Tại sao lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm

Sự chuyển dịch dân cư và công nghiệp Hoa Kì có đặc điểm chung nào dưới đây?

Vị trí địa lí Hoa Kì thuận lợi giao lưu với các nước ở khu vực nào?

Đặc điểm nào không đúng với thị trường chung châu Âu?

Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?

Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản do:

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì:

Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì:

Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do:

Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do:

Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là:

Đây không phải là phát minh quan trọng của Trung Quốc thời trung đại?

Đặc điểm chung của địa hình Trung Quốc và Việt Nam là:

Đặc điểm chung của Liên Minh Châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á là:

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là hồ nào?

Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do:

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì:

Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do:

Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?

Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với:

Tại sao sản lượng lương thực mà bình quân lương thực giảm? A. Sản lượng tăng chậm, Dân số tăng nhanh. B. Dân số tăng nhanh, Sản lượng tăng chậm. C. Sản lượng tăng nhanh, Dân số tăng chậm. Mọi người giúp mình với ạ. Hứa vote. Thanks!

tại sao sản lượng lường thực tăng mà binhg quân lương thực theo đầu người lạ giảm

Các câu hỏi tương tự

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Câu hỏi: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm?

A. Sản lượng tăng chậm 

B. Dân số tăng nhanh 

C. Sản lượng tăng nhanh 

D. Dân số tăng chậm

Lời giải: 

Đáp án đúng: B. Dân số tăng nhanh

Cùng Top lời giải tìm hiểu về dân số các em nhé!

1. Dân số, nguồn lao động

- Điều tra dân số cho biết: tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, độ tuổi, tổng số nam nữ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…

- Dân số được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi.

- Tháp tuổi cho biết cụ thể: giới tính, độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai.

- Mỗi tháp tuổi đều được chia thành 3 màu, mỗi màu được quy ước cho một độ tuổi nhất định. Cụ thể như sau:

+ Đáy tháp : từ 0 đến 14 tuổi

+ Thân tháp : Từ 15 đến 59 tuổi

+ Đỉnh tháp: trên 60 tuổi

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.

– Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi là số chênh giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

– Gia tăng cơ giới do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyến đến.

– Gia tăng dân số là tổng số của gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới.

– Trong nhiều thế kỉ trước, dân số tăng hết sức chậm chạp, do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.

– Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kí XIX và XX nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.

– Năm 2001, dân số thế giới đạt 6,16 ti người.

3. Sự bùng nổ dân số

- Sự gia tăng dân dân trên thế giới không đồng đều. Cụ thể , ở các nước phát triển dân số đang giảm trong khi đó các nước đang phát triển dân số tăng và có xu hướng tăng nhanh.

- Nguyên nhân: Do cuộc cách mạng khoa học kì thuật phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như lĩnh vực y tế.

- Hậu quả: Tạo nên sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội,…

- Biện pháp: Các nước đang phát triển cần có chính sách dân số hợp lí để khắc phục bùng nổ dân số.

4. Luyện tập

Câu 1. Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?

Trả lời: Tháp tuổi cho ta biết:

– Kết cấu theo độ tuổi của dân số: bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

– Kết cấu theo giới tính của dân số: bao nhiêu nam, nữ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

Câu 2: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo các châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng ?

Châu lục và khu vực

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

Dân số so với toàn thế giới (%)

1950 - 1955

1990 - 1995

1950

1995

Toàn thế giới

1,78

1,48

100,0

100,0

Châu Á

1,91

1,53

55,6

60,5

Châu Phi

2,23

2,68

8,9

12,8

Châu Âu

1,00

0,16

21,6

12,6

Bắc Mĩ

1,70

1,01

6,8

5,2

Nam Mĩ

2,65

1,70

6,6

8,4

Châu Đại Dương

2,21

1,37

0,5

0,5

Bài làm:

- Dựa vào bảng tỉ lệ ta gia tăng dân số ta thấy:

+ Giai đoạn: 1950 – 1955: Châu Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,65%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất chỉ có 1%.

+ Giai đoạn 1990 – 1995: Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,68%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất với 0,16%.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng vì châu Á có số dân đông (chiếm tới 55,6 % dân số thế giới), tỉ lệ gia tăng dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nên hằng năm số dân tăng thêm vẫn nhiều, đã làm cho tốc độ tăng dân số của châu Á nhanh hơn các châu lục khác.

Câu 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Trả lời:

– Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ  dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. 

– Nguyên nhân: do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sông được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lộ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

– Hậu quả: gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,… do có nhiều trẻ em và thanh niên.

– Phương hướng giải quyết: ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa…