Tại sao không được kết hôn cận huyết

Anh chị em chú bác hay anh chị em cô dì là những người chung huyết thống. Vậy việc yêu nhau và dẫn đến kết hôn với người cùng huyết thốngnày có nên không? Pháp luật có cho phép không?

Kết hôn với người cùng huyết thống trong thời phong kiến và các tiểu thuyết văn học

Trong tiểu thuyết Châu Âu

Trong tiểu thuyết văn học Eugénie Grandet của Honoré de Balzac, mối tình đẹp giữa hai anh em con chú bác ruột là Eugénie Grandet [con gái của lão Grandet tư sản giàu có nổi tiếng nhất vùng] và Charles [người anh em chú bác của Eugenie] bị trục trặc là do thói keo kiệt xấu xa của ông Grandet chứ không phải là do vấn đề huyết thống chung. Sở dĩ như vậy bởi vì tại các quốc gia Châu Âu hay Châu Mỹ, các anh chị em con chú bác vẫn được phép kết hôn với nhau. Nhưng đó là thời xa xưa khi khoa học và y học chưa đạt đến trình độ phát triển như ngày hôm nay.

>>> Xem thêm: Tóm tắt nội dung tác phẩm văn học Eugenie Grandet tại đây

Thời phong kiến Trung Hoa

Còn tại khu vực Á Đông, cụ thể là Trung Hoa nước chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa phong kiến thì các anh chị em cô cậu và con dì vẫn có thể lấy nhau. Nếu bạn có xem qua tác phẩm văn học kiệt xuất Hồng Lâu Mộng thì bạn có thể bắt gặp các nhân vật Bảo Thoa, Bảo Ngọc, Đại Ngọc yêu nhau và kết hôn với nhau.

>>> Tìm hiểu tác phẩm Hồng Lâu Mộng tại đây

Thời phong kiến của Việt Nam

Trong các triều đại phong kiến của Việt Nam, thì ở thời nhà Trần có quy định: Con cháu nhà vua chỉ được lấy những người thuộc dòng dõi trong hoàng tộc vì thời đó họ sợ nếu lấy  những người thuộc dòng họ khác sẽ dễ bị soát quyền và cướp ngôi vua. Dưới đây là những dẫn chứng cụ thể:

  • Trần Hưng Đạo lấy Thiên Thành công chúa, người này là cô ruột của Trần Hưng Đạo
  • Vua Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm Hoàng Hậu, người này là chị em cô chú với vua Trần Thánh Tông
  • Vua Trần Minh Tông lấy Lệ Thánh Hoàng Hậu, người là là chị em cô chú vớ vua Trần Minh Tông

Nhưng từ nhà Lê trở về sau, nếu trong họ nội thân cùng quê mà lấy nhau, họ hàng sẽ không chấp nhận. Nếu cùng họ nhưng đã xa đời, thuộc chi khác nhau hay đã xa quê thì vẫn được lấy nhau.

Lý do không nên kết hôn với người cùng huyết thống

Do trước đây khoa học chưa phát triển, các nghiên cứu về gen và di truyền học chưa được nghiên cứu rộng rãi nên các anh chị em chú bác hay cô dì vẫn vô tư kết hôn với nhau.

Tuy nhiên hiện nay, di truyền học và việc nghiên cứu về gen đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Người ta phát hiện và công bố những người chung huyết thống mà kết hôn và có con với nhau, qua nhiều thế hệ nồi giống sẽ bị thoái hóa, thậm chí sinh ra quái thai hoặc sinh ra những đứa trẻ có trí tuệ không phát triển, đầu óc không được bình thường.

Không nên yêu và kết hôn với người cận huyết thống

Các bệnh lý do kết hôn cận huyết thống gây nên

Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau sinh ra con dị  dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt  là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia [Thal].

Sơ đồ gene bệnh Thalassemia

Giải thích hiện tượng này, di truyền học cho biết, mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gene, kể cả trường hợp bệnh lý. Cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 nghìn gene, trong số đó không tránh khỏi có dăm bảy gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.

Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao. Trái lại, hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Kết hôn với người cùng huyết thống có khả năng sinh ra trẻ bị bệnh

Luật pháp nhiều nước cấm hôn nhân cận huyết thống

Chính vì nguyên nhân này mà pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các đôi nam nữ có chung huyết thông 3 đời kể cả bên nội và bên ngoại đều không được kết hôn với nhau. Quy định này được đưa ra nhằm tránh tình trạng hôn nhân chung huyết thống hoặc huyết thống quá gần nhau sẽ sinh ra những đứa trẻ không bình thường.

Hôn nhân giữa những người có họ hàng gần không được pháp luật cho phép. Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì sự cường tráng của thế hệ sau.

