiểu đơn giản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc bán hoặc sử dụng chúng vào các mục đích kinh tế khác nhau. Tổng nguồn vốn sẽ giải thích cho việc tài sản đó được hình thành từ đâu. Đó là được hình thành từ vay nợ, hay các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp và từ vốn chủ sở hữu là từ túi tiền của các cổ đông của công ty.

Tổng tài sản sẽ được tách thành 2 mục lớn là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, dựa trên tính chất thanh khoản của các tài sản này. Thanh khoản được hiểu đơn giản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Tài sản càng lớn, giá trị cao và khó bán như bất động sản, nhà cửa máy móc thì tính thanh khoản càng thấp. Như vậy, các đầu mục trong tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Còn tài sản dài hạn sẽ bao gồm phải thu dài hạn, tài sản cố định, dở dang và đầu tư tài chính dài hạn.

Về phía nguồn vốn có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nợ phải trả sẽ tách thành vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn. Trong đó sẽ tách thành các khoản như vay nợ, phải trả nhà cung cấp, người bán ứng tiền trước, vân vân. Vốn chủ sở hữu thì sẽ có 2 thành phần chính cần phải quan tâm là vốn góp chủ sở hữu, và lợi nhuận chưa phân phối. Vốn góp chủ sở hữu là phần góp trực tiếp của các cổ đông vào doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối là phần lợi nhuận của doanh nghiệp tích lũy được trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là 2 khoản chính của vốn chủ sở hữu, ngoài ra có các khoản mục khác như thặng dư vốn cổ phần, quỹ lợi ích thiểu số.

Cách đọc Bảng cân đối kế toán

▪ B1: Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn.

▪ B2: Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, và sự thay đổi của các khoản mục tại thời điểm báo cáo.

▪ B3: Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo.

Tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến những thay đổi lớn và tỷ trọng lớn?

Việc lựa chọn những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn giúp bạn biết được Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn nào?

Sự thay đổi của những khoản mục này thường sẽ “trọng yếu” hơn, quan trọng hơn, và thể hiện rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tất nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể giành thời gian tìm hiểu thêm những mục còn lại trên Bảng cân đối kế toán.

Tương tự, các khoản mục cần chú ý ở Nợ phải trả là:

▪ Vay ngắn hạn;

▪ Phải trả nhà cung cấp;

▪ Chi phí phải trả ngắn hạn;

▪ Vay dài hạn.

Và, những thay đổi ở Vốn chủ sở hữu là:

▪ Vốn góp của CSH;

▪ Và, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Nhận diện sớm rủi ro từ Bảng cân đối kế toán: Sự mất cân đối tài chính

Một trong những yếu tố quan trọng của sự cân đối tài chính đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng. Ví dụ, một doanh nghiệp tài trợ cho 1 dự án đầu tư dài hạn 15 năm chỉ bằng khoản vay 6 năm thì, không sớm thì muộn, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn và đem đến áp lực về khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

Để sớm nhận biết được điều này, bạn cần quan sát xu hướng biến động của vốn lưu động thuần (NWC):

Net working capital (NWC) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nếu NWC có xu hướng giảm dần và đặc biệt chuyển sang âm lớn thì điều này đang báo hiệu sự xuất hiện ngày càng rõ rệt của mất cân đối tài chính. NWC < 0, cho thấy công ty đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

Bước 3: Đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chúng ta sẽ chuyển sang báo cáo quan trọng thứ 2, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD). Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (quý hoặc năm tài chính).

Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác.

Công thức chung ở phần này là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Hoạt động kinh doanh chính

Bao gồm các khoản mục:

▪ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh “nòng cốt” của doanh nghiệp (sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.

▪ Giá vốn hàng bán: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.

▪ Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần BH, CCDV – Giá vốn hàng bán

▪ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN).

Bạn có thể tính toán chỉ số:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần về bán hàng, CCDV

Chỉ số này cho biết tỷ suất lợi nhuận thu được từ bán hàng và CCDV của doanh nghiệp là bao nhiêu? Hệ số này nếu được doanh nghiệp duy trì ổn định, ở mức cao trong dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khá rõ nét.

Hoạt động tài chính

Bao gồm các mục:

▪ Doanh thu tài chính: có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi từ nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…

▪ Chi phí tài chính: gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Trong đó: Chi phí lãi vay và Lỗ chênh lệch tỷ giá (nếu có) là 2 loại chi phí quan trọng mà bạn cần chú ý. Lấy doanh thu trừ đi chi phí ở 2 hoạt động này, ta được Lợi nhuận thuần:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí BH, QLDN

Hoạt động khác

Những gì không nằm trong hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính thì sẽ nằm hết ở đây. Thông thường, hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp.

Thu nhập khác: có nguồn từ lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hay được bồi thường hợp đồng…

▪ Chi phí khác: Trái ngược với thu nhập khác, chi phí khác sẽ có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường vi phạm hợp đồng…

▪ Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Lợi nhuận

Tổng hợp lợi nhuận từ những nguồn trên, chúng ta sẽ có được Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

(trừ) khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nộp cho nhà nước, ta sẽ được Lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN

Đây là khoản lợi nhuận thuộc sở hữu của doanh nghiệp và cổ đông.

Cách đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cách thức thực hiện sẽ tương tự như việc bạn đọc Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn nên nhóm riêng doanh thu, chi phí để có thể theo dõi sự biến động dễ dàng hơn.

▪ B1: Tách riêng doanh thu và chi phí.

▪ B2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí, và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.

▪ B3: Quan sát sự thay đổi.

Bước 4: Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) cho biết doanh nghiệp thực sự kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian nhất định.

Dòng tiền lại quan trọng?

Thực tế, khá nhiều nhà đầu tư xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua báo cáo LCTT khi đọc BCTC. Nếu bỏ qua bước này, bạn rất dễ bị qua mặt bởi các báo cáo có lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu được tính bền vững của lợi nhuận này.

Ở Báo cáo KQKD, doanh thu và lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp ghi nhập ngay khi bán hàng, kể cả chưa nhận được tiền từ khách hàng. Thực tế, khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp vào 1 thời điểm nào đó, có thể vài tháng, vài năm hoặc không bao giờ. Tương tự, doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp A, mặc dù chưa thanh toán hết tiền nhưng trong kho đã có hàng, hoặc thậm chí là đã được đem bán.

Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền vận động trong doanh nghiệp như thế nào?

Cách đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được trình bày thành 3 phần tương ứng với 3 dòng tiền: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, và Dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền phát sinh trong quá trình thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng, cho người lao động, chi trả lãi vay, và nộp các khoản thuế cho nhà nước… Đây là lượng tiền mặt mà bản thân doanh nghiệp làm ra, chứ không phải từ việc huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ.

▪ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

▪ Dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được…)

Vậy nên, bạn chỉ cần xem xét lần lượt từng dòng tiền là được.

Dòng tiền vào, dòng tiền ra được thể hiện như thế nào trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ?

▪ Trên báo cáo LCTT, dòng tiền ra sẽ là 1 con số âm, đi kèm với các từ ngữ như “tiền chi để …”, “… đã trả”.

▪ Trong khi đó, dòng tiền vào sẽ được thể hiện bởi các từ ngữ như “tiền thu từ…”, “… nhận được” và về mặt con số sẽ là số dương.

Đọc Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Cơ sở bắt đầu là từ “Lợi nhuận trước thuế (01)” với số tiền 797 tỷ đồng, và điều chỉnh cho những khoản mục không làm phát sinh dòng tiền (từ mục 02 đến 07). Bao gồm:

Tại sao công ty có nợ

▪ Mục “Khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư (02)”: Số tiền mua sắm TSCĐ thực chất đã chi ra từ lâu. Trong quá trình sử dụng, tài sản đó được trích khấu hao hàng năm. Như vậy, chi phí khấu hao là có, nhưng không có tiền chảy ra. Do đó, được cộng bổ sung (add-back) vào Lợi nhuận trước thuế.

▪ “Các khoản dự phòng (03)” là chi phí dự phòng được doanh nghiệp trích lập nhưng thực tế là không chi.

▪ “Lỗ/(Lãi) chênh lệch tỷ giá… (04)” xuất phát từ việc tỷ giá đồng ngoại tệ thay đổi.

▪ “Chi phí lãi vay (06)”: Chi phí lãi vay là dòng tiền ra. Tuy nhiên đã được trừ khi tính lợi nhuận (thể hiện ở chi phí tài chính trên Báo cáo KQKD), nên sẽ được cộng trở lại.

Cộng “Lợi nhuận trước thuế (01)” với “Các khoản điều chỉnh (từ 02 đến 07)”, ta được “Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động (08)”.

Cần quan tâm điều gì?

Bạn hãy chú ý khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là “Khấu hao TSCĐ…”.

Khoản mục này thể hiện doanh nghiệp mất bao nhiêu tiền để duy trì hoạt động hàng năm. LNST trong Quý 3 niên độ 2020-2021 đạt hơn 1.701 tỷ đồng, nhưng riêng chi phí khấu hao khoảng 891 tỷ đồng cho khấu hao, đây là con số khá lớn.

Đây cũng là yếu tố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến LNST của HSG trong tương lai. Khi tài sản khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng, nó sẽ làm tăng lợi nhuận thực sự cho NT2 (vì không phải khấu trừ khấu hao nữa). Các mục từ 09 đến 17 thì khá dễ hiểu. Đây là những khoản tiền thực tế chi ra, thu vào của doanh nghiệp trong năm.

Lấy “Lợi nhuận sau điều chỉnh (08)” cộng dồn cho các mục từ 09 đến 17, ta sẽ ra “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (20)”.

Đọc Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

▪ Trong kỳ, HSG chi khoảng 167 tỷ đồng để mua sắm, bổ sung TSCĐ và tài sản dài hạn khác, chiếm 9,8% LNST.

Mức chi phí để bổ sung TSCĐ của HSG tương đối lớn do HSG tiếp tục đầu tư mới các chuỗi cửa hàng hay máy móc thiết bị mới. Nếu đặt trong chuỗi thời gian thì thực ra khoản đầu tư này đã có xu hướng giảm mạnh từ 2017 tới nay.

Tại sao công ty có nợ

▪ Ở đây, bạn cũng cần chú ý, 200 tỷ – số tiền được chi ra để cho vay.

Cộng dồn các khoản mục, ta được “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (30)” thể hiện sự chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào là +7 tỷ đồng, mà chủ yếu là do khoản 188 tỷ từ khoản thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác gây ra.

Đọc Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Mục 31 là khoản tiền thu từ phát hành cổ phiếu. Mục 34 là khoản tiền chi trả phần nợ gốc của khoản vay. Và mục 36 là dòng tiền chi trả cổ tức cho cổ đông.

Tại sao công ty có nợ

Có thể thấy, HSG đi vay thêm 25.849 tỷ đồng. Chủ yếu khoản tiền này để đảo nợ 26.900 tỷ đáo hạn. Nợ trả lớn hơn vay mới, điều này thể hiện tỷ trọng và giá trị của khoản mục Vay dài hạn trên bảng cân đối giảm xuống. Việc giảm nợ vay là một tín hiệu tốt. Tình hình tài chính của doanh nghiệp đang dần được cải thiện. Rủi ro thanh toán cũng nhờ thế mà giảm.

Cộng các khoản mục từ 31 đến 36 ta được “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (40)“.

Cộng ba mục Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, từ đầu tư và từ hoạt động tài chính, ta thu được “Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50)” là -69 tỷ đồng.

Tại thời điểm đầu Q3, NT2 đang có 574 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Và, cuối năm số tiền này đã giảm xuống lên 505 tỷ đồng. Điều này thể hiện, tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư (thu hồi đầu tư vốn góp vào đơn vị khác) để tiến hành giảm nợ vay.

Cần lưu ý gì khi đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ?

Có 3 vấn đề bạn cần lưu ý:

▪ Thứ nhất: Trong 3 nhóm, thì nhóm 2 và 3 có bản chất là tăng ở kỳ hiện tại, giảm ở kỳ tương lai, hoặc ngược lại.

Doanh nghiệp đi vay 10 tỷ thì trong tương lai sẽ phải có khoản trả lại 10 tỷ. Đã có mua mới tài sản thì ắt phải có thanh lý tài sản…

▪ Thứ hai: Trọng tâm nghiên cứu là Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Vì nó thể hiện khả năng tạo ra tiền thực tế của doanh nghiệp.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 là 1.025 tỷ đồng, đây không phải là khoản lợi nhuận thực của HSG mà bao gồm cả các khoản phải thu, phải trả… Tuy nhiên, nếu đều đặn hàng kỳ, dòng tiền này của NT2 luôn mang số dương, có nghĩa là doanh nghiệp vẫn thu được dòng tiền mặt đều từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này báo hiệu hoạt động lành mạnh của doanh nghiệp. Nếu tiếp tục duy trì sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về khả năng thanh toán nợ, thanh khoản trong tương lai.

Còn nếu nhiều kỳ liên tiếp, dòng tiền hoạt động mang dấu âm, có nghĩa là dòng tiền chảy ra. Doanh nghiệp sẽ phải đi vay tiền để tạo dòng tiền bù đắp.

▪ Thứ ba: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ có thể giảm so với kỳ trước (ví dụ năm 2018). Đây chưa hẳn là điều xấu, vì doanh nghiệp đã trả các khoản vay của mình trước đó.

Tips: Nhận biết tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp thông qua dòng tiền chi trả cổ tức

Một trong những dấu hiệu thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp chính là: dòng tiền trả cổ tức đều đặn trong dài hạn.

Ngoại trừ những doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh có thể không trả cổ tức. Còn trong các trường hợp khác, việc kinh doanh có lãi cần đi kèm với một chính sách chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông.

Việc doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền ổn định, đều đặn hàng năm là dấu hiệu quan trọng để chứng tỏ sự lành mạnh về dòng tiền và lợi nhuận mà doanh nghiệp công bố là thực chất.

Bước 5: Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC cung cấp cho bạn thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT và các thông tin cần thiết khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.

Thuyết minh BCTC sẽ bao gồm những nội dung:

▪ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp;

▪ Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán;

▪ Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng;

▪ Các chính sách kế toán áp dụng;

▪ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán;

▪ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo KQKD;

▪ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Lưu chuyển tiền tệ.

Cách đọc Thuyết minh báo cáo tài chính

Chúng ta sẽ chia Thuyết minh BCTC ra thành 2 phần:

Phần 1: Tìm hiểu về về doanh nghiệp

Bao gồm: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, các chuẩn mực và chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.

Ở phần này, bạn sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau:

▪ Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp là gì?

Bạn phải hiểu doanh nghiệp mà mình đang tìm hiểu đang hoạt động trong ngành nghề gì? Vì mỗi ngành nghề khác nhau, thì các con số trên BCTC sẽ có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất sẽ phải đầu tư nhà xưởng, máy móc,… thì tài sản cố định sẽ lớn.

Trong khi, đối với một doanh nghiệp bán lẻ thì các khoản phải thu sẽ ít, và hàng tồn kho có thể cao.

▪ Doanh nghiệp hoạt động từ bao giờ? Việc này giúp bạn có thể hình dung được doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu, giữa hay cuối chu trình phát triển.

▪ Các chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán doanh nghiệp đang áp dụng ra sao?

Những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy ở đoạn đầu của Thuyết minh BCTC.

Phần 2: Thuyết minh về các khoản mục trên BCTC

Ở các bước 2, 3 và 4 phía trên, chúng ta đã note lại những khoản mục cần lưu ý, có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ. Và bây giờ chúng ta đi đến phần thuyết minh của những khoản mục đó để tìm hiểu lý do. Bạn có thể kết hợp đọc song song Thuyết minh BCTC khi bạn đang xem xét Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQKD.

Ngoài ra, trong thuyết minh cũng có thể sẽ tách doanh thu của các mảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp chúng ta có nắm được cơ cấu doanh thu cũng như biên lợi nhuận của từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp.

Đó là những kiến thức cơ bản đầu tiên mà bạn cần nắm được khi đọc Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp để quyết định xem có nên đầu tư hay không. Chúc bạn luôn có những quyết định đầu tư sáng suốt.