Tại sao đầu lưỡi bị rát

Có rất nhiều bệnh về lưỡi phổ biến nhưng không được chú ý đúng cách. Do đó cần chú ý đến thói quen chăm sóc và vệ sinh lưỡi để tránh các bệnh liên quan như viêm lưỡi, ung thư lưỡi….

Viêm lưỡi do nhiễm khuẩn, nấm, mẫn cảm có thể là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, áp tơ, giang mai, ung thư ….

Biểu hiện chung là lưỡi có thể đỏ, sưng to, xuất hiện mụn rộp, nứt kẽ lưỡi, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không.

Có thể phân chia viêm lưỡi thành 3 loại:

  • Viêm lưỡi cấp tính: viêm lưỡi xuất hiện đột ngột đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng 
  • Viêm lưỡi mãn tính: tình trạng viêm lưỡi tái phát nhiều lần
  • Viêm lưỡi Hunter [viêm lưỡi teo]: bệnh phát triển khi nhiều nhú lưỡi bị mất, lưỡi bị thay đổi về màu sắc và kết cấu lưỡi

Điều trị viêm lưỡi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể sử dụng kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu do virus, kháng nấm nếu viêm do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin. 

Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các chất kích thích cay nóng, bia rượu.

Đây là bệnh do bề mặt lưỡi tự thay da, lớp trên cùng của phần da lưỡi không thường xuyên được thay thế hay da lưỡi bị bong tróc quá sớm để lại khu vực đỏ trông như vết xước trên da dẫn đến đau lưỡi. Các nguyên nhân khác có thể do tiền sử gia đình hoặc lưỡi bị nứt nẻ.

Người bị bệnh viêm lưỡi di trú sẽ xuất hiện những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng.

Viêm lưỡi di trú tuy không không nguy hiểm và thường tự khỏi nhưng cũng gây những khó chịu cho người mắc phải. Có thể điều trị triệu chứng bằng cách súc miệng đều và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Để phòng ngừa viêm lưỡi di trú cần:

  • Không ăn các loại thực phẩm cay nóng, mặn hoặc có tính axit
  • Không hút thuốc lá
  • Không dùng kem đánh răng chứa hương liệu nặng, có tác nhân làm trắng răng

Gọi là viêm lưỡi bản đồ vì những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ, xuất hiện trong một thời gian dài. Triệu chứng trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng, phía trong có màu đỏ sẫm hơn màu lưỡi bình thường, làm mất gai lưỡi.  

Viêm lưỡi bản đồ cũng là bệnh viêm lành tính, nếu không bị loét thì không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ và súc miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân tránh những thức ăn cay, nóng và đồ uống có cồn.

Loét lưỡi apthae là tình trạng lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Loét tái phát nhiều lần sẽ khiến người bệnh sụt cân, lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Có thể phân chia loét apthae thành 3 thể theo kích thước, số lượng, thời gian vết loét:

  • Loét apthae nhỏ: số lượng một hoặc nhiều, kích thước dưới 5mm, trong 7-10 ngày sẽ lành, không để lại sẹo
  • Loét apthae lớn: số lượng một hoặc nhiều, kích thước từ 1-3 cm, kéo dài tới 6 tuần, khi lành sẽ để lại sẹo
  • Loét dạng herpes: số lượng 10-100 có kích thước 1-3mm, loét nông và dưới 7 ngày sẽ khỏi. 

Các yếu tố có thể gây nên loét apthae có thể là do: yếu tố di truyền, chấn thương cơ học, hút thuốc lá, thiếu máu, thay đổi nội tiết, căng thẳng…

Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.

Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi không hồng tươi mà có màu trắng toàn bề mặt lưỡi do viêm nhiễm. Lưỡi trắng chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, mắc chứng hôi miệng, khô miệng, hay hút thuốc lá và uống rượu bia. 

Khắc phục tình trạng trắng lưỡi rất đơn giản, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo lưỡi đều đặn, uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả giúp sạch miệng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm sạch miệng bằng cách vệ sinh lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với mật ong trộn chung với một chút nghệ bột sẽ giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.

Bạch sản là một dạng sang thương có khuynh hướng ác tính hóa, lưỡi và sàn miệng xuất hiện những mảng trắng đồng đều có thể lành tính hoặc hóa ác nên bệnh nhân không thể chủ quan, cần làm sinh thiết để xác định được mức độ bệnh.

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh bạch sản vẫn chưa được xác định cụ thể, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên do các yếu tố như hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia…

Có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh bạch sản:

  • Bệnh lành tính: các vết loét sẽ tự lành, không cần phương pháp điều trị nào mà chỉ cần tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh
  • Bệnh ác tính: khi sinh thiết cho kết quả dương tính với ung thư miệng, cần loại bỏ các vết loét tránh lây lan ung thư. 

Phòng ngừa bệnh bạch sản bằng cách không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi…

Thường gặp là ung thư tế bào vẩy. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ung thư có thể xuất hiện dưới hình thức là một bạch sản trước đó hoặc cũng hoàn toàn không có triệu chứng gì. 

