Tại sao người lớn lại bị đái dầm

Câu hỏi: Chào bác sĩ. Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, chưa lập gia đình. Tôi mắc chứng bệnh đái dầm trong nhiều năm nay, mức độ của bệnh một tuần xảy ra 2 đến 3 lần nhưng cũng có khi một tháng chỉ vài lần. Mặc dù trước khi đi ngủ tôi không uống nước và có đi vệ sinh nhưng bệnh vẫn diễn ra, chỉ khi nào vào khoảng 2, 3h sáng tôi báo thức dậy đi vệ sinh thì hôm đó không sao. Tôi không tự chủ được bản thân nên rất ngại khi đi du lịch hay đến nhà bạn bè chơi qua ngày. Tôi lại sắp lập gia đình, tôi có tâm sự với bạn trai và được thông cảm, bạn trai cũng dẫn tôi đi ra tiệm mua thuốc. Tôi đang dùng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được hơn 2 tuần rồi, nhưng vẫn chưa hết hẳn, vẫn còn xảy ra một vài lần. Cũng nói qua là sức khỏe của tôi rất bình thường, không ốm hay đau gì cả. Vì công việc của tôi là nhân viên văn phòng nên rất nhẹ nhàng, ngày làm 8 tiếng nên không thể ảnh hưởng gì về sức khỏe. Thưa bác sĩ, hãy cho tôi biết tôi đang mắc bệnh đái dầm như vậy liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của tôi không ạ? Các chu kỳ kinh nguyệt của tôi cũng rất đều đặn, 28 đến 30 ngày chứ không có vấn đề gì bất thường. Tôi ăn - uống - ngủ - nghỉ rất đều đặn ạ. Mong bác sĩ tư vấn và cho tôi lời khuyên ạ. Tôi cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: BSCK II Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E

Đái dầm là một tình trạng tiểu không tự chủ trong lúc ngủ. Đái dầm thường xảy ra ở trẻ em, nguyên nhân do cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa điều khiển được khi bàng quang chứa nước tiểu.

Tuy nhiên khi trẻ lớn theo thời gian thì đái dầm sẽ tự hết. Nếu đến tuổi trưởng thành mà đái dầm vẫn còn thì đó là biểu hiện bệnh lý.

Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn:

- Do di truyền: Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh đái dầm thì khả năng con bị mắc bệnh đái dầm rất là cao [nguy cơ mắc là 77%].

- Do rối loạn hormone: Bệnh nhân đái tháo đường

- Do bàng quang nhỏ hơn bình thường nên khả năng lưu giữ nước tiểu trong bàng quang kém.

- Do nhiễm trùng đường tiểu nên bệnh nhân lúc nào cũng khó chịu muốn đi tiểu.

- Các triệu chứng rối loạn thần kinh, ngủ quá mệt không tỉnh giấc.

- Táo bón nhiều gây kích thích bàng quang

- Yếu tố tâm lý [stress]: hay lo lắng, buồn phiền, mất ngủ cũng có thể gây đái dầm

- Lạm dụng tình dục

Trường hợp của bạn, bạn cần đi khám để tìm nguyên nhân và chữa dứt điểm. Thường đây là một bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt. Bạn có sức khỏe tốt, kinh nguyệt đều, ăn uống ngủ nghỉ bình thường thì không lo bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.


BSCK II Vũ Thị Lừu

Đái dầm là hiện tượng tiểu không tự chủ khi ngủ ban đêm. Đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu người lớn, phụ nữ thường xuyên đái dầm, thì có thể đã mắc một số bệnh lý. Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề ra cách chữa bệnh đái dầm phù hợp với mỗi bệnh nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở người lớn.

Đái dầm là gì?

Đái dầm [Tiếng Anh: Enuresis] là tình trạng tiểu không tự chủ trong khi đang ngủ vào ban đêm. Hiện tượng này xảy ra nhiều ở trẻ em. Trẻ sẽ dần dần không còn tiếp tục đái dầm nữa khi đã lớn hơn.

Nguyên nhân của đái dầm ở trẻ là do khi còn nhỏ, bàng quang và các dây thần kinh chưa phát triển đầy đủ. Do đó, trong khi ngủ, một đêm trẻ có thể tiểu rất nhiều lần. Tã giấy chính là biện pháp giúp khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ.

Đái dầm là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Đái dầm sẽ mất đi khi người ta lớn hơn. Nhưng nếu đã ở độ tuổi trưởng thành, nhưng vẫn đái dầm, bạn có thể đã bị mắc một trong số các bệnh lý sau:

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.

  • Rối loạn hormone: Hormone ADH có tác dụng chống lợi tiểu. Trước khi bạn đi ngủ, hormone này sẽ được tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Ở người bị rối loạn hormone, hormone ADH tiết ra ít hơn, dẫn đến tiểu đêm, đái dầm. Chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân bị chứng đái tháo đường;
  • Yếu tố di truyền: Nếu người bệnh có cả bố và mẹ đều mắc bệnh đái dầm thì nguy cơ người bệnh bị di truyền căn bệnh này là 77%;
  • Mắc chứng rối loạn thần kinh, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ngủ sâu, không tỉnh giấc;
  • Mắc chứng táo bón, dẫn đến tình trạng bàng quang bị kích thích;
  • Do đường tiểu bị nhiễm trùng, nên bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, buồn tiểu;
  • Do bàng quang nhỏ hơn bình thường nên khả năng dung chứa nước tiểu không kéo dài trong suốt một đêm;
  • Nguyên nhân tâm lý: người bệnh thường hay buồn phiền, mất ngủ, lo lắng,…;
  • Ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt;
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng ngoại ý muốn, gây co thắt bàng quang nhiều hơn. Khi ấy, người dùng sẽ gặp phải tình trạng thường xuyên buồn tiểu. Do đó, khi ngủ, người dùng thuốc sẽ đái dầm, đái không tự chủ.
  • Lạm dụng tình dục, quan hệ tình dục quá độ.

Tuy nhiên, nếu người trưởng thành thi thoảng hoặc chỉ một đôi lần mới gặp phải tình trạng đái dầm về đêm thì bạn không cần lo lắng. Đó chỉ là chuyện không may, do cơ thể quá mệt mỏi gây ra. Nếu tình trạng đái dầm xảy ra thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, chữa bệnh.

Người lớn vẫn thường xuyên bị đái dầm là do: rối loạn hormone, viêm đường tiểu, rối loạn giấc ngủ, tâm lý căng thẳng,…

Một số phụ nữ mắc chứng đái dầm, điều cần làm là đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm. Nguyên nhân có thể là do một số cơ quan sinh sản không nằm đúng vị trí, ảnh hưởng đến bàng quang. Tuy nhiên, khi người bệnh có sức khỏe tốt, kinh nguyệt đều đặn, lối sống lành mạnh,… thì bệnh có thể dễ dàng được chữa khỏi. Trong trường hợp ấy, bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Đái dầm ở người lớn là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể khắc phục và điều trị được.

Trước khi điều trị chứng đái dầm, người bệnh cần được khám và xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng đái dầm. Từ đó, bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị thích hợp.

Một số biện pháp, phương pháp điều trị bệnh đái dầm ở người lớn là:

Một số loại thuốc Tây có thể giúp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị chứng đái dầm là:

  • Thuốc kháng sinh: Một trong số những nguyên nhân gây ra đái dầm là viêm, nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, thuốc kháng sinh sẽ giúp điều trị đường tiểu, từ đó cải thiện tình trạng đái dầm.
  • Thuốc cân bằng hormone: Nếu người bệnh bị thiếu hụt hormone ADH, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc Desmopressin Acetate, giúp tăng nồng độ hormone ADH lên. Thuốc được dùng vào buổi tối, giúp thận hạn chế sản xuất nước tiểu.
  • Thuốc kháng cholinergic: Thuốc có tác dụng làm giảm kích thích ở các cơ bàng quang. Thuốc cũng sẽ điều tiết hoạt động ở bàng quang, để bàng quang không làm việc quá mức.
  • Thuốc thu nhỏ phì đại tuyến tiền liệt: Thuốc Proscar có tác dụng ức chế men chuyển 5-Alfa, giúp tuyến tiền liệt thu nhỏ, kiểm soát nước tiểu tốt hơn, ngăn chặn đái dầm.
Người bệnh đái dầm có thể uống một số loại thuốc Tây để điều trị.

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra chứng đái dầm là do thận khí hư hàn, phế hoặc tỳ bị hư,… Do đó, cần cải thiện tình trạng thận khí hư hàn, phế hư, tỳ hư. Một số bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng cải thiện chứng đái dầm ở người lớn. Người bệnh cần đến gặp các bác sĩ Y học cổ truyền để được khám và điều trị. Bệnh nhân không nên nghe theo các bài thuốc được truyền miệng trong dân gian. Vì các bài thuốc ấy có thể sẽ không hiệu nghiệm, chưa được kiểm chứng khoa học, thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Hiện nay, trên thị trường có một số loại chế phẩm được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên, theo công thức của y học cổ truyền. Khi dùng các sản phẩm thuốc trị đái dầm ấy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trong trường hợp người bệnh bị đái dầm vì bàng quang, vùng chậu, tuyến tiền liệt gặp bệnh lý, bác sẽ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị.

Một số hướng điều trị bằng phẫu thuật là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ cơ trơn bàng quang: Nếu cơ trơn co thắt quá nhiều, bác sĩ sẽ cắt giảm bớt các cơ trơn. Điều này sẽ giúp hạn chế sản xuất nước tiểu, cải thiện chứng đái dầm.
  • Tạo hình bàng quang: Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một miếng vá của cơ ruột vào bàng quang. Cách này giúp giảm thiểu những bất ổn ở bàng quang và giúp bàng quang kiểm soát nước tiểu tốt hơn ở bệnh nhân đái dầm.
  • Phẫu thuật sửa các cơ quan vùng chậu: Ở một số phụ nữ mắc đái dầm, nguyên nhân là do các cơ quan sinh sản không nằm đúng vị trí, do đó ảnh hưởng đến bàng quang. Bác sĩ sẽ chỉnh sửa, sắp xếp lại các cơ quan, giúp bàng quang không bị kích thích, gây đái dầm.
Tùy vào những trục trặc trong cơ quan bài tiết, bác sĩ sẽ chọn hướng phẫu thuật phù hợp để điều trị đái dầm.

Nếu người bệnh có những thói quen xấu, từng có lối sống không lành mạnh, bác sĩ sẽ có chỉ định người bệnh tự chăm sóc, điều trị tại nhà.

Một số biện pháp điều trị tại nhà, một vài thói quen sống lành mạnh giúp cải thiện chứng đái dầm:

  • Uống nước đầy đủ hàng ngày, không uống quá nhiều nước;
  • Ăn uống đầy đủ chất
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tắm gội hàng ngày;
  • Tránh mang tâm lý lo âu, buồn phiền. Hãy giữ thái độ sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan;
  • Chủ động đi tiểu trước giờ đi ngủ;
  • Sinh hoạt tình dục điều độ;
  • Không tự ý dùng thuốc Tây;
  • Đi bộ, tập thể dục hàng ngày. Tập luyện thể dục đúng cách và vừa phải;
  • Không làm việc quá sức. Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị, lời khuyên,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Video liên quan

Chủ Đề