Không chỉ tại Việt Nam, mà hiện nay tại rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có quy định cụ thể và không chấp nhận hôn nhân hay kết hôn với người cùng huyết thống.

>>> Xem thêm: Bi kịch những đứa trẻ mang bệnh suốt đời từ hôn nhân cận huyết

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ của webdamcuoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao không nên kết hôn với người cùng huyết thống hoặc có huyết thống quá gần nhau .

>>> Xem thêm: 8 điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt

8 điều kiêng kị trong cưới hỏi của người Việt

>>> Xem thêm: Tiền nát là gì? Ý nghĩa của tiền nát trong phong tục cưới hỏi

Tiền nát là gì? Ý nghĩa tiền nát trong phong tục cưới hỏi?


bệnh lý, cận huyết thống, chung huyết thống, cùng huyết thống, dam cuoi voi nguoi cung huyet thong, đám cưới với người cận huyết thống, đám cưới với người chung huyết thống, hỏi đáp hôn nhân, kết hôn, kết hôn với người cận huyết thống, kết hôn với người chung huyết thống, kết hôn với người cùng huyết thống, lấy người cùng huyết thống, lya61 người cận huyết thống

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều vấn nạn nan giải gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước, các vấn nạn này bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán từ xa xưa.

Một trong những vấn nạn nêu trên là Hôn nhân cận huyết thống. Tuy đây không là một khái niệm mới, ngược lại còn khá quen thuộc khi hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đề cập rất nhiều. Tuy nhiên để trả lời được câu hỏi Hôn nhân cận huyết thống là gì? thì không phải ai cũng nắm rõ.

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau, hay nói cách khác hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn thì có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”

Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Nguyên nhân hôn nhân cận huyết thống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Do trình độ nhận thức, hiểu biết và trình độ dân trí của người dân còn thấp, đặc biệt là những vùng khó khăn. Vì vậy, người dân chưa nhận thức được những hệ quả khôn lường của việc kết hôn cùng huyết thống.

Do các vùng có tình trạng hôn nhân cận huyết thống là những vùng có kinh tế khó khăn, thiếu công ăn việc làm, hoạt động kinh tế chủ yếu là nương rẫy nên có nhiều thời gian nhà rỗi dẫn đến yêu đương và kết hôn

Do những tập tục lạc hậu của người dân đặc biệt là cá vùng miền núi, miền kinh tế xã hôi còn khó khăn. Một trong những hủ tục đó là do sự sắp xếp  của gia đình 2 bên.

Trong quan niệm của một bộ phận người dân còn cho rằng những người cùng họ hàng lấy nhau thì gần gũi nhau hơn, thương yêu nhau hơn, khó bỏ nhau giữa chừng; cùng với đó nếu lấy cùng họ hàng thì của cải, ruộng đất  không bị phân chia cho họ hàng người khác

Điều kiện giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở nên trai gái khác buôn làng khó có dịp gặp nhau nên trai gái trong buôn làng gần nhau nên dẫn đến tình trạng kết hôn.

Do tình trạng nới lỏng pháp luật và các chế tài xử phạt vi phạm hôn nhân cận huyết thống chưa đủ mạnh mẽ để ngăn ngừa , răn đe tình trạng hôn nhân cận huyết thống , đồng thời vấn đề xử phạt chưa quyết liệt. Theo dõi công tác tuyên truyền vận động người dân về vấn nạn hôn nhân cận huyết thống tiến hành thông thường xuyên và thiếu hiệu quả.

Hậu quả hôn nhân cận huyết thống

Kết hôn cận huyết thống dẫn đến rất nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến nòi giống, đến sức khỏe của đứa con sinh ra. Đứa con sinh ra ít nhiều gì cũng có mang một số gen bệnh lý ở thể lặn nên không biểu hiện ra ngoài. Nhưng nếu cùng dòng máu trực hệ lấy nhau, bệnh lý từ các gen lặn này trong họ nguy cơ trùng nhau tăng gấp nhiều lần và sẽ trở thành gen trội ở những đứa con sinh ra và các bệnh lý bẩm sinh sẽ xuất hiện như các bệnh về máu, các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu và nhiều dị dạng khác và những bệnh lý này làm cho thai chết non, trẻ chết sớm hoặc  không thể chữa dứt được. Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái  giống nòi dần. Từ đó làm cho con sinh ra mắc các căn bện nêu trên và rất chậm phát triển.

Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của đất nước. Cùng với đó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Chế tài xử lý hôn nhân cận huyết thống?

Xử phạt hành chính

Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”

Xử lí hình sự

Liên quan đến hôn nhân cận huyết thống Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Hôn nhân cận huyết thống là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi Hôn nhân cận huyết thống là gì? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề