Tại sao nói không có phương pháp và kĩ thuật dạy học nào là vạn năng

1. Định nghĩa phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của việc dạy học.

Có ba bình diện cần xem xét trong phương pháp dạy học, bao gồm: quan điểm, phương pháp dạy cụ thể và kỹ thuật dạy học.

Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý làm gia tăng sự tương tác hai chiều trong giờ học

1.1 Quan điểm về phương pháp dạy học

Được hiểu là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp, mà ở đó có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: nguyên tắc dạy học; cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học; môi trường và điều kiện dạy học; định hướng cụ thể về vai trò của giáo viên, học sinh khi tham gia vào quá trình dạy học.

Quan điểm dạy học bao gồm các định hướng có tính chiến lược và nó chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học.

1.2 Phương pháp dạy học cụ thể

Có rất nhiều phương pháp dạy học như phương pháp thảo luận, nghiên cứu, trò chơi hay xử lý tình huống, đóng vai, học nhóm, Ở đây, phương pháp dạy học sẽ được hiểu là những hành động, cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của việc dạy học, ở trong những điều kiện dạy học nhất định.

Phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của việc học tập

1.3 Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học bao gồm các phương pháp, cách thức hành động của giáo viên ở từng tình huống cụ thể, nhằm thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Một số kỹ thuật dạy học cho giáo viên gồm: kỹ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, kỹ thuật hỏi chuyên gia, phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép hay hoàn thành một nhiệm vụ,

1.4 Lưu ý

  • Với mỗi một quan điểm dạy học sẽ có phương pháp dạy học phù hợp. Và với mỗi phương pháp dạy học cụ thể cũng có các kỹ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên, đôi khi cũng có ngoại lệ.
  • Việc phân biệt phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ: động não, ở một số trường hợp được xem là phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học.
  • các phương pháp dạy học chung cho nhiều môn học. Tuy nhiên cũng có phương pháp đặc thù cho các môn học riêng hoặc một nhóm các môn học.
  • Một phương pháp dạy học hay kỹ thuật môn học sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

Có phương pháp dạy học chung cho nhiều môn học nhưng cũng có phương pháp đặc thù cho từng môn

Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học
PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học [PPDH] phù hợp và có hiệu quả? Các nhà lí luận dạy học, các nhà giáo học pháp bộ môn thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị riêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các PPDH…Lời khuyên này không sai nhưng gần như không có tác dụng thao tác hoá; giá trị giúp đỡ đối với giáo viên quá ít nếu như không chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH. Đặc biệt trong bối cảnh đang có sự đấu tranh [lúc công khai, lúc ngấm ngầm] giữa xu hướng muốn giữ nguyên trạng thái dạy học truyền thụ một chiều hiện hành, với xu hướng chủ trương đổi mới thì lời khuyên chung chung ở trên là một vị thuốc an thần, an ủi những người giữ nguyên lối dạy học cổ truyền. Như vậy, cần phải góp phần trả lời câu hỏi: Việc lựa chọn PPDH được tiến hành một cách tuỳ tiện, bất kì, hay bị rằng buộc bởi những tiêu chuẩn khoa học nào?

Câu trả lời cần được tìm kiếm ở các mối quan hệ của PPDH [hiểu theo cả 3 tầng nghĩa của nó] với các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học; với nội dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh; năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điều kiện giảng dạy và học tập.

Dưới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:


Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.

1.Kĩ thuật "Các mảnh ghép"

Thế nào là kĩ thuật "Các mảnh ghép"?

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp [có nhiều chủ đề]

- Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác [Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2].

Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"

VÒNG 1: Nhóm chuyên gia

Kỹ thuật "Các mảnh ghép"

VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép

Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật "Các mảnh ghép"

- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 [chuyên gia] cùng nghiên cứu một chủ đề.

- Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n [nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn].

- Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới [mảnh ghép] theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.

- Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.

Ví dụ:Bài học tiếng Việt

- Vòng 1

Chủ đề A: Thế nào là câu đơn? Nêu ví dụ minh họa và phân tích .[màu đỏ]

Chủ đề B: Thế nào là câu ghép? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . [màu xanh]

Chủ đề C: Thế nào là câu phức? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . [màu vàng]

Lớp có 45 học sinh, có 12 bàn học.

Giáo viên có thể chia thành 6 nhóm: mỗi nhóm gồm học sinh 2 bàn ghép lại [mỗi nhóm có 7 hoặc 8 học sinh]. Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ đề A, nhóm 3,4 nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ đề C.

Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đến 15. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm

- Vòng 2

Giáo viên thông báo chia thành 12 nhóm mới: mỗi nhóm 1 bàn [mỗi nhóm có từ 3 đến 6 học sinh]: nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2; nhóm 2 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4; nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 5; nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6; … nhóm 12 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 14,15. Giáo viên thông báo thời gian làm việc nhóm mới

Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1.

Giao nhiệm vụ mới: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích ví dụ minh hoạ.

2.Kĩ thuật "Khăn trải bàn"

Thế nào là kĩ thuật "Khăn trải bàn"?

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn"

Kĩ thuật "Khăn trải bàn"

- Hoạt động theo nhóm [4 người / nhóm] [có thể nhiều người hơn]

- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

- Tập trung vào câu hỏi [hoặc chủ đề,...]

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn [về chủ đề...]. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn [giấy A0]

Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật "Khăn trải bàn"

- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.

- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn

- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.

3. Kĩ thuật "Động não"

Thế nào là kĩ thuật "Động não"?

Động não [công não] là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng [nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng]. Kỹ thuật động não do Alex Osborn [Mỹ] phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.

Quy tắc của động não

Các b­ước tiến hành

  1. Ngư­ời điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;

  2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;

  3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến;

  4. Đánh giá:

Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng

- Có thể ứng dụng trực tiếp;

- Có thể ứng dụng như­ng cần nghiên cứu thêm;

- Không có khả năng ứng dụng.

Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn

Rút ra kết luận hành động.

Ứng dụng khi nào?

Ưu điểm

Nhược điểm

Chú ý:Kĩ thuật trên có thể biến đổi để trở thành kĩ thuật "Động não viết":những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm; tạo sự yên tĩnh trong lớp học; động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng; các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt; những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ.

Tuy nhiên, nhược điểm là có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề; do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.

3. Kĩ thuật "Ổ bi"

Thế nào là kĩ thuật "Ổ bi"?

Kĩ thuật "Ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.

Cách thực hiện

4. Kĩ thuật "Bể cá"

Thế nào là kĩ thuật "Bể cá"?

Kĩ thuật "Bể cá" là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

Bảng câu hỏi dành cho những người quan sát

5. Kĩ thuật "Tia chớp"

Thế nào là kĩ thuật "Tia chớp"?

Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng [nhanh như chớp!] ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.

Quy tắc thực hiện

6. Kĩ thuật "XYZ"

Thế nào là kĩ thuật "XYZ"?

Kĩ thuật "XYZ" là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.

Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:

7. Kĩ thuật "Lược đồ tư duy"

Thế nào là kĩ thuật "Lược đồ tư duy"?

Lược đồ tư duy [còn được gọi là bản đồ khái niệm] là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.

Cách làm

Ứng dụng

Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:

Lược đồ tư duy câu chuyện "Ba chú heo con"

Ưu điểm

8. Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi"

Thế nào là kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi"?

Chia sẻ nhóm đôi [Think, Pair, Share] là một kỹ thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981. Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề.

Dụng cụ

Hoạt động này phát triển kỹ năng nghe và nói nên không cần thiết sử dụng các dụng cụ hỗ trợ.

Mỗi nhóm 2 bạn trao đổi

Thực hiện

Lưu ý

Ưu điểm

Thời gian suy nghĩ cho phép học sinh phát triển câu trả lời, có thời gian suy nghĩ tốt, học sinh sẽ phát triển được những câu trả lời tốt, biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng nhóm.

Hạn chế:

Học sinh dễ dàng trao đổi những nội dung không liên quan đến bài học do giáo viên không thể bao quát hết hoạt động của cả lớp.

9. Kĩ thuậtKipling

Rudyard Kipling [1865 – 1936] là nhà thơ, nhà văn Anh nổi tiếng, tác giả quyển sách “Cậu bé rừng xanh” và rất nhiều bài thơ hay. Ông từng viết 4 câu thơ:

"I have six honest serving men

They taught me all I knew

I call them What and Where and When

And How and Why and Who"

Rudyard Kipling [1865 – 1936]

Kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới, hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển.

Dụng cụ

Giấy bút cho người tham gia.

Thực hiện

Các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.

Ví dụ:

Lưu ý

Ưu điểm

Hạn chế

10. Kĩ thuật KWL

Thế nào là kĩ thuật KWL?

KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. [Trích từ Ogle, D.M. [1986]. K-W-L: A teaching model that develops active reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570].

Donna Ogle

Mục đích sử dụng biểu đồ KWL

Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:

Sử dụng biểu đồ KWL như thế nào?

- Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích

- Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau.

Dạng bảng KWL

- Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.

Một số lưu ý tại cột K

Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em: "Hãy nói những gì các em đã biết về..."

Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.

Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.

Một số lưu ý tại cột W

Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em: "Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?" Đôi khi học sinh trả lời đơn giản "không biết", vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau:

"Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?"

Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi: "Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?"

Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.

Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W.

Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.

Một số lưu ý tại cột L

Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao.

Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời. [Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh]

Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L

Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.

Bảng KWL bài "Trọng lực"

[Câu hỏi của học sinh về Newton ở cột W không có câu trả lời trong bài đọc, học sinh sẽ được khuyến khích tìm kiếm câu trả lời từ các tài nguyên khác].

Tổng hợp từ nhiều nguồn:

- Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT - dự án phát triển GDTHPT.

- "Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông", Dự án PTGD THPT, Hà Nội, 2006.

Theo Bigscool

SỰ KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 30-07-2018

SỰ KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY

ThS Vũ Văn Nam

1. Thế nào là dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp:

Dạy bằng sự đa da dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ học giờ dạy học, một buổi dạy học hay trong suất quá trình thực hiện môn học, để đạt được hiệu quả cao. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp ta có thể khái quát chung được thông qua các vấn đề sau đây:

Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học : Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình, minh họa, quan sát, nghiên cứu & luyện tập.

Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học: Kết hợp luân phiên các phương pháp hiện đại [giáo án điện tử], lời nói của giảng viên, mô hình thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trong việc trình bày nội dung của bài giảng. Một điều cần phải chú ý là sử dụng các phương tiện dạy học một cách tối ưu, đòi hỏi người giảng viên phải biết cách lựa chọn những phương tiện thích hợp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học. Đi đôi với việc sử dụng các phương tiện dạy ta cũng phải cân nhắc lựa chọn cẩn thận, không nên tập trung quá nhiều hay quá lạm dụng các phương tiện hiện đại vào bài giảng thì có khả năng dẫn đến tác hại làm cho giờ học kém hiệu quả. Bởi vì sinh viên, học viên chỉ chú trọng đến hình thức học quên đi nội dung của bài học.

Sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học : Vừa học bài mới- ôn tập bài cũ, minh họa các ví dụ mang tính thực tiễn, chỉ cho sinh viên, học viên cách học từng môn học, thảo luận, đi thực tế tham quan, viết bài thu hoạch. Hiện nay đa số các trường Đại học đang thúc đẩy tính tự nghiên cứu của sinh viên, học viên [bằng cách gợi ý cho sinh viên, học viên về đọc sách trước rồi tóm tắt nội dung mà sinh viên đã thu thập được trong quá trình đọc, tiết sau giảng viên mới tiến hành mô phỏng lại nội dung bài mà sinh viên, học viên đã đọc, xem kết quả mà sinh viên, học viên thu thập được có giống với kết quả mà giảng viên mô phỏng hay không. Hình thức này tạo cho sinh viên, học viên có nhiều những vấn đề để thảo luận.Vấn đề này có hiệu quả cao khi các sinh viên, học viên thực hiện theo kiểu học nhóm]

Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể: Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy được tác dụng cao nhất khi nó được sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng học cụ thể. Sau đây là một số mục tiêu để lựa chọn phương pháp dạy học:

- Mục đích của môn học

- Đặc trưng của môn học

- Nội dung dạy học

- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ của người học

- Điều kiện cơ sở vật chất [phòng học, trang thiết bị học và dạy học]

- Thời gian cho phép và thời điểm dạy học

- Trình độ và năng lực của giảng viên

- Ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp

2. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp:

Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể phát huy được những mặt mạnh và mặt yếu của mỗi phương pháp: Mỗi chúng ta đều biết rằng mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, không có phương pháp nào là tối ưu. Sinh viên, học viên sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi giảng viên lựa chọn đúng phương pháp dạy học thích hợp cho đúng đối tượng và phù hợp với tiến trình của bài giảng.

Mỗi khi thay đổi phương pháp dạy học đã làm thay đổi cách thức hoạt động tư duy của sinh viên, học viên thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho sinh viên, hoc viên đỡ mệt mỏi và có thể tiếp thu bài tốt hơn

Mỗi sinh viên, học viên thích ứng với những phương pháp dạy học khác nhau. Sử dụng đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa các phương pháp dạy của giảng viên với phương pháp học của sinh viên và học viên, tạo sự tương tác tốt giữa thầy và trò.

Mỗi lần thay đổi phương pháp dạy học là một lần giảng viên tạo ra cái mới, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán của tiết học. Nhờ đó tiết học sẽ sinh động hơn, hấp dẫn, sinh viên và học viên hứng thú và có nhiều cơ hội tiếp thu bài học tốt hơn.

3. Kết luận :

Để đề tài này thực sự có hiệu quả trên thực tế, một mặt giảng viên phải tự học hỏi trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn, các phương pháp dạy mới, phương pháp dạy học theo phương châm lấy sinh viên làm trung tâm, mặt khác các trường cần đầu tư những trang thiết bị dạy học cho phù hợp [phòng học thiết kế kê bàn ghế dễ thay đổi được vị trí, máy vi tính, máy projector hoặc máy in, đèn overhead, phim trong, bút lông dầu, có đủ giáo trình, nên tăng số lượng đầu sách tham khảo ở thư viện để phục vụ cho mỗi môn học…], cần tạo qũy thời gian và kinh phí để bồi dưỡng giảng viên biên soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo các thiết bị giảng dạy hiện có trong trường, trường có thể tạo điều dành riêng một phòng có trang bị các thiết bị cần thiết để giảng viên có phương tiện để nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy.

Đề cương ôn tập và hướng dẫn thi học phần “Lí luận dạy học đại học”

Advertisement
Tài liệu tương tự
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA LUẬT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT [LƯU HÀNH NỘI BỘ] CẦN THƠ 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Microsoft Word - PHAPLUATDAICUONG[1].doc

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

1

SAÙNG KIEÁN KINH NGHIỆM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÔNG TIN CHUNG VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM GIỚI THIỆU CHUNG Với mục tiêu đa dạng hóa phương th

Chuyên đề

Luan an ghi dia.doc

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n

-

Microsoft Word - on-tap-phan-lam-van.docx

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Phụ lục II

BM01.QT02/ĐNT-ĐT TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc 1. Thông tin

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA DU LỊCH T CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2018 KẾ HOẠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGOẠI NGỮ Ngành đào tạo: Sư phạm Anh văn Trình độ đào tạo: Đại học Chương trình đào tạo: Sư phạm

Soạn văn bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Chương trình dịch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO [Ban hành theo Quyết

PowerPoint Presentation

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

TRƯỜNG ĐH GTVT TPHCM

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu [3,0 điểm] KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài:

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA Y DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THÔNG BÁO CÔNG KHAI CAM KẾT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH DƯỢC HỌC,

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

Microsoft Word - 03-GD-HO THI THU HO[18-24]

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được cô

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 [Lý thuyết: 02 bài tập: 0] 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Microsoft Word - 08_DCCT_SOIM420818_CongTrinhTrenNenDatYeu_R6

Microsoft Word - CTDT Bien phien dich Tieng Nhat.doc

Slide 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH

Đánh giá kết quả học tập ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP [CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ SỰ TIẾN BỘ] Giới thiệu tóm tắt Đánh giá kết quả học tập là một quá trình ghi

Microsoft Word - TT_ doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Lê Thanh Thảo HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUN

Microsoft Word - DC NVNHTM I.doc

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl[SO4]2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KỶ YẾU HỘI NGHỊ ĐỔI MỚI PPGD VÀ TÌM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH NHA TRANG 14/06/2013

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

THƯ MỤC SÁCH ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Thư viện Trường THPT Lê Quý Đôn 1

Nội dung Khái quát về Kumon...p3 Giáo trình Kumon...p4 Giáo viên Kumon...p5 Các bước trong lớp học...p6 Chương trình Toán Kumon...p8 Chương trình Tiến

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Khoa: Kinh tế Bộ môn: Quản trị Du lịch 1. Thông tin về học phần: ĐỀ CƢƠNG HỌC PHẦN Tên học phần: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÃNG LỮ

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại [Phần I] Bảo Vũ [ABC Radio] Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN DƯỚI DẤU CĂN Ở ĐẠI SỐ LỚP 1O

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ [ ] Chuyên ngành: Lịch sử V

MÔN SINH HỌC 11 GV. Phạm Hữu Nghĩa GIÁO ÁN BÀI 24: ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động. - P

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN [Dùng cho sinh viên khóa 63] Sinh viên : Mã sinh viên :..

Microsoft Word - Chuong trinh DT Da cap nhat Ma moi 6.doc

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: FIN306 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 18

Chương 4 Ước lượng tham số Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán Lý thuyết mẫu Phương pháp mẫu Cách trình bày mẫu Các đặc trưng mẫu Tính các đ

[Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc]

BÀI 7: CÁCH CHỮA CÂU SAI Câu sai thường gặp là câu sai về cấu trúc. Những loại câu sai khác ít gặp hơn, đó là câu sai về logic, về quy chiếu, về phong

Mẫu trình bày chương trình đào tạo theo tín chỉ

tang cuong nang luc day hoc THCS

MỞ ĐẦU

Giáo trình thực hành nghiệp vụ lễ tân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: K

8/22/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Nội dung lý thuyết Phần 1 Nhập môn và các kỹ năng Bài 1 Giới thiệ

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

MỞ ĐẦU

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

[Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc]

KT02031_NguyenXuanThanhK2-KT.doc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ 3 NĂM HỌC Môn: Ngữ Văn lớp 12 [Thời gian làm bà

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: BAF307 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 16

Microsoft Word - decuongontap_hk1_su10_huyen.doc

Nghị luận về sách

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Ũ HỊ THÚY NGÂN VẬN D NG D Y HỌC GIẢI QUYẾT VẤN Ề HƢƠN ÂN ẰNG VÀ CHUYỂN NG CỦA VẬT RẮN B Ƣ ƢƠ CÂN Ơ VINH, M 2012

Advertisement
Bản ghi:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN THI HỌC PHẦN LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC I. THÔNG TIN ĐỀ THI - Đề thi gồm 2 câu: tự luận. - Thời gian thi: 90 phút [không kể thời gian phát đề]. - Học viên được sử dụng tài liệu. II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Câu 1 [4 điểm]: Anh/Chị hãy phân tích những nét khái quát giáo dục đại học Việt Nam về trình độ, cơ sở đào tạo; mô hình giáo dục đại học, loại hình trường đại học; mục tiêu, chức năng và cơ cấu tổ chức trường cao đẳng/đại học. Câu 2 [4 điểm]: Anh/Chị hãy phân tích khái niệm, phương thức đào tạo, chương trình đào tạo và quy trình đào tạo ở trường cao đẳng/đại học để định hướng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Câu 3 [4 điểm]: Anh/Chị hãy trình bày khái quát quá trình dạy học đại học; phân tích các quy luật cơ bản, mục tiêu, lôgic và động lực của quá trình dạy học đại học. Câu 4 [4 điểm]: Trong quá trình dạy học, để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo cao đẳng, đại học, giảng viên và sinh viên cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Hãy phân tích và cho ví dụ chứng minh. Câu 5 [4 điểm]: Anh/Chị hãy phân tích những chuẩn kiến thức, kĩ năng của thế kỉ XXI, mục tiêu giáo dục theo quan điểm của UNESCO, khả năng lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực của sinh viên qua tháp học [learning pyramid]. Câu 6 [5 điểm]: 1. Anh/Chị hãy phân tích, so sánh, chỉ ra mối tương quan giữa khái niệm quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học. 2. Hãy trình bày 3 kĩ thuật dạy học mà Anh/Chị tâm đắc nhất. Vận dụng 3 kĩ thuật dạy học này vào nội dung của học phần mà Anh/Chị đang hoặc sẽ dạy ở trường cao đẳng/đại học. Câu 7 [4 điểm]: Phương pháp dạy học đại học là gì? Có bao nhiêu cách phân loại phương pháp dạy học đại học? Có bao nhiêu nhóm phương pháp dạy học đang được chấp nhận và TS. Tống Xuân Tám - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - 0982 399 008 - Trang 1

sử dụng ở các trường cao đẳng, đại học Việt Nam? Mỗi nhóm có những phương pháp dạy học nào? Câu 8 [4 điểm]: Nhóm phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ là gì? Có ưu và nhược điểm nào? Những phương pháp dạy học cụ thể nào trong nhóm này? Câu 9 [5 điểm]: 1. Phương pháp diễn giảng [diễn giải - thuyết giảng] là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và 2. Để sử dụng phương pháp diễn giảng đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất và xây dựng kịch bản sử dụng phương pháp dạy học này. Câu 10 [5 điểm]: 1. Phương pháp vấn đáp [hỏi đáp] là gì? Anh/Chị hãy phân tích mục đích, ưu và 2. Để sử dụng phương pháp vấn đáp đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất các biện pháp khắc phục 3. Có bao nhiêu dạng câu hỏi vấn đáp? Những yêu cầu nào cần tuân thủ khi xây dựng một câu hỏi vấn đáp? 4. Anh/Chị hãy chọn một nội dung đang hoặc sẽ dạy ở trường cao đẳng/đại học và xây dựng hệ thống câu hỏi để hình thành kiến thức mới cho sinh viên. Câu 11 [5 điểm]: 1. Phương pháp thảo luận nhóm là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu, nhược điểm và quy trình thực hiện phương pháp dạy học này. 2. Để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất và đặt ra những vấn đề, bài tập nhận thức, tình huống để tổ chức cho sinh viên cùng nhau thảo luận trong nhóm tìm lời giải đáp. Câu 12 [5 điểm]: 1. Phương pháp sử dụng tài liệu và internet là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và 2. Thực trạng tự đọc tài liệu và sử dụng internet của sinh viên hiện nay như thế nào? Làm thế nào để sinh viên yêu thích, biết cách đọc tài liệu và tra cứu internet? TS. Tống Xuân Tám - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - 0982 399 008 - Trang 2

3. Anh/Chị hãy chọn một nội dung/một bài/một chương thuộc chuyên môn giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên tự đọc tài liệu và tra cứu internet để chiếm lĩnh kiến thức mới. Câu 13 [5 điểm]: 1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và 2. Những loại tình huống có vấn đề nào mà giảng viên cần khai thác sử dụng? Biện pháp nào của giảng viên để sinh viên giải quyết được những tình huống có vấn đề? và tạo ra tình huống có vấn đề và mâu thuẫn, đưa sinh viên vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi khám phá. Câu 14 [4 điểm]: Nhóm phương pháp dạy học trực quan là gì? Có ưu và nhược điểm nào? Những phương pháp dạy học cụ thể nào trong nhóm này? Câu 15 [5 điểm]: 1. Phương pháp minh họa là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học này. 2. Để sử dụng phương pháp minh họa đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất các biện pháp khắc phục và trình bày ý tưởng sử dụng phương pháp minh họa giúp sinh viên hiểu rõ những vấn đề phức tạp, trừu tượng trong bài học. Câu 16 [5 điểm]: 1. Phương pháp trình diễn thí nghiệm là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và 2. Để sử dụng phương pháp trình diễn thí nghiệm đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất và trình bày ý tưởng sử dụng phương pháp trình diễn thí nghiệm để hình thành kiến thức mới cho sinh viên. Câu 17 [5 điểm]: 1. Phương pháp quan sát thực tế là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và 2. Để sử dụng phương pháp quan sát thực tế đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất TS. Tống Xuân Tám - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - 0982 399 008 - Trang 3

và trình bày ý tưởng sử dụng phương pháp quan sát thực tế để hình thành kiến thức mới cho sinh viên. Câu 18 [5 điểm]: 1. Phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học này. 2. Để phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất các biện pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học này. và trình bày ý tưởng thiết kế một bài giảng điện tử sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại để hình thành kiến thức mới cho sinh viên. Câu 19 [4 điểm]: Nhóm phương pháp dạy học thực hành, thí nghiệm là gì? Có ưu và nhược điểm nào? Những phương pháp dạy học cụ thể nào trong nhóm này? Câu 20 [5 điểm]: 1. Phương pháp làm bài tập là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học này. 2. Để sử dụng phương pháp làm bài tập đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất và soạn hệ thống bài tập giao cho sinh viên làm để hiểu và vận dụng được lí thuyết. Câu 21 [5 điểm]: 1. Phương pháp hướng dẫn làm thí nghiệm khoa học là gì? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và 2. Để sử dụng phương pháp hướng dẫn làm thí nghiệm khoa học đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất các biện pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học này. 3. Anh/Chị hãy chọn một bài thực hành, thí nghiệm đang hoặc sẽ dạy ở trường cao đẳng/đại học và xây dựng toàn bộ kế hoạch hướng dẫn sinh viên làm thực hành, thí nghiệm khoa học. Câu 22 [5 điểm]: 1. Phương pháp thực hành tạo sản phẩm là gì? Thực hành tạo ra những loại sản phẩm nào? Anh/Chị hãy phân tích những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học này. TS. Tống Xuân Tám - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - 0982 399 008 - Trang 4

2. Để sử dụng phương pháp thực hành tạo sản phẩm đạt hiệu quả cao, Anh/Chị hãy đề xuất các biện pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học này. và xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hành tạo sản phẩm cho sinh viên. Câu 23 [5 điểm]: 1. Phương pháp trò chơi là gì? Có những loại trò chơi nào được sử dụng trong dạy học đại học? Anh/Chị hãy phân tích những ưu, nhược điểm và đề xuất 2. Để sử dụng phương pháp trò chơi đạt hiệu quả cao, Anh/Chị cần tuân thủ những nguyên tắc nào khi thiết kế trò chơi?, xây dựng ý tưởng và thiết kế một trò chơi nhằm đạt các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho sinh viên. Câu 24 [4 điểm]: Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là gì? Có ưu và nhược điểm nào? Những phương pháp dạy học cụ thể nào trong nhóm này? Câu 25 [4 điểm]: 1. Tại sao nói: Không có phương pháp và kĩ thuật dạy học nào là vạn năng? Anh/Chị hãy cho ví dụ để chứng minh điều đó. 2. Việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao? 3. Anh/Chị hãy phân tích những xu hướng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học ở các trường cao đẳng, đại học trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, Anh/Chị có những định hướng nào cho việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học trong các học phần mà Anh/Chị đang hoặc sẽ giảng dạy ở trường cao đẳng/đại học? Câu 26 [6 điểm]: Anh/Chị hãy soạn giáo án dạy một bài hoặc một nội dung trong một tiết 50 phút theo hình thức đào tạo học chế tín chỉ bằng cách vận dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển các mức độ tư duy bậc cao, rèn luyện các phẩm chất, đạo đức và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Câu 27 [6 điểm]: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm hình thức tổ chức dạy học và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học đại học để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trường cao đẳng/đại học. Chúc tất cả các Anh/Chị học viên thi đạt kết quả cao! TS. Tống Xuân Tám - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - 0982 399 008 - Trang 5

2022 © DocPlayer.vn Chính sách bảo mật|Điều khoản dịch vụ|Phản hồi

Video liên quan

Chủ Đề