Tại sao dân số Nhật Bản già hóa

Già hóa dân số ở Nhật Bản được ví như "cơn sóng thần màu xám"

VTV.vn - Trong nỗ lực ứng phó áp lực đến từ dân số già hóa, lần đầu tiên kể từ năm 1876, Nhật Bản đã hạ độ tuổi thành niên, đồng thời điều chỉnh độ tuổi kết hôn.

Bắt đầu từ tháng 4/2022, tuổi thành niên ở Nhật Bản được hạ từ 20 xuống 18. Cùng với đó, độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn cũng được điều chỉnh đối với nữ giới là 18 và nam giới là 16. Việc sửa đổi hàng loạt quy định luật được Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng có thể khuyến khích giới trẻ sớm lập gia đình, cải thiện tỷ lệ sinh và đảo ngược quá trình già hóa dân số.

Cũng từ 1/4, hệ thống bảo hiểm y tế công của Nhật Bản sẽ chi trả 70% chi phí cho các phương pháp điều trị hiếm muộn. Chính sách mới nhằm khuyến khích phụ nữ hiếm muộn sinh con khi Nhật Bản vốn đã là một trong những nước có số lượng phụ nữ sử dụng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) lớn nhất thế giới. 7% trẻ ở nước này sinh ra trong ống nghiệm so với tỷ lệ 2% ở Mỹ. Ước tính, toàn bộ chi phí cho một chu kỳ thụ tinh IVF là hơn 500.000 Yen, gần 100 triệu VNĐ, cao hơn thu nhập trung bình hàng tháng của một hộ gia đình Nhật Bản.

Giải pháp nào để đối phó?

Tại sao dân số Nhật Bản già hóa

Nhật Bản đã đưa ra Đại cương đối sách đối với vấn đề giảm tỷ lệ sinh, trọng tâm là chính sách khuyến khích kết hôn, hỗ trợ mang thai, sinh đẻ và nuôi con… Cụ thể hóa các chính sách này, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chương trình như quyết định sử dụng ngân sách để hỗ trợ sinh đẻ, sửa đổi luật nghỉ phép chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo đó, nữ có thể nghỉ trước khi sinh 8 tuần, cả nam và nữ đều có thể nghỉ phép sau sinh 1 năm, được hưởng 67% lương.

Nhật Bản cũng thực hiện nhiều nỗ lực giúp phụ nữ cải thiện cuộc sống và cân bằng giữa công việc với gia đình bằng cách mở rộng số lượng các trường mầm non miễn phí, tăng cường hỗ trợ kinh tế trong quá trình nuôi con. Theo tầm nhìn dân số dài hạn của Nhật Bản, nếu tỷ lệ sinh tăng lên 1,8 đến năm 2030 và 2,07 đến năm 2040, Nhật Bản có thể chặn đứng tình trạng giảm dân số xuống dưới mức 100 triệu người vào năm 2060.

Ở Nhật Bản, tình trạng già hóa dân số được ví như cơn sóng thần màu xám. Hơn lúc nào hết, Nhật Bản đang cảm nhận rõ tác động của già hóa dân số đối với vị thế của nước này là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân khẩu học là một trong những điều Thủ tướng Kishida Fumio đã nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử, coi đây là ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình, bên cạnh những vấn đề khác như chống dịch và phục hồi kinh tế.

Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Hệ thống an sinh phục vụ dân số già hóa tại Nhật Bản
Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Việt Nam đang là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh
Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Già hóa dân số - Vấn đề cấp bách với kinh tế Hàn Quốc

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

già hóa dân số

Hãng tinKyododẫn thông báo mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho biết, tính đến tháng 9 này, số người từ 65 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đạt mức cao kỷ lục, 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với cùng thời điểm năm ngoái. Còn theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, người cao tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này, tăng 0,3% so với năm ngoái. Trong số người trên 65 tuổi, có 15,73 triệu người là nam giới và 20,44 triệu người là nữ giới. Bộ này nhấn mạnh, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số củaNhật Bảnđang ở mức cao nhất thế giới. Viện nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản dự báo, đến năm 2040, số người cao tuổi ở nước này có thể chiếm tới 35,3% tổng dân số cả nước.

Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Tại sao dân số Nhật Bản già hóa
Người già ở Nhật Bản tập thể dục với tạ gỗ. Ảnh:Reuters

Già hóa dân số không phải là vấn đề mới mẻ tạixứ sở mặt trời mọc. Tuy nhiên, những số liệu trên cho thấy,Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới,đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng do tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao cùng tỷ lệ sinh suy giảm. Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 7 vừa qua chỉ ra rằng, trung bình một người phụ nữ ở nước này sống tới 87,45 năm, còn tuổi thọ trung bình của đàn ông Nhật là 81,41 tuổi. Gần đây, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, số người từ 100 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 80.000 người kể từ khi nước này bắt đầu thống kê vào năm 1963. Các chuyên gia về sức khỏe nhận định, người Nhật Bản tuổi thọ cao là do họ có chế độ ăn uống lành mạnh, chăm luyện tập thể dục-thể thao cùng môi trường sống trong lành. Tuy nhiên, trong khi tuổi thọ của người dân ngày càng tăng, Nhật Bản phải chứng kiến tỷ lệ sinh giảm mạnh. Kết quả điều tra của Bộ Nội vụ Nhật Bản cho thấy số trẻ em nước này sinh ra trong năm 2019 là 866.908 trẻ. Đây là mức thấp nhất và là lần đầu tiên trong lịch sử thống kê, số trẻ em sinh ra ở Nhật Bản giảm xuống dưới mức 900.000 trẻ. Sự chênh lệch giữa tuổi thọ cao và tỷ lệ sinh thấp khiến cho cơ cấu dân số ở Nhật Bản mất cân bằng.

Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Để tháo gỡ vấn đề nan giải này, Tokyo đang coi nâng tuổi nghỉ hưu là một trong những giải pháp tối ưu. Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật kêu gọi các doanh nghiệp cho phép người lao động làm việc đến 70 tuổi. Dự luật này có hiệu lực từ tháng 4-2021. Ngoài ra, thu hút lao động nước ngoài cũng là một biện pháp giúp Nhật Bản giải quyết tình trạng khan hiếm lao động ở một số ngành nghề cần nhiều sức khỏe mà người cao tuổi không đáp ứng được.

Bên cạnh việc ứng phó với thách thức thiếu hụt lao động, trước sức ép từ dân số già, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy tăng tỷ lệ sinh đẻ tại nước này thông qua chương trình trợ cấp để khuyến khích giới trẻ ở Nhật Bản kết hôn và sinh con. Từ tháng 4-2021, các cặp đôi mới cưới ở Nhật Bản có thể được nhận khoản trợ cấp lên tới 600.000 yên (5.700USD) để trang trải tiền thuê nhà và các chi phí khác khi bắt đầu cuộc sống mới. Điều kiện để nhận trợ cấp là cả chồng và vợ đều dưới 40 tuổi tại thời điểm đăng ký kết hôn và có tổng thu nhập dưới 5,4 triệu yên. Theo khảo sát doViện nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bảnthực hiện, 17,8% phụ nữ và 29,1% nam giới Nhật Bản độc thân từ 25 đến 34 tuổi cho biết lý do họ chưa kết hôn là vì tài chính. Trong khi đó, tài chính cũng là trở ngại lớn nhất khiến các cặp vợ chồng ngại sinh con dù Chính phủ Nhật Bản đã miễn học phí đối với giáo dục mầm non từ năm 2019. "Tài chính chắc chắn là một mối bận tâm hàng đầu đối với các cặp vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng dừng lại sau khi có một đứa con vì họ không đủ khả năng nuôi thêm một đứa nữa", cô Emiko ở thị trấn Nozawa Onsen, tỉnh Nagano của Nhật Bản cho biết.

Trên thực tế, nỗ lực ứng phó với tình trạng già hóa dân số của Nhật Bản đang gặp rào cản lớn do diễn biến của đại dịch Covid-19. Theo tiến sĩ Hideo Kumano của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, đại dịch Covid-19 gây thêm trở ngại cho các nhà hoạch định chính sách trong việc khuyến khích người dân xây dựng gia đình. Ông Hideo Kumano nhận xét: "Việc khả năng tài chính bị hạn chế do mất việc làm sẽ khiến gia tăng số lượng người trẻ tuổi tránh kết hôn và sinh con trong thời gian tới".

LÂM ANH