Triệu chứng duy nhất để nghi ngờ bệnh là xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi,rất đau. Ngoài ra còn đi kèm các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau hàm và đau họng
  • Đau khi nuốt
  • Khi nuốt có vướng mắc ở họng
  • Bị cứng lưỡi hoặc hàm
  • Khó khăn khi nhai và nuốt đồ ăn
  • Chảy máu lưỡi không lý do
  • Khối bất thường trên lưỡi không tự biến mất

 Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây ung thư lưỡi mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ bao gồm: 

  • Người hút thuốc lá, lạm dụng rượu
  • Chế độ ăn ít hoa quả, rau xanh
  • Nhiễm virus u nhú ở người
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư lưỡi
  • Đã từng bị ung thư trước đây

Điều trị ung thư lưỡi bằng cách phẫu thuật loại bỏ phần mô ung thư, độ phức tạp của cuộc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u. Song hành với phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần thêm hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ tối đa tế bào ung thư còn sót lại. 

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Cảm giác vô cớ bị bỏng rát giống như có ai “đốt lửa” ở trong miệng không phải là quá hiếm gặp, đây được gọi là hội chứng miệng bỏng rát. Tình trạng này như thể “từ trên trời rơi xuống” làm người bệnh hoang mang và đôi khi chính bác sĩ cũng “bó tay”.

Cảm giác bỏng rát này mang tính chủ quan và hoàn toàn không có một tổn thương thực thể nào hiện hữu ở trong miệng. Tuy hội chứng này không nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Vậy, “vì đâu mà nên nỗi?” và làm thế nào để khắc phục cảm giác khó chịu này? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Cảm giác bị bỏng, rát lưỡi hay rát trong miệng không phải là một bệnh mà chỉ là một hội chứng, tức là một tập hợp của các triệu chứng. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục hoặc hết rồi lại tái lại. Sự xuất hiện của nó mang tính “tùy hứng” và đột ngột, tiến triển ngày càng nặng. Những nơi “có củi” cho nó “đốt” thường là:

  • Lưỡi
  • Nướu
  • Môi
  • Mặt trong của má
  • Vòm miệng

Đôi khi, cảm giác bỏng rát này lan tỏa toàn bộ miệng giống như “cháy rừng”. Theo thống kê, chỉ khoảng 2% dân số mắc phải hội chứng trên. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ nhiều hơn nam. Ngoài cảm giác khó chịu tại chỗ ra, hội chứng này còn làm cho người bệnh khó ăn, khó ngủ, phiền muộn và lo âu.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng miệng bỏng rát?

Hầu hết trường hợp, người mắc hội chứng này sẽ có những cảm nhận sau:

  • Cảm giác bỏng rát xuất hiện đột ngột, kéo dài và dần nặng lên. Hiện tượng này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc kết hợp ở môi, nướu, vòm miệng, mặt trong của má. Nặng hơn, “khói lửa” sẽ bao trùm lên toàn bộ “lãnh thổ” của miệng.
  • Khô miệng, khát nước thường xuyên
  • Thay đổi cảm nhận vị giác, chẳng hạn như thấy đắng miệng hoặc thấy như có vị kim loại trong miệng. Trường hợp nặng hơn thì người bệnh bị mất hẳn vị giác.
  • Có cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc tê tê trong miệng.

Những triệu chứng khó chịu trên thường bắt đầu ngay sau khi thức dậy và kéo dài cả ngày với cường độ tăng dần theo thời gian. Chúng có thể luôn luôn “thường trực” trong một thời gian dài từ vài tháng đến vài năm và chỉ tạm thời dịu bớt trong lúc người bệnh đang ăn hoặc đang uống. Trong một số trường hợp “may mắn” hiếm hoi, chúng có thể đột ngột biến mất giống như cách chúng xuất hiện hoặc “lúc ẩn lúc hiện” như một “trò đùa”. Tuy nhiên, chẳng ai “nhìn thấy” và “cân đo đong đếm” được nó và nó cũng không gây ra bất kỳ một biến đổi hình thái nào ở trong vùng miệng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng miệng bỏng rát?

Người ta phân hội chứng miệng bỏng rát này thành 2 loại dựa trên khả năng lý giải về sự xuất hiện của nó.

Hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát

Nếu không thể tìm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng thì nó được xếp vào nhóm hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát, tức “tự nó thế” hoặc vô căn, tức không rõ căn nguyên. Theo phỏng đoán, những trường hợp này có thể liên quan đến các vấn đề của thần kinh vị giác và thần kinh cảm giác, xảy ra ở chặng ngoại biên, tức các dây thần kinh ở phía ngoài hoặc ở chặng trung ương, tức các tế bào thần kinh trong não bộ.

Hội chứng miệng bỏng rát thứ phát

Hội chứng này là hậu quả của một bệnh lý hoặc một tình trạng đã có từ trước mà người ta có thể xác định được như:

  • Chứng khô miệng do tác dụng phụ của thuốc hoặc do vấn đề ở chức năng tuyến nước bọt
  • Nhiễm nấm miệng
  • Thiếu hụt các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, B9, B12. Thiếu hụt các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm…
  • Dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với hương liệu, chất phụ gia có trong thực phẩm
  • Dị ứng với mỹ phẩm hoặc các chất dùng trong thủ thuật nha khoa
  • Trào ngược dạ dày – thực quản [GERD]
  • Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng virus
  • Thói quen cắn đầu lưỡi, tật nghiến răng khi ngủ, lạm dụng chải chà lưỡi, lạm dụng nước súc miệng có hóa chất, dùng kem đánh răng không phù hợp, uống nước có tính axit…
  • Rối loạn nội tiết tố, ví dụ như suy giáp, tiểu đường
  • Sau xạ trị vùng đầu cổ
  • Trạng thái tâm lý như lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm
  • Răng giả, hàm giả có thể kích ứng, làm nặng thêm triệu chứng

Chính vì hiện tượng miệng bỏng rát xuất hiện sau và có liên quan với các tình trạng kể trên nên được gọi là hội chứng miệng bỏng rát thứ phát.

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng miệng bỏng rát?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng này, bao gồm :

  • Nữ giới, nhất là đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
  • Trên 50 tuổi
  • Mới bị ốm dậy
  • Bị một số bệnh mạn tính như đau cơ xơ hóa, bệnh Parkinson, rối loạn tự miễn hoặc bệnh về hệ thần kinh
  • Có thực hiện các thủ thuật nha khoa trước đó
  • Gặp các chấn thương tâm lý trầm trọng, căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Việc chẩn đoán về hội chứng này rất khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên khoa. Để xác định nguyên nhân gây ra hội chứng này, các bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra tổng quan vùng miệng, hỏi kỹ bệnh sử và các loại thuốc đã dùng trước đó
  • Hỏi về các triệu chứng gặp phải và thói quen chăm sóc răng miệng
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bên cạnh đó, họ cũng cho làm một số xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân, ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết mô hoặc nuôi cấy bệnh phẩm lấy từ khoang miệng
  • Xét nghiệm dị ứng
  • Định lượng nước bọt
  • Chụp CT hoặc MRI
  • Kiểm tra tâm lý

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng miệng bỏng rát?

Hội chứng miệng bỏng rát thứ phát

Đối với hội chứng miệng bỏng rát thứ phát, việc điều trị phụ thuộc vào bệnh lý cũng như các tình trạng tiềm ẩn đã gây ra cảm giác bỏng rát ở miệng. Ví dụ như điều trị bệnh nền, thay đổi thuốc, thay đổi thói quen, tránh hút thuốc lá, tránh thức uống có cồn và tính axit, tránh ăn đồ gia vị kích thích, thay răng giả, hàm giả cho phù hợp, uống bổ sung các vitamin, các yếu tố vi lượng, giảm stress… Việc điều trị tích cực có thể giúp giảm các khó chịu do hội chứng này gây ra.

Do đó, xác định được nguyên nhân là rất quan trọng. Khi nguyên nhân chính được khắc phục thì cảm giác bỏng rát và rối loạn vị giác sẽ thuyên giảm hoặc biến mất một cách nhanh chóng.

Hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát

Hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát không có cách điều trị và cũng không có biện pháp nào có thể làm mất hẳn triệu chứng. Hiện nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về hội chứng này. Một số phương pháp đã được áp dụng thử, hòng làm giảm nhẹ các triệu chứng nhưng cho kết quả không chắc chắn và không giống nhau giữa các người bệnh. Bạn có thể phải thử vài phương pháp để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất với mình.

Lựa chọn có thể bao gồm:

  • Các sản phẩm thay thế nước bọt hoặc kích thích bài tiết nước bọt như nhai kẹo cao su không đường có sorbitol
  • Một loại nước súc miệng đặc biệt hoặc có chứa lidocain
  • Capsaicin, một loại “thuốc giảm đau” theo nguyên tắc ưu thế, chiết xuất từ ớt
  • Thuốc chống co giật clonazepam
  • Một số thuốc chống trầm cảm
  • Một số loại thuốc chặn cơn đau dây thần kinh
  • Liệu pháp tâm lý, thay đổi hành vi nhận thức.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Việc thực hiện lối sống tích cực và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này như sau:

  • Uống nhiều nước để giảm bớt cảm giác khô miệng hoặc có thể ngậm thêm nước đá lạnh
  • Tránh các loại thực phẩm và thức uống có tính axit như cà chua, nước cam, chanh, nước giải khát có gas và cà phê
  • Tránh uống rượu bia và các thức uống có cồn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh thức ăn cay nóng
  • Tránh các sản phẩm có quế hoặc bạc hà
  • Hãy thử kem đánh răng không chứa chất phụ gia như loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc kem đánh răng không có bạc hà và quế
  • Giảm stress.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề